Du xuân trên những dòng sông
Hồ Tà Đùng (Đắk Nông)
Hồ Tà Đùng – hồ trữ nước chính của hệ thống thủy điện Đồng Nai 3 – thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng trên địa phận 2 xã Đắc P’lao và Đắk Som (huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông), cách thị xã Gia Nghĩa khoảng 45km. Hồ Tà Đùng rộng gần 5.000ha với hơn 40 hòn đảo lớn nhỏ.
Ngoài cái tên Tà Đùng, hồ này còn được ví là vịnh Hạ Long trên cao nguyên bởi hệ thống các đảo lớn nhỏ nằm rải rác trên mặt hồ xanh thẳm. Hồ Tà Đùng đẹp nhất là vào mùa tích nước, từ khoảng tháng 8 đến tháng 12 hàng năm. Đến Tà Đùng, du khách có thể tận hưởng không khí trong lành, tiết trời dịu mát và hòa mình vào thiên nhiên bằng trải nghiệm du thuyền quanh hồ và khám phá các khu rừng nhỏ trên các đảo – vốn là các đỉnh núi, đỉnh đồi – quanh hồ.
Hồ Tà Đùng (Đắk Nông) |
Sông Nho Quế (Hà Giang)
Sông Nho Quế bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) chảy vào Việt Nam, trở thành dòng sông biên giới thuộc Lũng Cú (Đồng Văn, Hà Giang). Từ điểm dừng chân trên đèo Mã Pì Lèng ở cung đường Hạnh Phúc, nhìn thẳng sông Nho Quế kề bên cao nguyên đá đen thẫm, bao nhiêu đại hẻm vực bên cạnh dòng sông đều hiện ra rõ nét, hùng vĩ và kỳ bí.
Sông Nho Quế nhìn từ một góc Mã Pì Lèng. |
Từ cực Bắc chảy về địa phận Lũng Cú, sau khi qua khỏi hẻm núi Tu Sản, sông Nho Quế chạy dọc theo đèo Mã Pí Lèng đến Mèo Vạc và sau đó tách ra theo hướng Đông – Đông Nam vào địa phận tỉnh Cao Bằng và cuối cùng đổ nước vào sông Gâm. Từ đỉnh đèo cao nhìn xuống dưới sâu hàng nghìn mét, dòng Nho Quế hiện ra xanh ngát, uốn lượn quanh triền núi ngoạn mục nhưng cũng rất nên thơ. Điểm chảy qua khe núi Tu Sản và đèo Mã Pí Lèng được xem là một dòng xanh say đắm lòng người.
Sông Ngô Đồng (Ninh Bình)
Ngô Đồng là một dòng sông nhỏ chảy qua Ninh Hải (Hoa Lư, Ninh Bình). Từ vùng đầm trũng trong hệ thống núi đá vôi của quần thể Tràng An, sông Ngô Đồng khởi đầu từ khu vực đền Suối Tiên men theo các vách núi và cánh đồng lúa, sau đó đổ về hệ thống sông Vạc gần cầu Vũng Trắm.
Video đang HOT
Điều đặc biệt là sông Ngô Đồng chảy xen vào những cánh đồng lúa cạnh vách núi nên tạo thành thung nước mênh mông mà không thấy được bờ. Vào mùa gặt lúa, đặc biệt là vào sáng sớm hay lúc chiều tà, một màu vàng từ ruộng lúa hòa vào sắc vàng của nắng phủ khắp mặt nước, tràn cả vào bờ. Người nông dân chèo thuyền thu hoạch lúa trong nắng vàng hoặc ẩn hiện mờ ảo trong làn sương mỏng trở thành hình ảnh rất đáng nhớ khi đến vùng này.
Từ Tam Cốc, có thể ngắm toàn cảnh sông Ngô Đồng uống lượn giữa các dãy núi và ruộng lúa vàng vào mùa gặt. Nhờ vẻ đẹp mộc mạc và hoang sơ mà Tam Cốc và dòng Ngô Đồng luôn làm xao xuyến những người Việt đã trót dành tình yêu cho hương lúa và dòng sông
Sông Ngô Đồng vào mùa lúa chín. |
Du xuân về đất đất thiêng Yên Tử ngắm 'đại lão mai vàng'
Là loài hoa đẹp, đặc biệt quý hiếm, phù hợp với điều kiện thời tiết miền Bắc, mai vàng Yên Tử gắn liền với vùng đất Phật.
Mùa xuân về, sắc vàng của các 'đại lão mai' đang bung nở như thiếp vàng cho vùng đất thiêng.
Đại lão mai trên chùa Hoa Yên. Ảnh: Quang Hà
Tháng 2 âm lịch hàng năm là mùa mai vàng Yên Tử nở rộ và kéo dài trong hơn một tháng. Từ những tay cành khẳng khiu, những chồi lá xanh mướt mát, những nụ hoa vàng ruộm vươn mình đón nắng, gió, mưa xuân, tô vàng núi rừng của vùng đất thiêng.
Tương truyền, cách đây hơn 700 năm khi Phật Hoàng Trần Nhân Tông về tu hành tại vùng đất Yên Tử, ngài và các đệ tử đã trồng những cây mai đầu tiên tại vùng đất này.
Sinh trưởng trên những vách đá, bờ suối, đất đai cằn cỗi nhưng những " đại lão mai" vẫn uy dũng vươn lên và có tuổi đời hằng trăm năm. Ảnh: Quang Hà
Vươn lên giữa cằn cỗi của núi rừng nhưng vẫn khoe sắc đúng xuân, mai vàng Yên Tử được mọi người coi là biểu tượng của sự bền bỉ, thanh tao, vượt qua mọi khó khăn mang ý nghĩa của chốn Thiền môn mà các bậc tu hành sẽ phải trải qua. Ảnh: Quang Hà
Theo các nhà nghiên cứu, mai vàng Yên Tử cùng loài mai vàng miền Nam, nhưng có thể do sự khác biệt về thời tiết, điều kiện sinh trưởng trong không gian đặc hữu của non thiêng Yên Tử nên mai vàng Yên Tử có sự khác biệt về mặt hình thái. Ảnh: Quang Hà
Mai rừng Yên Tử hoa có 5 cánh, nở theo chùm, lộc màu xanh, cánh hoa có màu vàng tươi rất sáng và có mùi thơm nhẹ đặc trưng, dễ chịu. Ảnh: Quang Hà
Mai vàng Yên Tử được giới chuyên gia, các nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước đánh giá đây là một nguồn gen quý của Việt Nam. Hiện nay, mai Yên Tử được bảo tồn và nhân giống rộng rãi ở miền Bắc. Trong ảnh, những cánh mai đang khoe sắc bên Tháp Tổ. Ảnh: Quang Hà
Nét đẹp thanh tao của mai vàng chốn Thiền môn. Ảnh: Quang Hà
Theo Ban quản lý Di tích và rừng quốc gia Yên Tử, hiện còn 268 cây Mai vàng sinh trưởng ở độ cao trên 600m so với mặt nước biển. Đặc biệt, có 20 cây Mai có tuổi đời trên 100 năm, được công nhận là cây di sản. Ảnh: Quang Hà
Giữa bao la đất trời, mai và bung nở như tô điểm cho sắc xuân non thiêng thêm tươi đẹp và linh thiêng. Ảnh: Quang Hà
Chùm hoa đặc trưng của mai vàng Yên Tử, hoa có 5 cánh, chùm hoa có 6 đến 12 bông. Ảnh: Quang Hà
Vẻ đẹp thanh tao, thuần khiết, mai vàng Yên Tử đã trở thành biểu tượng của tinh thần nhập thế trong Thiền phái Trúc Lâm. Ở đó, con người có thể hòa hợp với thiên nhiên để tìm được sự an nhiên trong tâm hồn. Ảnh: Quang Hà
Khi người Tây khám phá miền Tây Thân tràm cao, tán tràm xanh... là những ưu điểm của rừng tràm Trà Sư, giúp khu rừng luôn tươi mát trước cái nắng cận hè. Tết đương tới nghĩa là Tết đương qua, khi người người nhà nhà dần trở về nhập cuộc với bộn bề công việc, thì du khách nước ngoài lại bắt đầu dã ngoại du xuân. Với họ,...