Đưa cây mắc ca trồng trên đất dốc, góp phần giảm nghèo nơi ngã ba biên giới Điện Biên- bài 1
Điện Biên có tiềm năng lớn về đất đai, có tiểu vùng khí hậu phù hợp để phát triển cây mắc ca.
Đây cũng là hướng đi mới để tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc và miền núi.
Bà con đồng bào dân tộc Hà Nhì xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé (Điện Biên) chuẩn bị nương rẫy trồng mắc ca.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Điện Biên có 8 dự án trồng cây mắc ca được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư, với tổng mức đầu tư là 8.812 tỷ đồng, quy mô thực hiện trồng 47.046 ha. Đến nay, các doanh nghiệp có dự án đầu tư trồng mắc ca trên địa bàn tỉnh đã tổ chức trồng được 3.375 ha mắc ca, đạt 41% so với quy mô tiến độ phê duyệt các dự án đến năm 2021 (đạt 9% so với tổng quy mô các dự án được phê duyệt).
Bài 1: Đẩy nhanh tiến độ trồng cây mắc ca ở Mường Nhé
Chúng tôi lên xã Sín Thầu (huyện Mường Nhé) đúng vào ngày bà con đồng bào Hà Nhì bản Pờ Nhù Khò đang được tập huấn cách trồng và chăm sóc cây mắc ca. Ông Pờ Chinh Phạ, Chủ tịch UBND xã Sín Thầu cho biết: Sín Thầu là xã biên giới, đồng bào dân tộc Hà Nhì chiếm 96%, tập quán của người dân chủ yếu là trồng trọt, nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng và chăn nuôi, nên tỷ lệ hộ nghèo của xã vẫn còn hơn 20%.
Triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mường Nhé, xã Sín Thầu là địa phương được huyện chọn làm điểm chương trình phát triển kinh tế – xã hội trồng thí điểm 131 ha trên tổng số hơn 1.000 ha cây mắc ca, nhưng tại buổi tập huấn và đăng ký hộ gia đình tham gia hợp tác xã trồng mắc ca, nhiều hộ vẫn “chưa mặn mà”. Đến thời điểm này, người dân đang được tuyên truyền, hướng dẫn đăng ký tham gia hợp tác xã trồng mắc ca với mong muốn nâng mức sống, góp phần giúp bà con dân tộc thiểu số Hà Nhì vươn lên làm giàu.
Ông Pờ Chinh Phạ, Chủ tịch UBND xã Sín Thầu cho biết: UBND xã Sín Thầu đang rà soát các hộ gia đình còn nhiều diện tích đất trống, đồi trọc để triển khai chương trình trồng cây mắc ca. “Chúng tôi đã khảo sát diện tích ở 3 bản là Tá Miếu, Pờ Nhù Khò, Tả Kho Khừ trên địa bàn xã đủ điều kiện, diện tích để trồng cây mắc ca công nghệ cao”, ông Pờ Chinh Phạ cho biết.
Được biết, từ năm 2019, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển mắc ca Tây Bắc đã triển khai dự án trồng mắc ca công nghệ cao tại huyện Mường Nhé. Dự án được UBND tỉnh phê duyệt với tổng diện tích hơn 11.156 ha, thuộc quy hoạch đất rừng sản xuất và đất nông nghiệp khác (trong đó diện tích trồng mắc ca công nghệ cao 10.000 ha) được trồng tại 6 xã Chung Chải, Leng Su Sìn, Nậm Vì, Mường Nhé, Sen Thượng và Sín Thầu.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đến nay Công ty mới trồng được khoảng 600 ha trên địa bàn 2 xã Sín Thầu và Sen Thượng; đồng thời đo đạc, quy chủ phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để được giao đất, thuê đất thực hiện dự án với diện tích gần 2.000 ha. Dự án được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm 2018 – 2020 thực hiện trồng 7.000 ha, giai đoạn 2 từ sau khi hoàn thành giai đoạn 1 được đánh giá thực sự hiệu quả, nếu điều kiện thuận lợi, doanh nghiệp sẽ tiếp tục trồng 3.000 ha. Hiện tại, với diện tích gần 300 ha tại xã Sen Thượng, Công ty đã trồng trên 70.000 cây mắc ca và đều được gắn mã định vị cầu GPS để theo dõi chu kỳ sinh trưởng, phát triển.
Trong năm 2020, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển mắc ca Tây Bắc triển khai trồng trên 2.500 ha mắc ca tại các xã Sen Thượng, Chung Chải và Leng Su Sìn. Cơ quan chức năng đang phối hợp với chính quyền huyện Mường Nhé, nỗ lực tháo gỡ khó khăn về thủ tục liên quan đến đất rừng, để tiến độ trồng cây mắc ca được đảm bảo theo dự án. Kế hoạch là vậy, nhưng đến thời điểm tháng 11/2021, toàn huyện mới thực hiện trồng được khoảng 600 ha mắc ca tại địa bàn xã Sen Thượng; trong khi đã hoàn thiện các thủ tục đo đạc và giải phóng mặt bằng với tổng diện tích là 1.961,13 ha. So với kế hoạch đề ra thì việc triển khai chậm tiến độ thực hiện dự án trồng mắc ca chủ yếu là do nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục liên quan đến đất đai và giải phóng mặt bằng.
Việc trồng cây mắc ca công nghệ cao trên địa bàn huyện biên giới trọng yếu Mường Nhé, ngoài mục đích giải quyết việc làm, phát triển kinh tế, còn là giải pháp phủ xanh rừng, góp phần ổn định dân cư, hạn chế phá rừng làm nương và nâng cao đời sống của nhân dân trên địa bàn. Mặc dù vậy, đến nay nhiều bà con vẫn còn băn khoăn…
Cùng với đó, hiện nay dự án giao đất lâm nghiệp chưa có rừng và dự án trồng cây mắc ca cùng triển khai thực hiện trên địa bàn, đã gây khó khăn trong việc đo đạc quy chủ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bởi dự án trồng mắc ca chưa có phê duyệt dự án cụ thể để xác định rõ phạm vi, vùng triển khai đo đạc quy chủ, dẫn đến có thể trùng lặp với đo giao đất không có rừng. Mâu thuẫn về hạn mức giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất trống đồi núi trọc giữa vùng ngoài dự án và trong dự án trồng mắc ca cũng là lý do khiến tiến độ thực hiện chậm.
Bên cạnh nguyên nhân khách quan, thì việc nhà đầu tư chưa nghiên cứu kỹ về thực trạng đất đai trong bước lập khảo sát ban đầu dẫn đến nhiều diện tích đưa vào vùng quy hoạch thực hiện dự án nhưng không triển khai được do một số diện tích đã phát triển thành rừng và nhiều diện tích đang là đất sản xuất thường xuyên của người dân. Cụ thể, trong tổng số hơn 11.156 ha vùng dự án thì có hơn 3.000 ha đất đã có rừng và khoảng 8.000 ha là đất nương đang canh tác thường xuyên của người dân.
Để đẩy nhanh tiến độ trồng mắc ca trên địa bàn huyện, ông Nguyễn Quang Hưng, Bí thư huyện ủy Mường Nhé cho rằng, cấp ủy và chính quyền các xã cần phối hợp tốt với các sở, ngành liên quan tập trung triển khai trồng cây mắc ca theo kế hoạch để sớm đưa mắc ca trở thành cây trồng mũi nhọn của huyện Mường Nhé trong thời gian tới.
Hà Giang: Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 là người dân tộc Dao hiến 3.500 m2 đất để làm điều bất ngờ này
Hiến 3.500 m2 đất để xây trường học, mở đường, cùng với việc được người dân tín nhiệm bầu làm trưởng thôn 16 năm - ông Đặng Văn Đạt, dân tộc Dao, thôn Nà Nghè, xã Yên Cường, huyện Bắc Mê (Hà Giang) là một tấm gương điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới và là 1 trong 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021.
Hiến 3.500m2 đất để xây trường học, mở đường nông thôn mới
Thôn Nà Nghè với đa phần là đồng bào dân tộc Dao, đời sống của bà con nơi đây còn nhiều khó khăn. Bao đời nay họ vẫn tựa núi, bám rừng để sinh sống.
Ông Đạt bảo với phóng viên Báo Dân Việt rằng: "Từ khi Đảng và Nhà nước thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, cuộc sống của bà con ở Nà Nghè bước đầu đã có nhiều đổi thay. Cơ sở hạ tầng, đời sống vật chất, tinh thần từng bước được nâng lên".
Là người uy tín trong thôn, 16 năm nay ông Đạt luôn được người dân tín nhiệm bầu làm trưởng thôn. Chủ tịch UBND xã Yên Cường Nguyễn Hữu Cường chia sẻ: "Ông Đạt là người hiểu dân, việc gì có lợi cho dân thì ông quyết làm bằng được. Không chỉ là người đi đầu trong phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới, gia đình ông còn là hộ làm kinh tế giỏi của thôn".
Ông Đặng Văn Đạt (thứ 2 bên phải) thôn Nà Nghè, xã Yên Cường, huyện Bắc Mê (Hà Giang) là một tấm gương điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới và là 1 trong 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021. Ảnh: Văn Quân
Trò chuyện với tôi, ông Đạt nhớ lại, năm 2019 gia đình ông đã hiến hơn 3.000m2 đất để xây dựng điểm trường của thôn. Hiện nay, điểm trường đã được xây dựng mới, khang trang. Cũng năm đó, ông hiến trên 500m2 đất để mở tuyến đường liên thôn.
Ông Đạt chia sẻ: "Hiểu được mục đích, ý nghĩa của xây dựng nông thôn là làm cho đời sống người dân nông thôn ngày càng được nâng cao; do đó, muốn thôn ngày một phát triển thì mình cũng như mọi người nên hưởng ứng; làm đường để mình đi hằng ngày, trường, lớp học còn phục vụ lâu dài cho con cháu tiếp tục được hưởng lợi; lợi cho gia đình, lợi cho cộng đồng thôn xóm".
Xuất phát từ ý nghĩ đó, ông đã chủ động gặp, nói chuyện với gia đình ông Đặng Văn Kẻng cùng thôn, đổi đất để mở tuyến đường từ xã Đường Hồng sang thôn Nà Nghè, xã Yên Cường.
Ông Đạt cho biết, ở Nà Nghè, 100% là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào dân tộc Dao. Cuộc sống của người dân còn nghèo nên việc vận động hiến đất, góp công, góp của làm đường lúc đầu là rất khó khăn. Chính bởi vậy, bản thân ông là Trưởng thôn phải là người đi đầu, làm cho dân thấy được cái lợi lâu dài từ việc hiến đất để xây trường học, mở đường.
Với "thâm niên" 16 năm làm Trưởng thôn, ông Đạt luôn được người dân trong thôn yêu mến và tín nhiệm.
Sinh ra và lớn lên ở Nà Nghè, ông am hiểu sâu sắc về phong tục tập quán của dân tộc Dao cũng như cuộc sống, tính cách của từng gia đình, từng người dân trong thôn. Chính vì vậy, ông luôn là người đứng ra giải quyết, hòa giải các vấn đề phát sinh trong thôn một cách hiệu quả; vận động người dân chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.
Từ khi có Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM được triển khai về xã, về thôn, ông Đạt đã có những nhận thức tích cực về tầm quan trọng của việc xây dựng NTM.
Ông chia sẻ: "Trước đây, đời sống bà con trong xã, trong thôn còn nghèo khổ lắm. Đường đi trong xã, trong thôn chủ yếu là đường đất, đá; đi lại rất khó khăn. Từ khi có Chương trình xây dựng NTM, bà con được Nhà nước hỗ trợ xi măng, một phần kinh phí để làm đường bê tông nông thôn, đáp ứng mong muốn của bà con bao lâu nay, nên tôi luôn tích cực tuyên truyền, vận động người dân trong thôn hiểu rõ từ đó nhiệt tình ủng hộ, đóng góp công sức, hiến đất để làm đường giao thông".
Thu nhập hơn 200 triệu đồng từ nuôi trâu, thả cá
Bên cạnh việc tận tình, hết mình vì công việc và các phong trào của thôn, ông Đạt còn là tấm gương sáng trong sản xuất, phát triển kinh tế. Hiện nay, gia đình ông thường xuyên duy trì nuôi vỗ béo đàn trâu trên 10 con. Ngoài ra, ông đào ao thả cá và trong chuồng luôn duy trì đàn lợn từ 30 con trở lên.
Với mong muốn giảm nghèo, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương, gia đình ông Đạt đã phát triển mô hình kinh tể trang trại VAC: vườn - ao - chuồng. Ban đầu, do ít vốn, thiếu kinh nghiệm, ông chỉ nuôi gần 3-5 con trâu.
Vừa làm, ông vừa tìm hiểu thêm thông tin từ cán bộ nông nghiệp, thú y xã, qua sách báo, ti vi và các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật tại địa phương để có thêm kiến thức về cách chăm sóc, phòng, trị bệnh cho đàn trâu.
Với mô hình phát triển kinh tế, mỗi năm, sau khi trừ các chi phí, gia đình ông Đạt có thu nhập 200 triệu đồng.
Với vai trò Trưởng thôn, ông Đạt thường xuyên thăm hỏi, nắm tình hình, phản ánh ý kiến, kiến nghị của người dân đến chính quyền địa phương; đồng thời động viên người dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Ông luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, phương thức làm ăn, cách phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi... cho bà con trong thôn.
Bỏ kinh doanh, về trồng bí xanh trái vụ, chỉ 3 tháng sau, một doanh nhân tỉnh Điện Biên thu tiền tỷ Có người bảo, thằng này chắc điên rồi. Đang là doanh nhân thuận lợi lại bỏ đi làm nông dân. Trồng loại bí xanh, có mà bán cho ma ở Điện Biên...Bỏ qua những lời đàm tiếu, anh Trần Quốc Cường (TP Điện Biên Phủ, Điện Biên) có cách đi riêng của mình, để đưa thương hiệu bí xanh Điện Biên đến những...