Dù “ví đói” nhưng nắm chắc 5 bí quyết chi tiêu này, bạn vẫn rủng rỉnh đủ tiền tiêu xài cả tháng
Đầu tháng “thả phanh” chi tiêu đã tay, cuối tháng lại lao đao với chiếc “ví đói” là tình trạng rất nhiều người mắc phải.
“Chưa hết tháng đã hết tiền” là tình trạng rất nhiều người gặp phải mà nguyên nhân phần lớn do cách ăn tiêu không hợp lý. Vậy giải pháp nào là tối ưu giúp chiếc ví của bạn luôn giữ được “phong độ” rủng rỉnh không phải trải qua những ngày “đói khát”?. Dưới đây chính là cách khiến ví tiền của bạn không bao giờ cạn kiệt.
Tiết kiệm trước khi chi tiêu
Thường thì chúng ta sẽ tiết kiệm những khoản còn dư lại sau khi đã chi trả, mua sắm mọi thứ đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình, người thân. Tuy nhiên tỷ phú giàu thứ hai thế giới – Warren Buffett đã có bài học về chi tiêu như sau: “Không nên tiết kiệm những khoản còn lại sau chi tiêu, mà hãy tiêu những khoản còn lại sau khi tiết kiệm”. Thực tế được chứng mình bằng chính sự giàu có của vị tỷ phú này.
Hàng tháng mỗi khi lương đổ về tài khoản, việc đầu tiên mà bạn nên làm là lập tức trích 1 khoản vào sổ tiết kiệm. Sau đấy là tính tới các khoản điện nước, nhà trọ. Cuối cùng với số dư còn lại bạn mới quan tâm tới vé xem phim, rủ bạn bè đi ăn, đi du lịch. Làm được như vậy đảm bảo chắc chắn rằng chiếc ví của bạn sẽ luôn giữ được phong độ rủng rỉnh tới ngày cuối tháng.
Ghi lại những khoản đã chi tiêu
Việc ghi lại những khoản đã thu – chi trong tháng tưởng như là động tác thừa nhưng thực tế nó lại có tầm quan trọng rất lớn. Bởi trí nhớ của bạn dù có tốt đến đâu cũng sẽ có lúc nhớ lúc quên. Để tránh tình trạng phải ngồi vò đầu gãi tai lẩm bẩm câu “hình như…” khi nhớ lại đầu tháng mua gì thì tốt nhất bạn nên sắm cho mình 1 cuốn sổ cầm tay, note những chi tiêu hàng ngày của mình vào đó.
Ảnh minh họa
Thói quen này sẽ giúp bạn quản lý sát sao, chặt chẽ được chi tiêu hàng ngày của mình. Cuối tháng mở sổ, bạn biết được mình đã sa đà vào ăn uống, mua sắm, hay giải trí để có sự điều chỉnh cho hợp lý. Có như thế, đến cuối tháng bạn mới còn tiền tiêu.
Lập danh sách những thứ cần thiết phải mua
Nếu cứ nhận lương là đi siêu thị, bạn sẽ khó kiểm soát được “cảm xúc” mua sắm của bản thân. Bởi các trung tâm thương mại có vô số những sản phẩm khiến bạn chỉ nhìn thôi đã muốn “rút ví” liền.
Để tránh tình trạng “vung tay quá trán” trước khi cầm ví ra khỏi cửa, bạn cần note lại những thứ thật sự cần thiết cho cuộc sống của mình. Như thế không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian mua đồ mà còn tránh mua những thứ không thiết thực cho bản thân.
Tiết kiệm từ những đồng lẻ nhất
Video đang HOT
Đôi khi đi chợ, bạn sẽ bỏ qua những đồng tiền lẻ. Người bán rau trả lại bạn 2k, 5k bạn không cầm trong khi có những ngày trong ví bạn không có nổi 1k.
Bạn đừng bao giờ coi thường những đồng tiền lẻ ấy. Tuy giá trị của chúng không lớn song sau mỗi buổi đi chợ, bạn hãy gom tiền lẻ vào 1 chiếc hộp, cuối tháng mở ra đảm bảo bạn sẽ phải ngạc nhiên với những gì mình tích cóp được trong 1 thời gian ngắn.
Không mua đồ xa xỉ
Ảnh minh họa
Bạn có biết, tỷ phú Bloomberg là cựu thị trưởng của thành phố New York, ông chỉ sử dụng 2 đôi giày để đi lại trong vòng 10 năm. Vậy nên khi chúng ta không phải là tỷ phú lại càng phải biết tiết kiệm và sống tối giản hơn. Người xưa vẫn có câu: “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”, mọi kế hoạch chi tiêu đều phải dựa trên hoàn cảnh thực tế của bản thân. Những đồ hàng hiệu, hàng xa xỉ rất rễ khiến bạn cháy túi nên với điều kiện ví tiền còn eo hẹp, tốt nhất bạn nên dứt khoát nói không với chúng.
Bí quyết chi tiêu của bà mẹ ba con, thu nhập 21 triệu tiêu 11 triệu cho gia đình 6 thành viên mà cuộc sống vẫn sung túc đủ đầy
Với mức thu nhập 21 triệu/ tháng, bà mẹ 3 con này đã lên cho mình 1 kế hoạch chi tiêu rõ ràng để cuộc sống gia đình sung túc mà vẫn có 1 khoản tích lũy dự phòng.
Đó là câu chuyện chi tiêu của chị Khánh (Đống Đa, Hà Nội), một bà mẹ bỉm sữa đang nuôi 3 con nhỏ. Dù vợ chồng đông con, thu nhập không cao nhưng kinh tế gia đình luôn trong trạng thái ổn định, vững vàng nhờ chị khéo vun vén chi tiêu.
Chị Khánh làm nhân viên văn phòng lương tháng 9 triệu, chồng chị làm công nhân xây dựng thu nhập 1 tháng 12 triệu. Hai vợ chồng chị sinh được 3 con. Bé lớn đang học lớp 2, bé thứ 2 vừa tròn 5 tuổi, bé út được 20 tháng.
Gia đình 6 người, trong đó có 3 em bé, nhiều người cho rằng khoản thu nhập 21 triệu/ tháng nếu tiêu khéo mới đủ trang trải cuộc sống chứ nói gì tới tiết kiệm. Song với bài toán chi tiêu của riêng mình, chị Khánh đã lo được cho gia đình 1 cuộc sống tươm tất, không chỉ vậy mỗi tháng chị còn để ra 1 khoản tích lũy khiến nhiều người phải nể phục.
Bà mẹ 3 con chia sẻ: " Thi thoảng vào hội nhóm của chị em nghe các mẹ bỉm sữa kể chuyện 1 tháng gia đình tiêu mấy chục triệu mà vẫn thiếu, mình thấy hơi 'choáng'. Nhà mình kinh tế eo hẹp, gia đình 6 thành viên, 3 người lớn, 3 trẻ nhỏ mình chỉ chi tiêu gói gọn trong vòng 11 triệu mà thấy cuộc sống cũng đảm bảo. Nói chung, ở hoàn cảnh nào thì chi tiêu theo hoàn cảnh đó. Các cụ vẫn có câu: 'Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm' là vậy".
Dưới đây chính là một vài bí quyết chi tiêu chị Khánh chia sẻ để chị em có thể học hỏi, tham khảo:
1. Luôn có bảng chi tiêu rõ ràng
Ảnh minh họa
"Theo quy định của vợ chồng, hàng tháng tới ngày lĩnh lương, chồng mình sẽ 'nộp' lương cho vợ với phương châm 'kinh tế thu về 1 mối'. Các khoản chi tiêu cuả nhà mình trong 1 tháng như sau:
Tiền ăn: 4 triệu
Tiền học của con: 3, 2 triệu: Trong đó tiền học phí tiền ăn của bé lớn là 2 triệu, bé thứ 2 là 1.2 triệu. Cả 2 con nhà mình đều học trường công để đỡ tiền học phí. Bé út ở nhà bà nội chăm.
Tiền sữa: 1 triệu
Tiền bỉm: 250k
Tiền điện nước: 700k (tháng này bù tháng kia)
Tiền ma chay, cưới hỏi: 1 triệu
Tiền xăng xe đi lại: 400K
Tiền thuốc: 300K (Có tháng dùng tới, tháng không dùng tới)
Tiền cà phê, uống nước: 500k. Khoản này hàng tháng chồng đưa lương, mình sẽ bớt lại cho anh ấy ngần đó tiền bỏ túi để thi thoảng cà phê cà pháo bạn bè.
Như vậy trung bình tháng nhà chị Khánh sẽ chi tiêu hết hơn11 triệu, còn lại hơn 9 triệu chị bỏ tiết kiệm. Để duy trì được mức độ chi tiêu trên, chị Khánh luôn thực hiện đúng nguyên tắc đặt ra của mình. Khi các khoản đã phân chia rõ ràng, tuyệt đối chị không mua sắm lạm phát. Đặc biệt là tiền ăn, chị chia rõ một ngày không tiêu quá 130k, tuyệt đối không ăn ngoài. Chị Khánh luôn dậy sớm rang cơm hoặc nấu cơm nóng để cả nhà ăn cùng thức ăn còn dư lại từ hôm trước, hoặc ăn với ruốc chị tự làm. Thi thoảng có thời gian chị nấu xôi, canh bánh đa đổi bữa cho các thành viên gia đình.
2. Mua đồ chung
Theo kinh nghiệm mua sắm của chị Khánh, để mua được hàng giá rẻ hơn so với giá thị trường thì đối với các nhu yếu phẩm hàng ngày chị thường rủ bạn bè, đồng nghiệp hoặc hàng xóm mua chung theo combo hoặc nguyên thùng rồi về chia nhau.
Ảnh minh họa.
Chẳng hạn giấy vệ sinh, bình quân mua lẻ sẽ có giá 70k/bịch. Mua cả thùng 12 bịch có giá 732k rồi chia ra mỗi người 2, 3 bịch cầm về. Tính ra 1 bịch giấy sẽ rẻ hơn được khoảng 8 - 9 nghìn đồng, một lần mua tiết kiệm được khoảng 30 -35 ngàn đồng tùy từng thời điểm. Tuy không nhiều nhưng chịu khó tích cóp thì chi phí sinh hoạt hàng tháng cũng giảm bớt được 1 khoản không hề nhỏ.
3. Đi chợ đầu mối
Ảnh minh họa.
Một trong những cách mua sắm tiết kiệm của chị Khánh là chịu khó đi chợ đầu mối: "Thường cuối tuần có thời gian mình lại rủ anh xã đi chợ đầu mối mua sắm hoa, củ, quả, thức ăn cho cả tuần. Chợ đầu mối là nơi tập trung tất cả nguồn hàng, thực phẩm các nơi đổ về nên giá cả mềm hơn giá ở các chợ cóc rất nhiều. Chỉ tội phải chịu khó dậy sớm, đi xa 1 chút".
4. Mua đồ quê
Rau củ chị Khánh mua dưới quê mang lên ăn dần. (Ảnh: NVCC)
Cả hai vợ chồng mình đều xuất thân tỉnh lẻ, hai bên nội ngoại đều làm nông, sẵn rau quả sạch nên mỗi lần về mình lại mua rất nhiều gà vịt, ngan ngỗng, cá. Thường mình mua cả chục con lên bỏ tủ lạnh ăn dần như thế vừa mua được thực phẩm sạch, đảm bảo thơm ngon, giá lại rẻ.
5. Mua thực phẩm đúng mùa
Ảnh minh họa.
Cũng theo kinh nghiệm của chị Khánh, để tiết kiệm chi phí sinh hoạt chị em nên chọn mua thực phẩm hoa củ quả đúng mùa, như thế vừa hạn chế được thuốc sâu mà giá cả lại rẻ hơn rất nhiều so với việc chúng ta đi chợ mua đồ trái mùa.
6. Chịu khó "săn" chương trình giảm giá của các khu vui chơi dành cho các con
Luôn mong muốn các con được vui chơi thỏa thích bên bố mẹ vào những ngày cuối tuần hay ngày nghỉ lễ nên chị Khánh thường xuyên cập nhật, tìm kiếm các địa điểm vui chơi dành riêng cho các con với chi phí vừa phải. Nhất là những dịp khuyến mại, giảm giá vé vui chơi, chị đều không bỏ qua.
Ảnh minh họa.
"Ngoài ra, vợ chồng mình cũng tranh thủ cuối tuần đưa con tới những công viên có không gian cây xanh trong lành thoáng đãng để các con được thoải mái chạy nhảy, giao hòa cùng thiên nhiên và cảm nhận cuộc sống quanh mình", chị Khánh chia sẻ thêm.
Đi chợ ngày Tết cái gì cũng tăng chóng mặt, hội các bà nội trợ phải thuộc lòng 6 mẹo chi tiêu để tiết kiệm triệt để Mỗi năm cứ đến thời điểm này, nhiều bà nội trợ lại kêu trời vì cầm tiền đi chợ ngày Tết chẳng khác gì cầm cục đá trên tay khiến việc chi tiêu luôn quá tay. Để chi tiêu ngày Tết không quá tay khi mua sắm và kiểm soát được mọi thứ trong kế hoạch, ngay từ giờ bà nội trợ hãy...