Đưa Anh rời EU xong, các lãnh đạo vận động Brexit… bỏ chạy
Ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm giải quyết khó khăn kinh tế, chính trị của nước Anh sau khi rời EU? Đó chắc chắn không phải là Boris Johnson hay Nigel Farage, những người đã vận động cho tiến trình rời EU của Anh (Brexit).
Ông Nigel Farage, lãnh đạo đảng UKIP tuyên bố rút khỏi vị trí vì “đã xong ước nguyện của mình” trong việc vận động Anh rời EU
Thêm một lãnh đạo của phe vận động nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố không tham gia quản lý đất nước này giai đoạn Brexit.
Sau khi Boris Johnson, cựu thị trưởng London nói ông rút khỏi cuộc đua vào chức thủ tướng thay thế Thủ tướng đương nhiệm David Cameron, đến lượt Nigel Farage, lãnh đạo đảng Độc lập Vương quốc Anh (UKIP) ủng hộ Anh rời EU cũng rút khỏi vị trí, để lại lỗ hổng lớn trong chính trường Anh.
Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 4.7, ông Nigel Farage khẳng định mình đã “có được chỗ đứng trong lịch sử”, và hiện là lúc muốn cuộc sống bản thân trở lại bình thường.
“Trong suốt cuộc trưng cầu dân ý, tôi đã nói rằng muốn giành lại đất nước của chúng ta. Bây giờ tôi muốn bản thân mình trở lại như xưa. Tôi cảm thấy mình đã xong nhiệm vụ. Tôi không thể đạt được điều gì xa hơn những gì chúng ta đã làm ở cuộc trưng cầu ấy. Tôi sẽ dạt sang phía cánh gà. Tôi sẽ không thay đổi tâm trí mình một lần nữa”, The Telegraph dẫn phát biểu của ông Nigel Farage nói về quyết định từ chức vị trí lãnh đạo UKIP.
Video đang HOT
Ông Farage cùng với Boris Johnson là những người quyết liệt nhất trong cuộc vận động để nước Anh rời EU. Trong cuộc trưng cầu dân ý tổ chức ngày 24.6, gần 52% cử tri Liên hiệp Anh đã bỏ phiếu chọn rời EU, góp phần dẫn tới việc Thủ tướng David Cameron tuyên bố từ chức.
Ông Boris Johnson bất ngờ rút lui khỏi cuộc đua tranh cử thủ tướng Anh
Trước đó Boris Johnson là một trong những nhân vật có khả năng thay thế ông Cameron. Tuy nhiên vào ngày 30.6, cựu thị trưởng London đầy tham vọng này bất ngờ tuyên bố ông không tham gia tranh cử thủ tướng Anh như thông tin trước khi Brexit diễn ra.
Vào lúc này, nước Anh hiện được cho ở trong tình trạng chính trị rối ren khi đang rất cần chọn một lãnh đạo mới, hay ít nhất một hướng đi chung để giải đáp những khó khăn hậu Brexit, và thậm chí còn chưa thể kích hoạt điều khoản 50 để rời EU, theo hối thúc của liên minh này. Bản thân EU cũng cần biết chắc chắn sau trưng cầu dân ý, người Anh sẽ quyết định nhanh chóng theo hướng nào, đàm phán cụ thể những gì để EU… tính tiếp.
Việc Farage rút khỏi UKIP nhiều khả năng sẽ tiếp tục tạo ra sự chia rẽ lớn trong nội bộ nước Anh, nhất là khi những cuộc biểu tình phản đối quyết định rời EU đã diễn ra tuần trước.
Một bài xã luận đăng ngày 30.6 của The Guardian dẫn ra những quan điểm chỉ trích nhắm vào Boris Johnson, cáo buộc ông này tạo ra một cuộc khủng hoảng mang tên Brexit, trong khi không dám chịu trách nhiệm về hậu quả của nó.
Bà Theresa May, Bộ trưởng Nội vụ Anh đang là nhân vật nổi bật có khả năng ngồi ghế thủ tướng nước này
Vào lúc này, sự chú ý đang dồn vào bà Theresa May, Bộ trưởng Nội vụ Anh. Người phụ nữ 59 tuổi này được coi là “bà đầm thép”, ủng hộ quan điểm ở lại EU, song có thể phù hợp là người lãnh đạo mới. Ngoài ra, Bộ trưởng Tư pháp Michael Gove cũng tham gia cuộc tranh cử thủ tướng vào giờ chót.
Theo Thanh Niên
Ác mộng của bà Merkel: Đức có thể trưng cầu dân ý rời khỏi EU
Cơn ác mộng lớn nhất của Thủ tướng Đức Angela Merkel là Đức có thể là nước tiếp theo tổ chức trưng cầu dân ý để rút khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Đảng cực hữu ở Đức đã hứa sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu nếu họ giành quyền lực trong cuộc tổng tuyển cử vào mùa thu tới. Sau Brexit (Anh rời khỏi EU) có thể là "Dexit" (Đức rời khỏ EU).
Một phát ngôn viên của đảng cực hữu, nói: "Năm tới chúng tôi sẽ chiếm ưu thế trong quốc hội Đức và Dexit sẽ là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của chúng tôi".
Sau sự kiện Brexit, một loạt quốc gia khác cũng đang le lói kế hoạch rút khỏi EU như Hà Lan, Đan Mạch và Pháp. Số liệu của viện nghiên cứu Emnid ở Đức cho biết, gần 70% dân số ủng hộ cải cách Liên minh châu Âu, 29% ủng hộ trưng cầu dân ý về việc Đức ra khỏi EU.
Bà Angela Merkel lo lắng sẽ xảy ra trưng cầu dân ý Đức rời khỏi EU.
Emnid cũng cho thấy ý kiến của người Đức về kết quả cuộc trưng cầu Anh ra khỏi EU. 63% số người được hỏi bày tỏ sự thất vọng về điều này, 11% hoan nghênh kết quả bỏ phiếu, 20% không có cảm xúc gì về Brexit.
Nếu xảy ra Dexit, sự nghiệp chính trị của Thủ tướng Angela Merkel sẽ đứt gánh giữa đường giống như Thủ tướng Anh Cameron.
Trong khi đó, hậu Brexit, các chuyên gia thế giới cho rằng, đó sẽ là tổn thất lớn lao đối với EU. Nhà đầu tư tài chính và tỷ phú nổi tiếng Mỹ George Soros cho biết: Sự sụp đổ của Liên minh châu Âu hầu như không thể đảo ngược sau khi Vương quốc Anh ra khỏi EU.
"Bây giờ, kịch bản thảm họa mà nhiều người lo sợ đã hình thành, làm cho sự sụp đổ của EU hầu như không thể đảo ngược", tỷ phú Soros viết trong bài bình luận đăng trên trang web của Project Syndicate.
Theo tỷ phú George Soros, sau khi rời khỏi EU, Anh có thể trở nên giàu có hơn các nước khác, hoặc cũng có thể không, nhưng nền kinh tế Anh và người dân Anh sẽ bị thiệt hại trong triển vọng trung hạn hoặc ngắn hạn.
Theo Danviet
Hậu Brexit: Người Anh tháo chạy ồ ạt vào EU Các phòng cấp hộ chiếu Ireland ở nhiều khu vực trở nên quá tải, khi người Anh hối hả kéo đến làm thủ tục nhập quốc tịch sau cuộc trưng cầu dân ý rời EU. Nỗi thất vọng của nhiều người Anh về kết quả bỏ phiếu Brexit. Ảnh: AFP Đứng trên bậc thềm đại sứ quán Ireland ở London, Alison Rayner, một...