Đưa dịch vụ trung gian thanh toán vào diện phòng, chống rửa tiền
Ngân hàng Nhà nước đưa tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán vào nhóm có liên quan đến phòng, chống rửa tiền trong quy định.
Tính đến ngày 26/8/2019, Việt Nam đã cấp phép cho 31 tổ chức hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền.
Một nội dung của dự thảo là sửa đổi Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 116, về các tổ chức, cá nhân khác liên quan đến phòng, chống rửa tiền, trong đó bao gồm tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, theo quy định tại Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 /11/ 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là đối tượng báo cáo theo quy định tại khoản 3,4, 5 Điều 4 Luật phòng, chống rửa tiền.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11/12/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán, các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về phòng, chống rửa tiền.
Video đang HOT
Theo khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính ( FATF): “Nếu các quốc gia thông qua những đợt đánh giá rủi ro của họ xác định có các loại hình tổ chức, các hoạt động, ngành nghề kinh doanh hoặc ngành nghề nào mà có rủi ro bị lạm dụng để rửa tiền, tài trợ khủng bố và loại hình đó không nằm trong định nghĩa về định chế tài chính hoặc định chế, ngành nghề phi tài chính chỉ định (DNFBPs), thì quốc gia đó cần phải cân nhắc áp dụng các yêu cầu phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố cho loại hình như vậy”.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, Nghị định 116 chưa quy định đối tượng áp dụng đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và thông qua kết quả đánh giá rủi ro quốc gia cho thấy: Trong bối cảnh công nghệ thông tin ngày càng phát triển, các dịch vụ tài chính, tiền tệ ngân hàng có nhiều thay đổi so với các dịch vụ truyền thống trước đây, căn cứ vào quy định của pháp luật và qua đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền và tài trợ khủng bố của Việt Nam đã xác định các tổ chức chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị lạm dụng để thực hiện hành vi rửa tiền, tài trợ khủng bố.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước có hướng quy định các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải áp dụng các biện pháp phòng, chống rửa tiền như đối với các đối tượng báo cáo là các tổ chức tài chính quy định tại Khoản 3, Điều 4 Luật Phòng, chống rửa tiền.
Tính đến ngày 26/8/2019, Việt Nam đã cấp phép cho 31 tổ chức hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng. Tổ chức được cấp phép gần nhất là Công ty cổ phần Công nghệ FINVIET vào ngày 23/8 vừa qua.
Thanh Bình
Theo bizlive
TP. HCM phòng chống rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản
TP. HCM là địa phương đầu tiên cụ thể hoá chỉ đạo của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị, doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản thực hiện phòng chống rửa tiền.
Sở Xây dựng TP. HCM yêu cầu các doanh nghiệp rà soát, cập nhật quy định nội bộ về phòng chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố
Sở Xây dựng TP. HCM vừa có văn bản gửi các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản, các sàn giao dịch và môi giới bất động sản trên địa bàn về việc thực hiện công tác phòng chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Sở yêu cầu các doanh nghiệp rà soát, cập nhật quy định nội bộ về phòng chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố nếu đã ban hành hoặc gửi quy định ban hành mới hoặc bản cập nhật về Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) và Cục Phòng chống rửa tiền (Ngân hàng Nhà nước) trước ngày 15/9/2019 để thống kê, theo dõi, phục vụ công tác thanh tra, giám sát.
Sở Xây dựng cũng yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện các quy định về nhận biết khách hàng, cập nhật thông tin khách hàng, rà soát các giao dịch, khách hàng, áp dụng biện pháp tăng cường đối với khách hàng có rủi ro cao, phân công cán bộ thực hiện phòng, chống rửa tiền.
Đồng thời, các doanh nghiệp cần lập và gửi báo cáo các giao dịch đáng ngờ, báo cáo các giao dịch tiền mặt có giá trị lớn từ 300 triệu đồng trở lên về Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản và Cục Phòng chống rửa tiền theo đúng quy định của pháp luật phòng chống rửa tiền.
Các doanh nghiệp thực hiện đánh giá rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố tại chính tổ chức minh về các giao dịch bất động sản. Kết quả đánh giá rủi ro của đơn vị gửi về Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản và Cục Phòng chống rửa tiền trước ngàu 15/9/2019 để thống kê, theo dõi, phục vụ công tác thanh tra, giám sát.
Doanh nghiệp liên hệ với Cục Phòng chống rửa tiền để có thông tin và hướng dẫn về các danh sách đen, danh sách cảnh báo, danh sách cá nhân có ảnh hưởng chính trị theo quy định của pháp luật.
Đối với Thanh tra Sở Xây dựng, Sở Xây dựng yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản, môi giới, sàn giao dịch trên địa bàn thành phố và có báo cáo tổng hợp gửi về Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản trước ngày 15/9/2019.
Trước đó, Bộ Xây dựng cũng đã có văn bản đề nghị sở xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị, doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản thực hiện báo cáo theo quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản.
Bộ Xây dựng yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản, môi giới và các sàn giao dịch phải thực hiện các quy định về nhận biết, cập nhật thông tin khách hàng, rà soát các giao dịch. Các doanh nghiệp phải ban hành và thực hiện quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật; rà soát, cập nhật quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, quy định này sẽ rất khó thực hiện do các giao dịch mua bán, chuyển nhượng bất động sản rất khó kiểm tra, xác định nguồn gốc của tiền. Để phát hiện ra hành vi rửa tiền trong các giao dịch bất động sản không hề đơn giản bởi các giao dịch mua bán ở Việt Nam vẫn chủ yếu dùng tiền mặt, chưa bắt buộc giao dịch phải thông qua ngân hàng
Theo theleader.vn
Mua bán nhà đất từ 300 triệu tiền mặt phải báo cáo: Có kiểm soát được "tiền bẩn"? Trước quy định phải báo cáo các giao dịch đáng ngờ, dùng tiền mặt từ 300 triệu đồng trở lên, đánh giá rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố về các giao dịch bất động sản của Bộ Xây dựng... nhiều ý kiến từ phía DN lo ngại quy định phát sinh thêm thủ tục hành chính và khó thực hiện Bộ...