Dư vị của cô gái thích đắng
Em thích vị đắng nên mọi người cứ nghĩ cô gái như em chắc phải cứng cỏi thế nào ấy.
Thật ra con người ta chắc chắn phải nếm được đắng thì mới biết mình thật sự có thích ngọt hay không. Đời này nếu không thử nếm trọn hết các dư vị thì người cứ nghĩ một vị nào đó mình đã qua thử “ừ thì mính thích nó”.
Vậy sao giữa ngọt và đắng em lại không cho mình chút dịu dàng con gái trong vị ngọt thanh xuân?
Em cũng chẳng hiểu được. Em thích những thứ đắng, em thích những trắc trở, em cũng chưa muốn cuộc sống mình bình yên và an nhàn.
Em lạ, em nhỉ?
Chỉ là do số ít cô gái chọn cho mình cuộc sống lắm chông gai, họ thích thách thức mình với cuộc đời. Anh đừng bao giờ nghĩ cứ con gái thì chỉ việc cuộc đời họ dựa vào ai đó từ tâm hồn cho đến cuộc sống. Nếu thật sự hiểu được một cô gái có vị đắng trong lòng, anh sẽ thấy họ kiên cường trước những vết lòng in sâu trong họ hơn cả những thứ anh thấy và anh có thể từng trải.
Cũng chính thế, trong những câu chuyện buồn, người ta hay thấy hình ảnh tách cà phê đắng một mình. Hay trong những ngày mưa, một ly socola nóng làm ấm lòng người.
Video đang HOT
Dư vị đắng mà em thích thật sự là thứ duy nhất giúp em tự mình sưởi lòng cho qua những giông bão. Vốn dĩ, đâu có cuộc sống cứ mãi có nắng đẹp trời, nên dù có giông tố em tìm được cho lòng mình thứ gì để sưởi thì có phải chăng em đã bản lĩnh hơn rồi. Em không chỉ an nhiên hưởng thụ ánh nắng trời, em còn tận hưởng cả mưa giống. Cuộc sống em thấy tối nhưng thực chất với tất cả dư vị em đều hòa vào và sống tốt.
Ở một câu chuyện khác, nếu chọn vị đắng là dư vị cuộc sống thì em cũng biết sẽ chẳng dễ tìm được người song hành thật sự hiểu mình, song, em cũng chẳng còn bận tâm ai kề cận mình. Em chọn cách độc bước.
Có nhiều người vẫn bảo con gái hãy mở lòng ra. Lòng em vẫn mở chỉ là vị đắng của lòng em chẳng ai cảm thụ được cùng em. Nên nếu cứ cố làm cho lòng ngọt ngào thì nó chẳng còn là dư vị của riêng em nữa. Vì vị đắng mất đi, thì những ngày chẳng còn nắng em sẽ khó lòng bước đi thật mạnh mẽ.
Hành trình của em tuy là nhìn vào có chút ảm đạm nhưng đâu ai biết thật ra chính những gam màu tối thì em mới thật sự tỏa sáng là chính em được. Còn cứ mãi dưới ánh sáng chung mà không có đi nhịp thở của chính mình thì thật sự em chẳng mong. Dù là hành trình em độc bước nhưng em sẽ chẳng cô đơn. Em cảm thụ cuộc sống bằng dư vị của chính mình. Và cũng chính vì vậy sẽ có lúc nào đấy những thứ đồng điệu sẽ chạm được lòng nhau trong trang sau của cuộc sống.
Theo Guu
Nàng dâu vung tay làm lễ, mẹ chồng tái mặt xót tiền
Tôi ở chung nhà với bố mẹ chồng. Hai ông bà đều có lương hưu và rất thương con cháu. Chồng tôi làm kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh tế khá giả.
Ở cơ quan tôi có chị Hương rất sành sỏi chuyện phong thủy, thờ cúng. Chị bảo, năm nay chồng tôi sao Thái Bạch, tôi thì Kế Đô, cả hai vợ chồng đều bị sao xấu. Đầu năm cẩn thận thì nên mời thầy về nhà cúng dâng sao giải hạn để cả năm làm ăn thuận lợi.
Chị giới thiệu cho tôi thầy Thành, người gần nhà chị. Theo lời chị, thầy Thành được cả khu hạ tín nhiệm và làm lễ rất bài bản. Tuy nhiên muốn mời được thầy thì phải đặt lịch từ trước. Vì người dân ở cả các huyện lân cận biết tiếng đều nhờ.
Tôi hỏi kĩ về giá cả của khóa lễ cho 6 người trong gia đình (gồm vợ chồng tôi, 2 con, bố mẹ chồng) hết gần 20 triệu đồng (chưa kể tiền vàng mã).
Chị bảo, chi 20 triệu đồng cho cả nhà trong một năm để yên tâm làm ăn, học hành thì quá rẻ, nhà chị năm nào cũng làm. Vì thế tôi liền nhờ cậy chị mời thầy tới nhà làm giúp khóa dâng sao giải hạn vào ngày mồng 9 tháng Giêng.
Nhờ chị Hương xong xuôi, tôi đưa luôn 10 triệu để chị gửi thầy trước, còn lại sẽ thanh toán sau. Sau đó về nhà, tôi mới kể chuyện với bố mẹ chồng. Cứ nghĩ sẽ được mọi người ủng hộ vì lo việc cho cả nhà đầu năm, ai ngờ, mẹ chồng tôi giãy nảy, bà nói tôi sống lãng phí, không biết thương chồng, thương con. Bà còn yêu cầu tôi gọi điện cho thầy hủy lễ. Tôi đành nín nhịn rồi im lặng cho qua...
Gần đến ngày lễ, tôi vẫn giữ quan điểm nên gọi điện cho thầy và nghe lời thầy mua đầy đủ vàng mã. Đó là 6 con ngựa, tiền vàng, mũ mã, một ít trang sức, nhà cửa, ô tô... để biếu các vị thần và gia tiên.
Tôi mang về nhà, mẹ chồng tôi nhìn thấy, bà nói ầm ĩ. Bà bảo vợ chồng tôi không chịu tiết kiệm, hoang phí vào những chuyện vô bổ. Bà cho rằng, nếu biếu như thế mà giải được hạn thì làm gì còn ai ốm đau, bệnh tật và làm gì còn bệnh viện nào hoạt động. Rồi cuộc sống khi trắc trở, khi thuận lợi là chuyện thường...
Tôi không muốn đôi co với mẹ chồng nên chỉ nói: "Con đã đặt lịch mời thầy và mua sắm đầy đủ rồi nên không hoãn được". Sau đó, tôi xin phép đi làm mà không để ý đến gương mặt nặng trịch của mẹ chồng.
Đến ngày làm lễ, mẹ chồng lấy cớ trông cháu nhỏ nên mặc kệ tôi xoay sở.
Tôi mang đồ mã ra góc sân đốt, bà cũng không đoái hoài. Con trai lớn của tôi rất thích thú khi nhìn mấy con ngựa giấy xanh đỏ nên giành phần đốt vàng mã của mẹ. Vì vậy tôi quay vào thu dọn mâm lễ trong nhà.
Tôi vào nhà 5 phút thì nghe thấy tiếng con khóc ré. Hóa ra trong lúc đốt vàng mã, con bị lửa bén vào bỏng ngón tay.
Tôi hốt hoảng đưa con vào nhà tắm ngâm tay vào chậu nước. Ngoài sân đống mã đang cháy bùng bùng làm sạm đen cành bưởi đầy lộc và hoa. Mẹ chồng tôi phải tản vàng mã thấp xuống để ngọn lửa không bén lên cành cây. Tuy nhiên hôm sau mấy chậu hoa cảnh bố chồng tôi để gần đó bỗng héo rũ...
Mẹ chồng tôi nhân cớ đó đay nghiến tôi, bảo tôi mê tín, ham đốt vàng mã thật nhiều trong khi lộc lá đâu chưa thấy, chỉ thấy toàn xui xẻo đầu năm.
Hôm qua, thấy báo chí, truyền hình đưa tin Hội Phật giáo khuyến khích người dân không đốt vàng mã, bà vui lắm. Trong bữa cơm, bà bảo: "Cả đời mẹ chưa dâng sao giải hạn, chưa đốt vàng mã cả đống tro như thế bao giờ mà vẫn yên ổn đấy thôi, cái Thương phải rút kinh nghiệm sâu sắc đấy nhé".
Tôi tức sôi người nhưng vẫn phải nín nhịn. Giá hôm lễ dâng sao, bà giúp tôi đốt vàng mã thì con trai tôi đâu có bị bỏng, giờ mọi tội tình bà đều đổ hết lên đầu tôi.
Tôi làm lễ dâng sao giải hạn đầu năm là muốn cả năm gia đình tốt lành, sao mẹ chồng lại đổ cho tôi toàn tiếng xấu? Có chị em nào lâm vào cảnh "ngậm bồ hòn làm ngọt" giống tôi không?
Theo Tinmoi24
Chút xa xôi để em thấy mình nhớ anh nhiều hơn Chúng ta về với nhau dưới một mái nhà đã gần 3 năm. Đây là thời gian đầu của 5 năm thử thách. Vui có buồn có, giận nhau, chán chường hay thậm chí muốn chia xa. Chưa bao giờ anh đi xa em đến 1 tuần chứ chưa nói gì đến lần công tác 1 tháng này, chưa bao giờ anh cách...