Điện Biên bàn giao gần 150 ha đất để mở rộng sân bay
Sáng 29/10, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức bàn giao mặt bằng Dự án nâng cấp, mở rộng Cảng Hàng không Điện Biên cho Cảng vụ Hàng không miền bắc, Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV).
Đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND thành phố Điện Biên Phủ bàn giao đất trên thực địa cho Cảng vụ Hàng không miền bắc (Ảnh: Thúy Lan).
Cụ thể, theo Quyết định số 1857/QĐ-UBND, UBND tỉnh Điện Biên sẽ giao 149,75 ha đất thuộc địa bàn ba phường: Thanh Bình, Thanh Trường, Nam Thanh (thành phố Điện Biên Phủ) và xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) cho Cảng vụ Hàng không miền Bắc để quản lý theo quy hoạch chi tiết Cảng Hàng không Điện Biên.
Như vậy, chỉ sau 7 tháng kể từ khi Thủ tướng Chính phủ quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án, Cảng vụ Hàng không miền Bắc đã được nhận mặt bằng để triển khai các bước đầu tư, xây dựng.
Trước đó, dự án mở rộng Cảng Hàng không Điện Biên mới được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định 470/QĐ-TTg, ngày 27/3/2021, với tổng vốn đầu tư hơn 1.547 tỷ đồng đầu tư xây dựng, mở rộng Cảng Hàng không Điện Biên công suất 0,5 triệu hành khách/năm, bảo đảm khai thác máy bay A320, A321 và tương đương.
Lực lượng chức năng cho biết, việc mở rộng Cảng Hàng không Điện Biên Có ý nghĩa đặc biệt quan trọng thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Điện Biên, dự án còn đồng thời bảo đảm an ninh quốc phòng khu vực Tây Bắc.
Ngay khi Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên đã bố trí hơn 1.500 tỷ đồng để bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng các điểm tái định cư để bố trí cho hơn 1.000 gia đình.
Video đang HOT
Đến nay, tỉnh đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng giao đất cho Cảng Hàng không miền bắc đúng cam kết tiến độ.
Phát biểu tại buổi bàn giao đất, bà Nguyễn Thị Thanh Phương, Phó Giám đốc Cảng vụ Hàng không miền Bắc cảm ơn sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Điện Biên, đặc biệt là UBND thành phố Điện Biên Phủ và các gia đình có đất thuộc diện di dời, giải phóng mặt bằng thực hiện Dự án đã ủng hộ.
Hà Nội yêu cầu không tụ tập quá 10 người nơi công cộng để phòng dịch
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Công điện, trong đó yêu cầu người dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của Trung ương và Thành phố, không tụ tập quá 10 người ngoài trụ sở cơ quan, trường học, bệnh viện, nơi công cộng.
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp, UBND TP. Hà Nội đã ra Công điện yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình diễn biến mới của dịch bệnh.
Trong Công điện nêu rõ, hiện nay tình hình dịch bệnh trên cả nước đang diễn biến nhanh và phức tạp, số ca mắc hằng ngày vẫn tăng cao tại một số địa phương như TPHCM và các tỉnh phía nam. Từ ngày 5/7/2021 đến ngày 7/7/2021, Thành phố đã ghi nhận thêm 16 trường hợp mắc trên địa bàn các quận, huyện. Trong đó có những trường hợp là công nhân tại Khu Công nghiệp, người dân trở về Hà Nội có yếu tố dịch tễ liên quan đến TPHCM, Nghệ An, Bắc Giang...
Cách ly tại nhà 7 ngày đối với người từ TPHCM và vùng dịch về
Thành phố đánh giá, hiện nay nguy cơ lây lan dịch bệnh quay trở lại cộng đồng là rất cao. Thực hiện Công điện số 914/CĐ-TTg ngày 6/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 5389/BYT-MT ngày 7/7/2021 của Bộ Y tế về việc tiếp nhận người từ TPHCM về địa phương, để tăng cường kiểm soát tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, và xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố quyết liệt thực hiện một số nội dung sau:
Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong việc chấp hành các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới; tăng cường tuyên truyền, nhắc nhở, kiểm tra, xử phạt; yêu cầu người dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của Trung ương và Thành phố, không tụ tập quá 10 người ngoài trụ sở cơ quan, trường học, bệnh viện, nơi công cộng ; các cơ sở dịch vụ, nhà hàng ăn uống trong nhà thực hiện nghiêm các quy định về đảm bảo an toàn phòng chống dịch và đóng cửa trước 21h hằng ngày.
Những người về từ vùng dịch phải thực hiện khai báo y tế bắt buộc, cách ly tại nhà 7 ngày
Tăng cường kiểm soát toàn bộ hoạt động vận tải từ các vùng dịch về Thành phố. Trong đó, hạn chế tối đa hoạt động vận tải hành khách công cộng từ các vùng dịch (danh sách vùng dịch được công bố, cập nhật thường xuyên trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế) về Hà Nội và ngược lại.
Tổ chức hoạt động vận tải đi lại hợp lý đến các tỉnh (thành phố) có dịch theo định hướng: Tỉnh (thành phố) có dịch nếu có vận tải đường sắt hoặc đường hàng không thay thế thì cho dừng hoạt động vận tải đường bộ. Kiểm soát chặt chẽ hành khách đi các phương tiện vận tải hành khách công cộng: Xe khách liên tỉnh, xe buýt, xe taxi, xe hợp đồng, xe du lịch trên địa bàn Thành phố.
Các địa phương giám sát, quản lý chặt chẽ người về từ các vùng/tỉnh thành phố có dịch: Từ 18h00 ngày 7/7/2021 áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bắt buộc đối với tất cả những người đến từ TPHCM và các vùng dịch (danh sách các vùng dịch được công bố, cập nhật thường xuyên trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế): Thực hiện khai báo y tế bắt buộc, cách ly tại nhà 7 ngày theo đúng hướng dẫn tại Quyết định 879/QĐ-BYT ngày 12/3/2020 của Bộ Y tế (trừ trường hợp đi công tác công vụ trở về Hà Nội và tuân thủ đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo quy định của Bộ Y tế); tất cả các trường hợp từ vùng có dịch về phải tổ chức xét nghiệm 3 lần (vào ngày đầu tiên, ngày thứ 3 và ngày thứ 6 kể từ ngày đi từ vùng có dịch về), sau đó tự theo dõi sức khỏe tiếp trong vòng 7 ngày; nếu có dấu hiệu sốt, ho, đau họng, khó thở hoặc có biểu hiện mất vị giác... phải thông báo ngay cho chính quyền cơ sở, cơ sở y tế nơi gần nhất để được hướng dẫn quản lý sức khỏe kịp thời.
Việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch đối với những đối tượng trên sẽ được điều chỉnh khi có hướng dẫn mới từ Ban chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế.
Yêu cầu người dân hạn chế tối đa di chuyển đến các vùng dịch và TPHCM. Trường hợp bắt buộc phải đến với mục đích công vụ, làm việc tại các cơ quan, tổ chức, khu công nghiệp... có trụ sở tại TPHCM và các vùng dịch khác phải được cấp thẩm quyền cho phép, phải thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch.
Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc thực hiện nghiêm các quy định, biện pháp phòng chống dịch; tổ chức xét nghiệm sàng lọc theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và chủ động điều chỉnh Phương án đáp ứng điều trị, xét nghiệm trong tình huống dịch bùng phát lan rộng (nâng công suất xét nghiệm và giường bệnh điều trị bệnh nhân trong trường hợp số ca mắc tăng lên mức 3.000 ca, mức 5.000 ca).
Dừng hoạt động các doanh nghiệp không đảm bảo an toàn phòng chống dịch
Yêu cầu các địa phương phải rà soát lại kế hoạch phòng chống dịch để điều chỉnh đáp ứng với tình huống dịch bùng phát, lan rộng. Rà soát các cơ sở trên địa bàn để thiết lập các khu vực cách ly tập trung và chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật lực sẵn sàng tiếp nhận cách ly tập trung F1.
Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội tiếp tục chỉ đạo triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, chế xuất; thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện của các doanh nghiệp, kiên quyết yêu cầu dừng hoạt động nếu không đảm bảo an toàn. Yêu cầu các doanh nghiệp tuyên truyền sâu rộng cho công nhân về các biện pháp phòng chống dịch, gắn trách nhiệm của các chủ doanh nghiệp trong việc đảm bảo an toàn phòng chống dịch.
Giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, Chủ tịch Hội đồng thành viên các Tổng công ty, các công ty TNHH nhà nước trực thuộc UBND Thành phố quán triệt, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố đã chỉ đạo tại văn bản số 1597/UBND-KGVX ngày 25/5/2021 của UBND Thành phố.
Giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại nhà ga, sân bay
Cũng tại Công điện này, UBND thành phố Hà Nội đề nghị Cảng vụ hàng không Miền Bắc, Ga Hà Nội tăng cường tuyên truyền, giám sát thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định, tình hình, diễn biến dịch bệnh tại các điểm đi và đến trước mỗi chuyến bay, chuyến tàu theo chỉ đạo của UBND Thành phố (khai báo y tế, theo dõi sức khỏe hàng ngày,...) trong khu vực nhà ga, sân bay để hành khách kịp thời cập nhật; kiểm soát danh sách hành khách trên các chuyến bay, chuyến tàu, đặc biệt từ TPHCM ra Hà Nội.
Công an Thành phố chủ trì, phối hợp Sở Giao thông vận tải, UBND các quận huyện thị xã tăng cường tổ chức các chốt trực cố định tại các bến tàu, bến xe liên tỉnh, các chốt trực lưu động tại các tuyến đường cửa ngõ ra vào Thủ đô để kiểm soát toàn bộ lưu lượng các phương tiện vận tải hành khách, gắn với di biến động của lực lượng lao động, người dân giao thương giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác, đặc biệt các vùng, tỉnh, thành phố đang có dịch nhưng không gây ách tắc phương tiện vận tải, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ở mức cao nhất trong điều kiện dịch bệnh.
Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã trực tiếp đi kiểm tra công tác phòng chống dịch trên địa bàn, trong đó đặc biệt lưu ý đến các khu vực có nguy cơ cao: Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chung cư, cơ sở khám chữa bệnh, trường, chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, nơi tập trung đông người...; chỉ đạo UBND các phường, xã, thị trấn và các lực lượng chức năng tại cơ sở thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 của người dân, các cơ sở kinh doanh dịch vụ; kiên quyết xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức, các cơ sở kinh doanh dịch vụ vi phạm các quy định.
TP Điện Biên Phủ tìm khẩn người tới loạt địa điểm liên quan 2 ca dương tính Ngày 16/5, sau khi TP Điện Biên Phủ ghi nhận 2 ca dương tính với SARS-CoV-2 ở tổ 5, phường Him Lam, trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh này đã ra thông báo khẩn tìm người liên quan đến 2 ca bệnh. Cụ thể, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Điện Biên cho biết, ngày 16/5, trên địa...