Đưa đèn đỏ xuống đất vì người dùng dán mắt vào smartphone
Chính quyền bang New South Wales sẽ thử nghiệm lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu xuống dưới mặt đất từ tháng 12 tới tại các điểm sang đường chính ở Sydney.
Đối với người đi bộ tại Australia, thật khó để họ đưa mắt lên quan sát tín hiệu giao thông khi đang dán mắt vào Facebook, Instagram khi băng qua đường cao tốc 4 làn xe.
Đó là lý do chính quyền bang New South Wales muốn thử nghiệm hạ thấp hệ thống đèn báo giao thông tại các điểm sang đường chính tại Sydney, Australia từ tháng 12 tới.
Nhiều vụ tai nạn tại Australia xảy ra do người dùng mải sử dụng điện thoại khi qua đường. Ảnh: Getty Images.
Chán ngán với cảnh người đi đường không thể rời mắt khỏi màn hình điện thoại, chính quyền Australia cố gắng tìm cách hạn chế nguy hiểm đến với họ. Thử nghiệm này sẽ kéo dài trong 6 tháng với chi phí khoảng 250.000 USD.
Video đang HOT
“Người đi bộ gần như không được bảo vệ trong các vụ tai nạn đường bộ. Do đó, khả năng bị tổn thương của họ cao hơn. Chúng ta cần tạo ra hệ thống đường bộ đảm bảo an toàn cho họ”, Giám đốc trung tâm điều hành an toàn giao thông Bernard Carlon chia sẻ với Mashable.
Địa điểm cụ thể để thử nghiệm hệ thống tín hiệu giao thông dưới mặt đất chưa được công bố. Tuy nhiên, chính quyền bang kỳ vọng sẽ đặt tại 5 điểm thuộc quận trung tâm thương mại Sydney.
Trong năm 2015, 61 người đi đường bị chết vì các vụ tai nạn giao thông tại Australia, tăng 49% so với năm 2014. “Hệ thống đèn này nhằm giúp người vừa đi đường vừa sử dụng smartphone dễ chú ý hơn so với trước kia”, Carlos cho hay. “Chúng sẽ đóng vai trò là một lớp cảnh báo thứ 2, cùng với hệ thống đèn và tín hiệu trước kia”.
Hồi tháng 4, một hệ thống đèn giao thông tương tự được lắp đặt tại Augsburg (Đức). Mục đích của nó là cảnh báo những “zombie” sử dụng smartphone ngừng đi bộ trên đường ray xe lửa.
Đức Nam
Theo Zing
Đèn báo hiệu chống dán mắt vào smartphone khi đi bộ ở Đức
Một thành phố ở Đức đã có giải pháp nhằm giảm số người thiệt mạng do vừa đi bộ vừa dán mắt vào điện thoại.
Nhiều cuộc thử nghiệm đã cho thấy người đi bộ sẽ chệch hướng khi họ sử dụng điện thoại. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự gia tăng số người bị chết và bị thương khi đi bộ có liên quan đến việc họ không chú tâm khi dán mắt vào điện thoại.
Để đối phó với thực trạng này, các nhà khoa học tại thành phố Ausgburg (Đức) đã có giải pháp khá lạ. Họ lắp đặt các đèn nhấp nháy màu đỏ trên các vỉa hè tại các nút giao thông. Những đèn báo hiệu này sẽ cảnh báo người đi đường khi họ sắp bước qua. Các nhà khoa học hy vọng những "kẻ nghiện nhắn tin" sẽ chú ý đến "đèn giao thông cá nhân" và kịp dừng điện thoại để quan sát trước khi bước qua đường.
Loạt đèn màu đỏ nhấp nháy dưới vỉa hè ở Đức giúp người đang mải mê với smartphone kịp quan sát trước khi qua đường. Ảnh: Washington Post.
Theo các nhà khoa học Đức, người ta thường nghĩ rằng họ có thể vừa sử dụng điện thoại vừa đi bộ. Thực tế đây là kĩ năng không phải ai cũng làm được. Cứ 3 người sẽ có ít nhất một người phân tâm tại các nút giao thông nguy hiểm.
Từ năm 2009, con số thương vong khi đi bộ gia tăng và các chuyên gia nhận định là do vừa đi vừa sử dụng điện thoại. Theo báo cáo của Hiệp hội an toàn đường bộ Mỹ, tổng cộng 2.368 người đi bộ tử nạn trong nửa đầu 2015. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Ohio (Mỹ) nhận định những người đi bộ dùng điện thoại thường ở tuổi thiếu niên. Họ hay bị mất tập trung, không để ý tín hiệu đèn giao thông và băng qua đường một cách bất cẩn.
Số liệu trên cũng cho thấy gần 40% thiếu niên Mỹ từng hoặc suýt bị xe đâm do vừa đi vừa nhắn tin, hoặc dùng ứng dụng mạng xã hội như Facebook, Twitter. Việc vừa đi bộ vừa nhắn tin đã lên đến mức báo động khi các nhà chính trị gia bang New Jersey, Mỹ ban hành một đạo luật cấm.
Không chỉ các nước phương Tây, tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc cũng có làn đường dành riêng cho những người dán mắt vào smartphone khi đi bộ.
Gia Bảo
Theo Zing
Nhật ký của cậu bé 9 tuổi về người mẹ nghiện smartphone Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ, một cậu bé ở Trung Quốc đã tìm mọi cách để thể hiện lòng hiếu thảo của mình. Nhưng đây là ngày 8/3 buồn nhất của cậu khi mẹ chỉ quan tâm đến điện thoại. Cậu bé viết câu chuyện của mình ra vở và được thầy cô giáo đọc. Nhật ký về ngày 8/3 của cậu...