Dự trữ kho hàng, linh hoạt trạm trung chuyển khi COVID-19 kéo dài
Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát và kéo dài, nhiều chợ đầu mối, siêu thị phải tạm ngừng hoạt động do liên quan các ca nhiễm COVID-19, một số chuyên gia thương mại cho rằng: Cần khơi thông nguồn hàng, hệ thống phân phối, tăng cường dự trữ hàng, thậm chí có thể dùng bến xe, sân vận động để làm trạm trung chuyển hàng hóa nhằm tránh đứt gãy nguồn cung.
Cơ quan chức năng phong tỏa chợ đầu mối phía Nam sáng 28/7 vì một tiểu thương bán trứng tại chợ dương tính với SARS-CoV-2. Ảnh: Trung Nguyên/Báo Tin tức
Trao đổi với phóng viên báo Tin tức ngày 7/8, ông Vũ Vinh Phú, nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại, nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội nhận định: “Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại của Việt Nam hiện đảm nhiệm 20% doanh số bán lẻ, chỉ phục vụ được 10% hàng thực phẩm tươi sống thiết yếu, còn 90% nhóm hàng này tập trung tại các chợ, cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini “.
Theo ông Vũ Vinh Phú, tại TP Hồ Chí Minh – nơi đang là tâm dịch phía Nam- mặc dù lực lượng chức năng có nhiều cố gắng trong chỉ đạo hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ nhưng vì lực có hạn, sự chuẩn bị để đón đợt dịch bùng phát lớn chưa được đầy đủ nên dẫn tới những lúng túng trong điều hành nguồn hàng, gắn kết chuỗi sản xuất phân phối, tổ chức bán cho người tiêu dùng… Từ đó dẫn tới hàng có nơi bị thiếu “giả tạo”, mua bán bị đứt đoạn phiền hà, giá một số mặt hàng có những thời điểm tăng đột biến.
Theo Sở Công Thương Hà Nội, tính đến nay trên địa bàn có 8.216 điểm bán hàng bình ổn giá đã được niêm yết công khai; đồng thời 2.500 điểm bán hàng lưu động do các quận, huyện, thị xã bố trí sẵn sàng kích hoạt. Ảnh: TTXVN.
Tại Hà Nội, chuỗi cung ứng hàng hoá cho hơn 10 triệu người dân Hà Nội cũng đang khiến nhiều người lo lắng vì tính đến ngày 4/8, có 20 chợ đầu mối và chợ dân sinh dừng hoạt động. Các chợ đầu mối đang tạm đóng cửa như phía Nam, Minh Khai, chợ Long Biên…, là những nơi trung chuyển, tập kết phần lớn hàng hoá nông sản, thực phẩm cho thủ đô. Chưa kể liên quan tới các ca nhiễm COVID-19 tại Công ty TNHH cung ứng thực phẩm Thanh Nga, hiện có tới 52 siêu thị, cửa hàng tiện lợi phải đóng cửa khiến cung ứng nông sản gặp khó khăn. Giá một số mặt hàng thực phẩm, rau xanh tại các chợ dân sinh đã bắt đầu tăng.
Video đang HOT
Trong bối cảnh này, theo ông Vũ Vinh Phú, bài học cho Hà Nội hay nhiều địa phương khác là tổ chức nguồn hàng cho hệ thống phân phối phải đảm bảo liên tục, không để đứt gãy bởi những trở ngại của việc phòng chống dịch trên các cung đường vận chuyển, tạo những “luồng xanh” vận chuyển hàng hóa. “Việc này cần có sự phối hợp của ngành giao thông vận tải, các địa phương cung ứng hàng cho thành phố; lực lượng công an, y tế, quản lý thị trường, phải có một tổ chức chỉ huy thống nhất để giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh hàng ngày hàng giờ”, ông Vũ Vinh Phú cho biết.
Việc dự trữ hàng tại các chợ đầu mối hay kho hàng ở các đơn vị bán lẻ có vai trò rất quan trọng trong việc tạo sự ổn định tâm lý mua bán của người dân thành phố, giá cả ổn định để tránh tình trạng kẻ xấu lợi dụng mua vét hàng hóa để đẩy giá lên cao.
“Hà Nội cần kích hoạt ngay kịch bản lập chợ đầu mối tạm, chợ dã chiến hay kho trữ hàng dã chiến tại các khu đất trống trong nội thành hoặc ở các quận ngoại thành như: Long Biên, Gia Lâm… Việc này giúp thay thế cho các chợ đầu mối đóng cửa để các tiểu thương có địa điểm tập kết, luân chuyển hàng, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng”, bà Vũ Thị Hậu – Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam đề xuất. Tại chợ đầu mối dã chiến, các tiểu thương phải tuân thủ nghiêm phòng dịch, phải có test nhanh COVID-19 âm tính mới được bán hàng tại chợ.
Theo Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, hằng ngày lượng hàng từ các tỉnh về Hà Nội lên tới hàng trăm nghìn tấn các loại. Nếu việc tổ thức phân phối chậm, chậm lập chợ đầu mối dã chiến, hàng hoá ùn tắc, sẽ khiến giá tại các chợ dân sinh bị đẩy cao, tiểu thương lấy hàng khó khăn.
Mới đây, đại diện Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội đã đề nghị thành phố Hà Nội dùng bến xe Yên Nghĩa (quận Hà Đông), sân vận động huyện Thanh Trì, sân vận động huyện Hoài Đức và một số vị trí khác tại huyện Gia Lâm để làm điểm trung chuyển nông sản, hàng hoá thiết yếu. Ngoài ra, đề xuất với Bộ NN&PTNT cho sử dụng Trung tâm Xúc tiến thương mại của Bộ tại quận Cầu Giấy làm nơi tập kết trung chuyển hàng từ các tỉnh, giảm tải cho chợ đầu mối.
Trong khi tìm địa điểm để lập trạm trung chuyển, Sở Công Thương Hà Nội đang cùng các doanh nghiệp mở các điểm bán lưu động tới từng cụm dân cư. Ví dụ tại phường Bạch Mai (quận Hai Bà Trưng) có 2 điểm bán rau và thịt cho người dân ở phố Bạch Mai và Hồng Mai với giá cả hợp lý. Ngoài ra, các kênh bán trực tuyến, qua sàn thương mại điện tử, điện thoại, hay bán hàng combo, đi chợ hộ… đều đang được đẩy mạnh nhằm giảm tải cho kênh bán trực tiếp truyền thống.
Để nguồn cung hàng hoá thiết yếu không bị đứt gãy, bà Trần Thị Phương Lan – quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết: Sở đang tìm các nơi đất trống, bến xe đang dừng hoạt động, sân vận động hay các chợ chưa hoạt động hết công suất… tại các cửa ngõ ra vào Hà Nội, để làm nơi trung chuyển hàng hoá, giãn cách cho các chợ đầu mối đang tạm đóng; hoặc chia nhỏ các điểm tập kết, các điểm bán hàng để không làm đứt gãy nguồn cung.
“Trong thời gian thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 17 của UBND thành phố Hà Nội, việc cung ứng hàng hóa cho người dân đảm bảo đầy đủ, giá cả bình ổn, không để thiếu hàng, ’sốt’ hàng, không để người dân không mua sắm được hàng hóa thiết yếu”, bà Trần Thị Phương Lan nhấn mạnh. Phía Sở Công thương Hà Nội dự kiến một số điểm, gồm Bến xe Hà Đông; Cụm công nghiệp Nam Hà Nội; Khu tái định cư tại Tiên Dược, Sóc Sơn; Khu triển lãm tại 489 Hoàng Quốc Việt và 1 điểm ở Gia Lâm… để trung chuyển hàng hóa, hạn chế vào các chợ đầu mối sâu trong nội thành.
Công bố thêm một loạt siêu thị VinMart, VinMart+ liên quan ca Covid-19
Cơ quan chức năng vừa cập nhật thêm danh sách loạt siêu thị VinMart, VinMart có liên quan đến ca nhiễm Covid-19 tại Công ty TNHH Cung ứng thực phẩm Thanh Nga.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội (CDC) đã thông tin thêm danh sách những địa điểm có liên quan đến Công ty TNHH Cung ứng thực phẩm Thanh Nga - nơi có nhiều lao động dương tính với Covid-19. Trong đó, cập nhật thêm danh sách một loạt siêu thị VinMart, VinMart có liên quan đến ca nhiễm Covid-19 tại Công ty Thanh Nga.
Trao đổi với Dân trí trước thông tin này, phía VinCommerce (đơn vị chủ quản chuỗi bán lẻ VinMart/VinMart ) cho biết vẫn cập nhật theo danh sách của CDC. Việc đóng cửa các cửa hàng có liên quan đến ca nhiễm phụ thuộc vào đánh giá, thẩm định và quyết định của cơ quan chức năng, công ty sẽ thực hiện tuân thủ.
Sáng 3/8, đại diện doanh nghiệp này cho biết thêm tính đến 6h sáng, CDC Hà Nội thông báo chưa phát hiện trường hợp F0 thứ phát nào từ nhà cung cấp Thanh Nga cho các cửa hàng, siêu thị bán lẻ tại Hà Nội. Cũng theo phía VinCommerce, các siêu thị, cửa hàng có liên quan sẽ "tạm dừng hoạt động" để khoanh vùng, truy vết. Các cửa hàng khác vẫn hoạt động bình thường.
Một loạt siêu thị VinMart, VinMart có liên quan đến ca nhiễm Covid-19 tại Công ty Thanh Nga mới được cập nhật (Ảnh minh họa).
Danh sách cập nhật siêu thị VinMart liên quan ca F0 tính đến tối ngày 2/8 bao gồm: VinMart Liễu Giai; VinMart Tân Xuân; VinMart Đức Thắng; VinMart An Bình; VinMart Ecohome 1; VinMart Trung Kính; VinMart Thăng Long; VinMart Đan Phượng; VinMart Trúc Khê; VinMart Nguyễn Chí Thanh; VinMart La Thành; VinMart 36 Hoàng Cầu; VinMart Times City; VinMart 122 Vĩnh Tuy; VinMart Hoài Đức; VinMart Yên Sở; VinMart Nguyễn Văn Cừ 2; VinMart Royal City; VinMart Trương Định; VinMart Hoàng Cầu; VinMart Văn Quán; VinMart Hà Đông; VinMart VCC Trần Duy Hưng; VinMart Trung Hòa; VinMart Mon City; VinMart Lê Đức Thọ; VinMart Âu Cơ; VinMart Gadaniac; VinMart Vũ Tông Phan; VinMart Kim Giang; VinMart 81 Vũ Trọng Phụng; VinMart B2 Pandora Triều Khúc.
Danh sách cửa hàng VinMart có liên quan ca F0 gồm VinMart Vũ Thạnh; VinMart Quỳnh Mai; VinMart Tân Mai; VinMart Yên Sở; VinMart UDIC Riverside 1 Vĩnh Tuy (Hai Bà Trưng); VinMart CT6 Định Công (Hoàng Mai); VinMart 10 tổ 30 Thịnh Liệt (phường Thịnh Liệt, Hoàng Mai); VinMart 179 Thịnh Liệt (phường Thịnh Liệt, Hoàng Mai); VinMart 9 Thịnh Liệt (phường Thịnh Liệt, Hoàng Mai); VinMart CT4 Tứ Hiệp, Thanh Trì; VinMart Thôn 3 Vạn Phúc, Thanh Trì; VinMart Kiot 03A 03B 04 CT6 KĐ xã Tứ Hiệp, Thanh Trì.
Ngoài ra, danh sách một số cửa hàng VinMart có liên quan tới ca F0 của nhà cung cấp Thanh Nga ở Văn Giang, Hưng Yên có VinMart WB-B02 Westbay, xã Xuân Quan; VinMart 175 The Mariana, xã Phụng Công; VinMart 209 Park River, xã Xuân Quan; VinMart S3-02 Tòa Sky 3(A4) xã Xuân Quan; VinMart S1-01 Tòa Sky 1(B1) Ec, xã Xuân Quan; VinMart WB-D03 Westbay, xã Xuân Quan; VinMart RA1 Ecopark, xã Xuân Quan.
Trước đó, tính đến hết ngày 2/8, Sở Y tế Hà Nội đã công bố 22 ca dương tính Covid-19 liên quan đến Công ty thực phẩm Thanh Nga, địa chỉ tại ngõ 651 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng. Công ty này có 2 cơ sở gồm cơ sở chính tại 15/651 Minh Khai và kho đông lạnh tại địa chỉ 82/651 Minh Khai (nơi có nhiều nhân viên sinh sống), hoạt động lĩnh vực cung cấp thịt bò.
Cũng theo VinCommerce, Thanh Nga là nhà cung cấp thịt cho một số siêu thị, cửa hàng của hệ thống này tại Hà Nội. Phía công ty cũng dừng nhận hàng từ nhà cung cấp này, sau khi nhận được thông tin xác định các ca F0 liên quan. Thông tin lan truyền trên mạng xã hội về danh sách hàng trăm siêu thị, cửa hàng thuộc hệ thống này có tiếp xúc F0 của nhà cung cấp Thanh Nga là không chính xác.
Trong tối 2/8, Bộ Công Thương cũng thông tin về phương án đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu tại Hà Nội khi một loạt siêu thị, trong đó có siêu thị VinMart và VinMart liên quan đến ca nhiễm Covid-19.
Theo đó, cơ quan này cho biết hoạt động kinh doanh của các đơn vị khác vẫn diễn ra bình thường, hàng hóa vẫn được cung ứng an toàn và luôn được bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu mua sắm của người dân với giá bán ổn định.
Để bảo đảm an toàn dịch bệnh và duy trì hoạt động tại các cơ sở kinh doanh hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân, Bộ Công Thương cũng đã chỉ đạo Sở Công Thương Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động các cơ sở có ca lây nhiễm Covid-19 để xử lý ngay các biện pháp phòng chống lây lan dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Đồng thời, Sở Công Thương Hà Nội chỉ đạo các doanh nghiệp có phương án tăng lượng hàng dự trữ để bảo đảm đáp ứng đủ cho nhu cầu của người dân khi dịch bệnh có diễn biến phức tạp hơn.
Đã có quy định chung, đừng thêm điều kiện riêng tự làm khó mình Nơi thừa mứa không bán được hàng, nơi không có hàng để bán và giá cao là thực trạng tiêu thụ nông, thủy sản thời gian qua. "Ngóng chờ" tiêu thụ, chế biến Long An đang vào vụ thu hoạch nhiều mặt hàng nông, thủy sản, phần lớn nông sản Long An được cung cấp cho các thị trường như: TP.HCM và một...