Dù tỉ lệ F0 ở vùng vàng, cận xanh và xanh tại TP HCM tăng, chuyên gia chỉ ra tín hiệu đáng mừng, tiến tới “bình thường mới”
Theo chuyên gia đánh giá, việc F0 tại TP HCM đang tăng nhanh là bình thường, phát hiện càng nhiều thì càng nhanh hết dịch bệnh.
Sau 3 ngày các quận, huyện tại TP HCM đủ điều kiện để thí điểm cuộc sống bình thường mới: Quận 7, huyện Củ Chi,… Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM) đã có những nhận định về thời gian tới của TP.
PV: Thưa bác sĩ, sau 3 ngày một số quận, huyện thí điểm cuộc sống “bình thường mới”, bác sĩ có đánh giá như thế nào?
Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Tôi thấy như tình hình hiện, sau 30/9 TP HCM có thể nới lỏng thêm vài nơi nếu tiến độ phủ vaccine cao. Nhưng theo tôi đánh giá như bây giờ là rất tốt rồi.
PV: Những ngày qua, tỉ lệ dương tính tại vùng vàng, xanh và cận xanh tại TP HCM tăng, liệu rằng thí điểm trên đang là nguyên do?
Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Theo tôi không phải như vậy, hơn nữa hiện giờ chúng ta không nên đếm số ca bệnh, mà chúng ta chỉ cần chú ý đến số ca bệnh nặng thôi.
Video đang HOT
Tức là, thời điểm bây giờ, mọi người hãy chuẩn bị tâm lý sống chung với dịch bệnh, ai cũng có thể nhiễm và nhiễm đã có thuốc điều trị tại nhà. Có thuốc, có vaccine thì COVID-19 cũng giống các bệnh khác mà thôi. Tôi gọi giai đoạn này là: “Thấy bệnh thì có trách nhiệm với nó, thấy bệnh nặng thì chữa”.
Về việc tỷ lệ người được phát hiện dương tính những ngày qua tăng cao, chuyện đó là chuyện bình thường, càng phát hiện nhiều thì càng mau hết dịch. Vì hiện tại độ phủ vaccine ở TP HCM đã trên 8,5 triệu liều.
Đến giai đoạn chống dịch này chúng ta không nên để ý đến số ca nhiễm bệnh mà hãy để ý đến số ca nặng, miễn sao đừng để tử vong.
PV: Vậy bác sĩ có đánh giá gì về việc TP.HCM hiện đang mắc kẹt giữa các tiêu chí chống dịch. Trong khi Bộ Y tế đặt ra 4 tiêu chí để đảm bảo mở cửa cuộc sống trở lại “bình thường mới”, thì TP HCM chỉ đáp ứng được 2/4 tiêu chí thôi?
Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Tôi thấy Bộ Y tế đưa ra 4 tiêu chí là số ca mắc mới tại cộng đồng giảm; Tỉ lệ mẫu dương tính bằng RT-PCR trong ngày giảm, không xuất hiện chuỗi-chùm bệnh; Đáp ứng số giường ICU; Tỉ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 để áp cho TP HCM và các tỉnh thành khác chưa phải là cách hay. Vì ở mỗi địa phương, mỗi tỉnh có tình hình thực tế khác nhau.
Trong khi đó đối chiếu với tình hình dịch bệnh thực tế tại TP HCM có thể thấy có 2 tiêu chí mà TP đạt được là về tỉ lệ tiêm vaccine và đảm bảo số giường hồi sức. Như vậy là chưa đúng với thực tế.
Ví dụ, với tiêu chí số ca mắc mới tại cộng đồng theo tuần có xu hướng giảm liên tục so với hai tuần liền kề trước đó và giảm ít nhất 50% so với tuần cao nhất trong đợt dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế thì TP HCM sẽ không thể nào đạt được vì hiện nay TP đang ghi nhận số ca nhiễm ở mức cao. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là dịch đang lan nhanh mà là vì TP đang thực hiện xét nghiệm diện rộng, cố gắng đẩy mạnh hơn nữa tiến độ bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng nên tình hình số ca mới cao như vậy.
Mục tiêu quan trọng nhất của TP là bảo vệ tính mạng của người dân và tránh quá tải cho hệ thống y tế. Vì vậy, chúng ta chỉ quan tâm đến số ca nhiễm nếu có tác động mạnh mẽ đến chỉ số trở nặng và tử vong, gây sức ép lên hệ thống y tế. Còn nếu không thì chỉ cần theo dõi để có các phương án khuyến cáo phòng chống lây nhiễm.
PV: Với những thực tiễn trên của TP HCM, bác sĩ có thể cho biết cái được và chưa được của TP, và thời gian tới ông hy vọng điều gì?
Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Hiện, TP đang đẩy mạnh công tác tiêm vaccine phòng COVID-19, việc này rất quan trọng và cần thực hiện gấp. Tuy nhiên cái tôi thấy chưa hợp lý là việc xét nghiệm đại trà. Hiện tại TP HCM cơ bản đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh, chúng ta không nên xét nghiệm đại trà để tốn thời gian. Mà chỉ nên tập trung vào những vùng có nguy cơ lây nhiễm cao. Như vậy thì việc tìm F0 mới đi đúng hướng và không tốn thời gian.
Sau 30/9 hy vọng tình hình dịch bệnh có thể ổn định hơn để TP HCM có thể yên tâm phát triển kinh tế.
Xin cảm ơn bác sĩ!
TP.HCM cấp mã QR cho người dân 3 quận, huyện trở lại làm việc
Sở TT&TT TP.HCM vừa có văn bản về triển khai thí điểm nền tảng ứng dụng thống nhất hỗ trợ phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh an toàn.
Theo đó, UBND quận 7, huyện Củ Chi, huyện Cần Giờ, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp; Ban Quản lý khu Công nghệ cao sẽ thí điểm nền tảng ứng dụng này.
Cụ thể, Sở TT&TT đã phối hợp với Sở Y tế phát triển nền tảng khai báo y tế điện tử của thành phố (Y tế HCM) thành nền tảng ứng dụng thống nhất để phục vụ người dân tham gia sản xuất, kinh doanh, lưu thông trong điều kiện phòng chống dịch COVID-19.
Mỗi người dân được cấp một mã QR trên ứng dụng điện thoại thông minh (Y tế HCM). Trong trường hợp người dân không dùng điện thoại thông minh thì sẽ được cấp mã số qua tin nhắn điện thoại (SMS) hoặc được cơ quan Nhà nước, đơn vị sử dụng lao động in mã QR ra thẻ.
Mã QR. (Ảnh minh họa)
Người dân thực hiện khai báo y tế điện tử trên ứng dụng điện thoại di động hoặc truy cập địa chỉ https://khaibaoyte.tphcm.gov.vn/ trước khi ra đường.
Mã QR hoặc mã số sẽ được dùng để xuất trình tại trạm kiểm soát; trụ sở sản xuất kinh doanh; các nơi kiểm soát ra vào theo quy định như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cơ sở bán thực phẩm... F0 cách ly tại nhà cũng sẽ khai báo sức khỏe trên ứng dụng này.
Đơn vị sản xuất, kinh doanh sẽ lập và duyệt danh sách người lao động được tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh theo số lượng và điều kiện của UBND TP Thủ Đức, quận, huyện. Doanh nghiệp kiểm tra người ra vào tại khu vực cần kiểm soát; kiểm tra, giám sát yếu tố dịch tễ khi phát hiện các cảnh báo từ hệ thống.
Sở TT&TT đề nghị các đơn vị xây dựng kế hoạch thí điểm ứng dụng nền tảng trong phạm vi quản lý của đơn vị, lập danh sách đối tượng dự kiến tham gia thí điểm và gửi về Sở TT&TT trong ngày 14/9.
Ứng dụng "Y tế HCM" được triển khai trên nguyên tắc liên thông, kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia, các nền tảng công nghệ phòng chống dịch của Bộ TT&TT, Bộ Y tế thông qua nền tảng kết nối chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP) và thành phố (HCM LGSP). Nền tảng sử dụng mã QR cá nhân thống nhất quốc gia, dùng chung giữa các ứng dụng như Bluezone, NCOVI, VHD, VNEID.
Thí điểm đi lại, mua bán ở vùng xanh: Dân dè dặt, kiểm soát vẫn chặt Ngày 16-9, ngày đầu tiên TP.HCM thí điểm thẻ xanh COVID-19 tại quận 7, huyện Củ Chi, Cần Giờ, các khu chế xuất và khu công nghệ cao trên địa bàn TP, người dân đi lại đông hơn và các chốt kiểm soát cũng kiểm tra kỹ hơn. Chị Nguyễn Thị Quỳnh Giao (quận 7, TP.HCM) ra đường đến ngân hàng rút tiền...