Đũa có dấu hiệu này cần vứt bỏ ngay để tránh rước ung thư vào người
Nhiều người cho rằng, đũa cũ đến đâu chỉ cần rửa sạch hoặc kỹ hơn là sát khuẩn bằng nước sôi là đã có thể sử dụng an toàn.
Chất gây ung thư gan mạnh nhất có trong đũa bị mốc
Đũa là nơi chứa nhiều vi sinh vật gây hại được tích tụ và hình thành dần trong quá trình ăn. Có thể kể đến vi khuẩn tụ cầu staphylococcus và vi khuẩn escherichia coli (E.Coli), những tác nhân gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa,… Đáng chú ý nhất là aflatoxin nguyên nhân dẫn đến ung thư gan.
Aflatoxin là độc tố vi nấm sản sinh tự nhiên bởi một số loài Aspergillus (một loại nấm mốc). Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã phát hiện khoảng 16 loại Aflatoxin khác nhau, trong đó Aflatoxin B1 là loại mạnh nhất.
Sau khi vào cơ thể người hoặc động vật, Aflatoxin B1 chủ yếu được gan chuyển hóa thành một loại dẫn xuất khác, có khả năng gắn chèn với ADN nên gây ra đột biến gen. Nếu đột biến gen khiến tế bào phân chia không ngừng nghỉ thì sẽ khởi phát ung thư.
Vì Aflatoxin B1 chủ yếu được chuyển hóa bởi gan, nên nó cũng là chất gây ung thư gan mạnh nhất mà con người từng biết.
Những trường hợp cần thay đũa ngay lập tức
Môi trường ẩm thấp là điều kiện lý tưởng để nấm mốc và các vi khuẩn gây hại khác phát triển, đặc biệt đối với các loại đũa làm bằng tre, gỗ. Vì vậy, nếu vật dụng này có dấu hiệu nấm mốc, bạn nên thay thế đũa mới để tránh nguy cơ mắc ung thư.
Video đang HOT
Nhiều người chủ quan cho rằng, nấm mốc ở đũa chỉ cần rửa sạch là có thể sử dụng. Tuy nhiên, việc này chỉ làm trôi đi lớp nấm mốc bên ngoài. Trong khi đó, hệ thống sợi nấm rất lớn vẫn còn lại đã ăn sâu vào thân đũa, đồng thời chất độc cũng đã được sản sinh và tích tụ.
Một điều nguy hiểm là Aflatoxin khá bền với nhiệt độ. Một vài nghiên cứu cho rằng Aflatoxin bị phân giải hoàn toàn ở 160C nhưng điều này hiện vẫn còn đang tranh cãi. Việc bền với nhiệt độ dưới 160C có nghĩa là Aflatoxin vẫn tồn tại trong đũa ngay cả khi tiệt trùng đũa bằng nước sôi.
Bên cạnh đũa bị mốc, một số trường hợp đũa bị đổi màu khi dùng ở nhiệt độ cao và biến dạng vì va chạm cũng không nên giữ lại, đặc biệt là đũa nhựa. Vì khi đó, vật dụng này đã bị thay đổi cấu trúc và sinh ra các chất có hại cho sức khỏe.
Những con số biết nói về ung thư gan
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư gan tăng rất nhanh trong vòng 20 năm qua. Năm 2000, số ca mắc mới ung thư gan tại nước ta chỉ có 5.700 ca, sau đó tăng lên 9.400 ca năm 2010. Đến năm 2018, số ca mắc mới đã tăng lên trên 25.000 ca, xếp vị trí thứ 4/185 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó riêng nam giới chiếm hơn 19.500 ca.
Tại Việt Nam, sau nhiều năm đứng ở vị trí thứ 2, hiện ung thư gan đã vượt qua ung thư phổi, vươn lên vị trí số 1 về tỉ lệ mắc mới.
Hiện nay, đa số bệnh nhân ung thư gan đến khám khi đã muộn, thời gian sống trung bình không quá 1 năm. 60% đến viện khi đã ở giai đoạn trung gian và tiến triển, tỷ lệ được phát hiện sớm rất thấp.
Vì thế, bác sĩ khuyến cáo khi phát hiện mắc viêm gan B, C, xơ gan cần đến viện điều trị không nên tự điều trị tại nhà bằng phương pháp dân gian sẽ vô tình làm bệnh nặng hơn và không còn khả năng điều trị.
Dùng điện thoại khi đi vệ sinh nguy hiểm thế nào?
Xem điện thoại trong nhà vệ sinh được nhiều người coi là cách thư giãn, nhưng thói quen này được các chuyên gia cảnh báo là có thể đem lại hiểm hoạ về sức khoẻ.
Trong thời đại mà cuộc sống gắn liền với công nghệ, nhiều người "dính chặt" lấy chiếc điện thoại mọi lúc, mọi nơi, ngay cả khi vào nhà vệ sinh cũng cầm theo để nhắn tin, lướt mạng, chơi game... Có những người coi việc tranh thủ dùng điện thoại khi đi vệ sinh cũng là thư giãn, là hưởng thụ cảm giác thoải mái.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, người nào đang duy trì thói quen này hãy lập tức từ bỏ, vì nó có thể đem lại nguy hiểm.
Nguy cơ nhiễm khuẩn cao
Nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất nhà bạn với hàng tỷ vi khuẩn Ecoli, Salmonella, C.difficile, đều rất nguy hiểm, có thể gây tiêu chảy, viêm nhiễm đường ruột, nhiễm trùng máu...
Khi bạn sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh, vi khuẩn sẽ bám vào các bề mặt của chiếc điện thoại. Bạn rửa tay để loại bỏ vi khuẩn trên da mình, nhưng chiếc điện thoại đâu có được vệ sinh bằng cách đó? Sau nhiều lần ra vào toilet, điện thoại của bạn tích tụ vô số vi khuẩn. Những mầm bệnh này theo tay đi vào mắt, mũi, miệng của bạn, bởi bạn chạm vào điện thoại phần lớn thời gian trong ngày.
Gây bệnh cho nhiều cơ quan
Thời gian đủ và cần thiết cho một lần đi vệ sinh không nên quá 10 phút. Nhưng nếu có thêm chiếc điện thoại làm bạn, bạn có thể ngồi trong đó 20, thậm chí 30 phút. Việc ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh có thể làm rối loạn phản ứng của cơ thể, dẫn đến các bệnh về mắt, đường ruột và xương khớp.
Cụ thể, việc xem điện thoại ở nơi thiếu sáng như nhà vệ sinh khiến cho thị lực của bạn giảm sút đáng kể, lâu dần gây nhìn kém, khô nhức mắt.
Do đầu, vai luôn hướng về trước để xem điện thoại khi ngồi đi vệ sinh, vùng vai - cổ chịu áp lực lớn, lâu ngày có thể dẫn đến bệnh thoái hoá đốt sống cổ.
Ảnh minh hoạ
Việc ngồi lâu lướt điện thoại khiến cơ thể dần quen với việc tốn nhiều thời gian cho việc đi vệ sinh. Sự thiếu tập trung trong lúc "giải quyết nỗi buồn" dần dà sẽ làm thay đổi cơ chế bài tiết chất thải của cơ thể, dẫn đến khó bài tiết. Điều này dẫn đến táo bón và nguy hiểm hơn là bệnh trĩ.
Gây thiếu máu lên não
Việc xem điện thoại khi đi vệ sinh sẽ chẳng liên quan đến tình trạng thiếu máu lên não nếu như bạn không ngồi hàng giờ chăm chú vào các thông tin trên điện thoại mà quên rằng cơ thể đang không hề có chỗ dựa thoải mái. Việc ngồi một chỗ và chăm chú vào màn hình quá lâu sẽ khiến cho máu dễ bị dồn lại, khó lưu thông. Và khi bạn đột ngột đứng dậy, máu không kịp di chuyển vào những vị trí co cứng, cơ thể sẽ không giữ được cân bằng. Bạn thấy chân tê, choáng và chóng mặt.
Về lâu dài, thói quen đó sẽ khiến cho việc lưu thông máu trong cơ thể không được đồng đều, gây thiếu máu lên não và giảm sút trí nhớ trầm trọng.
Sử dụng công nghệ in 3D sinh học điều trị tổn thương thành dạ dày Các vết thương ở thành dạ dày rất phổ biến trong các bệnh về đường tiêu hóa, thường đòi hỏi điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật rất phức tạp. Gần đây, các nhà khoa học Trung Quốc đã tìm ra cách mới để xử lý các tổn thương ở dạ dày, đó là sử dụng robot siêu nhỏ có khả năng thực...