Đưa cổ phiếu lên sàn, ngân hàng khó trì hoãn
Một số ngân hàng chưa thực hiện được kế hoạch niêm yết, đăng ký giao dịch cổ phiếu trong năm qua đã thể hiện quyết tâm hoàn thành trong năm nay. Các ngân hàng còn lại có thời hạn cuối để lên sàn là năm 2020.
Hiện có 17 cổ phiếu ngân hàng đang được niêm yết, đăng ký giao dịch trên 3 sàn HOSE, HNX, UPCoM. Con số này tương đương hơn một nửa số lượng ngân hàng thương mại cổ phần trong toàn hệ thống là 31 ngân hàng.
Một số ngân hàng đã lên kế hoạch lên sàn trong năm qua, nhưng chưa thực hiện thành công như Ngân hàng Phương ông (OCB), Ngân hàng Nam Á (Nam A Bank), Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank).
Ông Trần Ngọc Tâm, Tổng giám đốc Nam A Bank cho biết, năm nay, chắc chắn Ngân hàng sẽ niêm yết cổ phiếu trên HOSE. Sau cuộc họp ại hội đồng cổ đông năm 2019, Nam A Bank sẽ thu hút thêm vốn ngoại để tăng vốn điều lệ, nâng cao năng lực tài chính.
Tương tự, năm ngoái, OCB đã chuẩn bị đưa cổ phiếu lên niêm yết trên HOSE, nhưng do thị trường chứng khoán cuối năm có diễn biến kém khả quan nên nhà băng này hoãn kế hoạch niêm yết. Ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị OCB cho hay, năm nay, chắc chắn Ngân hàng sẽ thực hiện được kế hoạch này. Hiện tại, OCB đang trong quá trình hoàn tất các thủ tục niêm yết.
Video đang HOT
Một số ngân hàng đang có cổ phiếu giao dịch trên UPCoM như Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB), Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) chia sẻ, Ngân hàng sẽ sớm chuyển sàn từ UPCoM sang niêm yết trên HOSE trong năm nay. Theo tài liệu chuẩn bị cho cuộc họp ại hội đồng cổ đông thường niên 2019 tổ chức ngày 24/3 của LienVietPostBank, Ngân hàng sẽ trình nội dung chuyển sàn và phương án tăng vốn điều lệ.
Trong khi đó, một số ngân hàng chưa thực hiện được kế hoạch đưa cổ phiếu lên giao dịch trên UPCoM trong năm qua như VietBank, Hàng hải Việt Nam (MSB) cho hay sẽ hoàn tất kế hoạch này trong năm nay.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu ngân hàng nằm trong nhóm tăng giá mạnh nhất và dẫn dắt thị trường thời gian gần đây. Hầu hết các ngân hàng đều kinh doanh thuận lợi và có triển vọng tiếp tục tăng trưởng. Trong đó, 3 ngân hàng niêm yết trên HOSE trong năm 2018 là Ngân hàng Phát triển nhà TP.HCM (HDBank), Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) lần lượt đạt gần 4.000 tỷ đồng, hơn 10.000 tỷ đồng và 2.258 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong năm 2018.
Trong ề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025″ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cuối tháng 2/2019, một loạt giải pháp cơ cấu lại thị trường được đề ra, trong đó, có giải pháp tới năm 2020, tất cả các ngân hàng thương mại cổ phần phải đưa cổ phiếu lên sàn giao dịch chứng khoán tập trung.
Trước đó, yêu cầu lên sàn đối với các cổ phiếu ngân hàng đã được đề ra tại Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến 2030, được Thủ tướng phê duyệt tháng 8/2018.
Theo Chiến lược, một trong các mục tiêu của ngành ngân hàng đến 2020 là hoàn thành việc niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán, nghĩa là niêm yết trên HOSE hoặc HNX.
Trước đó nữa, Thông tư số 180/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính yêu cầu các ngân hàng phải đưa cổ phiếu lên sàn UPCoM. Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhiều lần có công văn thông báo chủ trương, lộ trình phải lên sàn của các ngân hàng thương mại cổ phần.
Theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng có thể đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM, chứ không bắt buộc phải lên sàn niêm yết. Dù lên sàn nào thì mục tiêu cũng là nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin và hiệu quả hoạt động, gia tăng sự giám sát ngân hàng của công chúng, đồng thời góp phần đa dạng hóa cơ sở hàng hóa cho thị trường chứng khoán.
Hiện có 17 ngân hàng đang niêm yết, đăng ký giao dịch cổ phiếu, bao gồm 10 ngân hàng niêm yết trên HOSE là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng Quân đội (MBBank), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), TPBank, Techcombank, HDBank; 3 ngân hàng niêm yết trên HNX là Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB), Ngân hàng Quốc dân (NCB); 4 ngân hàng đăng ký giao dịch trên UPCoM là VIB, Ngân hàng Kiên Long (Kienlongbank), LienVietPostBank, Ngân hàng Bắc Á (BacA Bank).
Vân Linh
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Người khiếm thị sẽ được mở tài khoản thanh toán, sử dụng thẻ ngân hàng
Các ngân hàng thương mại nghiên cứu xây dựng quy trình mở tài khoản thanh toán, phát hành thẻ ngân hàng và có biện pháp hướng dẫn phù hợp đối với trường hợp người khiếm thị (người khuyết tật) nhằm bảo đảm quyền lợi cho đối tượng này.
Người khiếm thị có nhu cầu mở thẻ ATM, tài khoản ngân hàng sẽ không còn bị làm khó (Ảnh: internet).
Đây là chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước trong văn bản số 8343/NHNN-TT gửi các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nhằm bảo đảm quyền lợi cho người khiếm thị khi có nhu cầu mở tài khoản thanh toán, phát hành thẻ ngân hàng.
Theo đó, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải rà soát, đánh giá lại toàn bộ quy trình, thủ tục, hồ sơ đề nghị mở và sử dụng tài khoản thanh toán, đăng ký phát hành và sử dụng thẻ ngân hàng; nghiên cứu xây dựng quy trình mở tài khoản thanh toán, phát hành thẻ ngân hàng và có biện pháp hướng dẫn phù hợp đối với trường hợp người khiếm thị (người khuyết tật) đề nghị mở tài khoản thanh toán, đăng ký phát hành thẻ ngân hàng, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành.
Bên cạnh đó, các ngân hàng phải có biện pháp tuyên truyền phù hợp, phổ biến tới toàn thể nhân viên và người quản lý có trách nhiệm, hướng dẫn người khiếm thị (người khuyết tật) trong quá trình đề nghị mở và sử dụng tài khoản thanh toán, đăng ký phát hành và sử dụng thẻ ngân hàng.
Đặc biệt lưu ý một số khó khăn mà người khiếm thị (người khuyết tật) có thể gặp trong việc cung cấp các thông tin, giấy tờ cần thiết nhằm nhận biết khách hàng theo yêu cầu của pháp luật để hướng dẫn khách hàng khi thực hiện ký Hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán, Hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ với ngân hàng; cũng như cảnh báo những rủi ro mà khách hàng có thể gặp trong quá trình sử dụng tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng, nhằm đảm bảo an ninh, an toàn tài sản cho khách hàng.
Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu tăng cường sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa các ngân hàng thành viên thuộc Hiệp hội Ngân hàng để chia sẻ, cập nhật thông tin về những khó khăn, vướng mắc, quy trình và biện pháp hướng dẫn phù hợp đối với đề nghị mở và sử dụng tài khoản thanh toán, phát hành và sử dụng thẻ ngân hàng của người khiếm thị (người khuyết tật). Ngoài ra, các ngân hàng cũng cần cảnh báo những rủi ro mà khách hàng có thể gặp trong quá trình sử dụng tài khoản thanh toán, thẻ ATM, nhằm đảm bảo an ninh, an toàn tài sản cho khách hàng.
Theo kiemsat.vn
Trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT và Quyền Tổng giám đốc VietinBank Ngày 5/11 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đã tổ chức Lễ công bố các quyết định bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT và Quyền Tổng giám đốc tại VietinBank. Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng trao Quyết định đại diện phần vốn Nhà nước tại VietinBank cho ông Lê Đức Thọ - Chủ tịch HĐQT và tặng hoa...