Du xuân về đất đất thiêng Yên Tử ngắm ‘đại lão mai vàng’
Là loài hoa đẹp, đặc biệt quý hiếm, phù hợp với điều kiện thời tiết miền Bắc, mai vàng Yên Tử gắn liền với vùng đất Phật.
Mùa xuân về, sắc vàng của các ‘đại lão mai’ đang bung nở như thiếp vàng cho vùng đất thiêng.
Đại lão mai trên chùa Hoa Yên. Ảnh: Quang Hà
Tháng 2 âm lịch hàng năm là mùa mai vàng Yên Tử nở rộ và kéo dài trong hơn một tháng. Từ những tay cành khẳng khiu, những chồi lá xanh mướt mát, những nụ hoa vàng ruộm vươn mình đón nắng, gió, mưa xuân, tô vàng núi rừng của vùng đất thiêng.
Tương truyền, cách đây hơn 700 năm khi Phật Hoàng Trần Nhân Tông về tu hành tại vùng đất Yên Tử, ngài và các đệ tử đã trồng những cây mai đầu tiên tại vùng đất này.
Sinh trưởng trên những vách đá, bờ suối, đất đai cằn cỗi nhưng những ” đại lão mai” vẫn uy dũng vươn lên và có tuổi đời hằng trăm năm. Ảnh: Quang Hà
Video đang HOT
Vươn lên giữa cằn cỗi của núi rừng nhưng vẫn khoe sắc đúng xuân, mai vàng Yên Tử được mọi người coi là biểu tượng của sự bền bỉ, thanh tao, vượt qua mọi khó khăn mang ý nghĩa của chốn Thiền môn mà các bậc tu hành sẽ phải trải qua. Ảnh: Quang Hà
Theo các nhà nghiên cứu, mai vàng Yên Tử cùng loài mai vàng miền Nam, nhưng có thể do sự khác biệt về thời tiết, điều kiện sinh trưởng trong không gian đặc hữu của non thiêng Yên Tử nên mai vàng Yên Tử có sự khác biệt về mặt hình thái. Ảnh: Quang Hà
Mai rừng Yên Tử hoa có 5 cánh, nở theo chùm, lộc màu xanh, cánh hoa có màu vàng tươi rất sáng và có mùi thơm nhẹ đặc trưng, dễ chịu. Ảnh: Quang Hà
Mai vàng Yên Tử được giới chuyên gia, các nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước đánh giá đây là một nguồn gen quý của Việt Nam. Hiện nay, mai Yên Tử được bảo tồn và nhân giống rộng rãi ở miền Bắc. Trong ảnh, những cánh mai đang khoe sắc bên Tháp Tổ. Ảnh: Quang Hà
Nét đẹp thanh tao của mai vàng chốn Thiền môn. Ảnh: Quang Hà
Theo Ban quản lý Di tích và rừng quốc gia Yên Tử, hiện còn 268 cây Mai vàng sinh trưởng ở độ cao trên 600m so với mặt nước biển. Đặc biệt, có 20 cây Mai có tuổi đời trên 100 năm, được công nhận là cây di sản. Ảnh: Quang Hà
Giữa bao la đất trời, mai và bung nở như tô điểm cho sắc xuân non thiêng thêm tươi đẹp và linh thiêng. Ảnh: Quang Hà
Chùm hoa đặc trưng của mai vàng Yên Tử, hoa có 5 cánh, chùm hoa có 6 đến 12 bông. Ảnh: Quang Hà
Vẻ đẹp thanh tao, thuần khiết, mai vàng Yên Tử đã trở thành biểu tượng của tinh thần nhập thế trong Thiền phái Trúc Lâm. Ở đó, con người có thể hòa hợp với thiên nhiên để tìm được sự an nhiên trong tâm hồn. Ảnh: Quang Hà
Đỉnh núi Yên Tử, Cao Ly (Quảng Ninh) xuất hiện băng giá
Từ đêm 22/1, rạng sáng 23/1, không khí lạnh tràn về kèm theo mưa nhỏ nên khu vực đỉnh núi Yên Tử đã xuất hiện băng giá.
Quần thể di tích Yên Tử, Quảng Ninh. Ảnh: TTXVN
Ông Lê Tiến Dũng, Trưởng Ban quản lý Di tích và Rừng Quốc gia Yên Tử, thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) cho hay: Từ đêm 22/1, rạng sáng 23/1, không khí lạnh tràn về kèm theo mưa nhỏ nên khu vực đỉnh núi Yên Tử đã xuất hiện băng giá.
Tính đến 10 giờ 30 phút ngày 23/1, nhiệt độ trung bình ở khu vực núi cao Yên Tử ở tầm 1 - 2 độ C, độ ẩm không khí gần 90%. Băng giá phủ trắng trên những cành cây, thảm cỏ và trên mái chùa Đồng, Yên Tử.
Trưởng Ban Quản lý Di tích và Rừng Quốc gia Yên Tử Lê Tiến Dũng khuyến cáo người dân và khách du lịch tham quan Yên Tử mặc áo đủ ấm phòng, chống rét. Tuy nhiên, theo ông Dũng, hôm nay lượng khách tham quan Yên Tử khá ít, chỉ lác đác vài người thích thú khám phá băng trên đỉnh núi này.
Tương tự, ở huyện vùng cao Bình Liêu đã xuất hiện hiện tượng băng trên đỉnh núi Cao Ly. Một số du khách đã trải nghiệm hiện tượng kỳ thú và lan truyền thông tin trên các mạng xã hội.
Chủ tịch UBND huyện vùng cao Bình Liêu Phạm Đức Thắng cho biết, chính quyền huyện đã chủ động ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống rét từ tháng 11/2023 và ngay trong đợt rét này tới các địa phương. Tính đến trưa 23/1, chưa có thiệt hại nào do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh lần này. Học sinh trên địa bàn huyện vẫn đi học đầy đủ.
Theo Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Bình Liêu Lê Thu Hương, nhờ có công tác chuẩn bị phòng, chống rét sớm nên toàn bộ đàn gia súc của các hộ dân đã được đưa về chuồng trại. Chính quyền địa phương tích cực hỗ trợ người dân quây bạt chắn gió cho đàn gia súc. Thời tiết trên địa bàn huyện rét buốt song giao thông vẫn thông suốt.
Bình Liêu đã thành lập các đoàn kiểm tra công tác phòng, chống rét ở các địa phương; chỉ đạo các xã, thị trấn phân công cán bộ chuyên môn thường xuyên kiểm tra tình hình phòng, chống rét; tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện tốt việc chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Ninh đã có hướng dẫn, khuyến cáo người nuôi tập trung cải tạo, che chắn chuồng trại để đảm bảo kín gió, tránh mưa tạt, giữ nền chuồng luôn khô ráo sạch sẽ; sử dụng bóng điện hay đốt lửa sưởi cho vật nuôi trong chuồng bằng trấu, mùn cưa, than củi...
Bên cạnh đó, các hộ chăn nuôi tăng cường chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng trâu, bò già, yếu; gia súc non cần có chế độ nuôi dưỡng phù hợp để phòng, chống rét và dịch bệnh...
Đối với nuôi trồng thủy sản, người nuôi trên địa bàn tỉnh đã áp dụng các hình thức tăng nhiệt độ phù hợp cho sinh trưởng của thủy sản nuôi và làm giống; giữ mực nước ao nuôi từ 1,5 - 2m; che phủ bề mặt ao nuôi bằng nylon màu sáng hoặc thả bèo tây.
Ngành Nông nghiệp khuyến cáo, đối với các lồng, bè nuôi thủy sản có thể dùng nylon phủ kín mặt lồng nuôi hoặc thả sâu lồng nuôi so với mặt biển từ 1,8-2m; sử dụng thức ăn phù hợp, bổ sung vitamin tăng cường sức đề kháng, khi nhiệt độ nước xuống thấp cần hạn chế cho ăn, tranh thủ cho ăn vào những ngày nắng ấm. Đồng thời, các hộ nuôi thường xuyên theo dõi chất lượng môi trường nước, giữ môi trường nuôi sạch để phòng tránh dịch bệnh.
Cận cảnh băng giá xuất hiện tại chùa Đồng, Yên Tử, Quảng Ninh Thông tin từ Ban quản lý Di tích và rừng quốc gia Yên Tử (thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh), sáng 23/1, tại khu vực chùa Đồng xuất hiện băng giá, nhiệt độ đo được tại đây lúc 8 giờ sáng là 0 độ. Chùa Đồng trên đỉnh Yên Tử (Uông Bí, Quảng Ninh) sáng ngày 23/1/2024. Sáng sớm 23/1, băng giá...