Đua đẩy lãi suất lên cao, ngân hàng dồn dập lãi ngàn tỷ
Giữa cuộc đua nóng tăng lãi suất, ngân hàng đồng loạt báo lãi lớn. Diễn biến này cùng với sự hấp dẫn thu hút dòng vốn nội ngoại đang khiến ‘làng’ ngân hàng cuối năm nhiều biến động.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank (STB) vừa công bố lợi nhuận 9 tháng đầu năm tăng 90% so với cùng kỳ lên gần 2,5 ngàn tỷ đồng.
Đây là một tốc tăng ấn tượng đối với một ngân hàng chỉ khoảng 2 năm trước đó chìm ngập trong nợ nần, hậu quả của vụ sáp nhập với SouthernBank và những hoạt động yếu kém dưới thời ông Trầm Bê.
Kết quả của Sacombank được xem là ấn tượng còn ở trong bối cảnh, tốc độ tăng trưởng được kiểm soát khá chặt. Tăng huy động vốn chỉ đạt 14,4% trong kỳ, trong khi cho vay tăng 13,1%, tương đương mức chung của toàn ngành, và thấp hơn nhiều so với mức tăng 18% của năm trước nữa.
Trước đó, nhiều ngân hàng cũng đã công bố lợi nhuận tăng vượt trội. Vietcombank (VCB) ghi nhận lợi nhuận 9 tháng tăng gần 52% lên mức kỷ lục, gần 17,3 ngàn tỷ đồng và có thể ghi nhận mức lợi nhuận tỷ USD ngay trong năm 2019.
Agribank cũng ghi nhận lợi nhuận kỷ lục, trong khi TPBank báo cáo lợi nhuận 9 tháng tăng khoảng 50% so với cùng kỳ lên hơn 2,4 ngàn tỷ đồng.
Sở dĩ các ngân hàng đồng loạt báo lợi nhuận ngàn tỷ và tăng trưởng mạnh là nhờ việc mở rộng hoạt động về quy mô cũng như các lĩnh vực. Lĩnh vực dịch vụ đang đóng góp ngày càng nhiều vào lợi nhuận cho các ngân hàng. Nợ xấu, rủi ro giảm bớt cũng góp phần khiến cho bức tranh hoạt động của các ngân hàng sáng sủa hơn.
Ông Dương Công Minh, chủ tịch Sacombank.
Video đang HOT
Không chỉ thế, dòng vốn ngoại cũng đang đổ mạnh vào các ngân hàng có quy mô và mạng lưới hoạt động lớn. Nhiều đối tác cộng sinh cũng mang đến những dịch vụ mới và thêm doanh thu cho các ông lớn ngân hàng.
Theo một dự báo của Pyn Elite Fund, cổ phiếu ngân hàng dường như đã sẵn sàng cất cánh sau một thời gian chịu áp lực giảm chung trên thị trường. Chỉ số thị giá/giá sổ sách (P/B) xuống mức khá thấp, còn khoảng 1,6 lần. Những kết quả kinh doanh tốt có thể sẽ giúp cổ phiếu ngân hàng tăng trở lại.
Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đang ngày càng phổ biến và thâm nhập nhanh tại VIệt Nam. Đây là cơ hội để các ngân hàng tận dụng sức mạnh để đàm phán với các đối tác bancassurance của mình. Đổi lại các đối tác sẽ phải trả một khoản phí khổng lồ và cả hoa hồng để tham gia hợp đồng độc quyền trong vòng 10-15 năm với các ngân hàng.
Khối ngân hàng cũng được lợi từ một nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh, vĩ mô khá ổn định và lãi suất điều hành cũng vừa được điều chỉnh giảm 25 điểm phần trăm.
Dòng vốn ngoại cũng đang chảy mạnh vào Việt Nam. Với sự sa sút trong kinh doanh ở Trung Quốc do chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, nhiều ngân hàng Hàn Quốc đang ồ ạt chuyển trọng tâm đầu tư sang Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Gần nhất là vụ KEB Hana Bank của Hàn Quốc đổ gần 1 tỷ USD vào BIDV.
Thị trường chứng khoán (TTCK), trong phiên giao dịch 9/10, VN-Index tăng nhẹ. Các cổ phiếu trụ cột tăng giảm đan xen. Một số cổ phiếu tăng giá gồm: Vincom Retail, GAS, VietJet, trong khi nhiều cổ phiếu giảm như Vingroup, Vinamilk, Bảo Việt…
Các CTCK tiếp tục đưa ra những dự báo thận trọng.
Theo Rồng Việt, xu hướng tăng điểm trở lại chưa xác định ngưỡng an toàn, TTCK vẫn đang biến động trong trạng thái đi ngang với dao động nhẹ. Do đó VDS khuyến nghị các nhà đầu tư cần giữ vững tâm lý để có những giao dịch tốt nhất trong khoảng thời gian này.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 8/10, VN-Index tăng 5,13 điểm lên 988,22 điểm; HNX-Index tăng 0,19 điểm lên 103,92 điểm và Upcom-Index giảm 0,02 điểm xuống 56,82 điểm. Thanh khoản đạt 210 triệu đơn vị, trị giá 4,0 ngàn tỷ đồng.
V. Hà
Theo vietnamnet.vn
Các ngân hàng tiếp tục báo lãi khủng trong quý III
Cả 3 ngân hàng mới công bố kết quả kinh doanh 9 tháng, đều có mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế từ gần 50% trở lên...
Nguồn: Vietcombank
Những con số đầu tiên đã được hé lộ, khi mới đây Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HoSE: VCB), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HoSE: TPB) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HoSE: STB) lần lượt công bố kết quả kinh doanh khá tích cực trong 9 tháng đầu năm 2019.
Những con số đầu tiên của Vietcombank có lẽ được mong chờ nhất khi cổ phiếu VCB, với cái tên "cổ phiếu hoa hậu" liên tục tạo đỉnh mới trong thời gian gần đây. Kết phiên giao dịch 07/10, cổ phiếu VCB có giá 82.800 đồng/cổ phiếum tăng hơn 25% kể từ tháng 06/2019.
Nguồn: Báo cáo tài chính của VCB, tổng hợp.
Kết quả kinh doanh của VCB cũng khá tích cực trong quý III/2019. Cụ thể, quý III/2019, lãi trước thuế của Vietcombank đạt hơn 5.900 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, lãi trước thuế của Vietcombank đạt 17.250 tỷ đồng, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2018. Cho cả năm 2019, Vietcombank đặt mục tiêu 20.000 tỷ đồng lãi trước thuế. Như vậy, 9 tháng đầu năm, Vietcombank thực hiện được hơn 86% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2019.
Tiếp theo đó, TPBank cũng công bố kết quả kinh doanh khá tích cực trong quý III/2019 với lãi trước thuế đạt hơn 784 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, TPBank ghi nhận hơn 2.400 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2018.
Nguồn: Báo cáo tài chính của TPB, tổng hợp
Cho cả năm 2019, TPBank đặt mục tiêu 3.200 lãi trước thuế. Như vậy, 9 tháng đầu năm, TPBank thực hiện được 75% kế hoạch lợi nhuận của cả năm 2019. Khác với VCB, giá cổ phiếu TPB trải qua nhiều biến động. Kết thúc phiên giao dịch 07/10, cổ phiếu TPB có giá 22.300 đồng/cổ phiếu.
Sacombank mới đây cũng công bố những con số tích cực đầu tiên của hoạt động kinh doanh trong quý III/2019. Theo đó, Sacombank ghi nhận hơn 1.029 tỷ đồng lãi trước thuế trong quý III/2019. Lũy kế 9 tháng đầu năm, tổng lợi nhuận trước thuế của Sacombank đạt hơn 2.490 tỷ đồng, tăng hơn 89,5% so với cùng kỳ 2018. Cả năm 2019, Sacombank đặt mục tiêu lãi trước thuế 1.838 tỷ đồng. Như vậy, Sacombank đã thực hiện được gần 74% kế hoạch lợi nhuận của cả năm 2019.
Nguồn: Báo cáo tài chính của STB, tổng hợp
Trên sàn HoSE, cổ phiếu STB đóng cửa phiên 07/10 tại mức giá 10.500 đồng/cổ phiếu, giảm hơn 12% so với hồi đầu tháng 06/2019.
Như vậy, những con số đầu tiên của nhóm cổ phiếu Ngân hàng đã được hé lộ với kết quả kinh doanh khá tích cực. Cùng chờ đón những ẩn số tiếp theo trong mùa báo cáo quý III/2019.
Vũ Hoài
Theo Nhipcaudautu.vn
Vì sao cổ phiếu ngân hàng có "giá bèo" trên sàn OTC? Trên sàn OTC, nhiều cổ phiếu ngân hàng đã giảm xuống dưới thị giá, thậm chí có cổ phiếu ngân hàng chỉ còn 3.000- 4.500 đồng/cổ phiếu. Giá của phần lớn cổ phiếu ngân hàng trên chợ OTC đều giảm xuống dưới mệnh giá Dạo quanh chợ OTC, cổ phiếu của Ngân hàng Việt Á (VABank) chỉ còn 3.500 đồng/cổ phiếu, cổ phiếu...