Du thuyền của ông Saddam Hussein trở thành chỗ uống trà cho ngư dân Iraq
Xác du thuyền của cố Tổng thống Iraq Saddam Hussein trở thành một địa điểm tham quan và là nơi các ngư dân trong khu vực thường lui tới để dã ngoại, uống trà.
Bị lật úp trên con sông Shatt al-Arab ở miền nam Iraq, xác chiếc du thuyền rỉ sét của cố Tổng thống Saddam Hussein giờ đây là một địa điểm thường xuyên lui tới của ngư dân trong khu vực.
Xác du thuyền “al-Mansul” trên sông Shatt al-Arab, Basra, Iraq. Ảnh: REUTERS
Video đang HOT
Theo hãng tin Reuters, du thuyền “al-Mansur” dài 121 m, là biểu tượng cho sự giàu có và quyền lực của ông Saddam Hussein. Du thuyền được đóng vào những năm 1980. Ngày nay, đây là điểm đến quen thuộc của khách tham quan. Ngư dân trong khu vực cũng thường xuyên leo lên xác du thuyền để tổ chức dã ngoại và uống trà.
“Khi nó thuộc sở hữu của cựu tổng thống, không ai có thể lại gần nó. Tôi không thể tin rằng du thuyền này từng thuộc về ông Saddam Hussein. Và bây giờ tôi là người đến gần nó” – ngư dân Hussein Sabahi nói khi đang uống trà trên xác du thuyền.
Ông Saddam Hussein đã ra lệnh lái chiếc du thuyền rời thành phố Umm Qasr đến thành phố Basra, miền nam Iraq để đảm bảo an toàn, vài tuần sau khi liên quân quốc tế do Mỹ lãnh đạo mở cuộc tấn công Iraq ngày 20-3-2003.
Tuy nhiên, nó đã bị tấn công và lật úp sau đó. Theo Reuters, ông Saddam Hussein chưa từng lên chiếc du thuyền.
Xác du thuyền “al-Mansur” nhìn từ trên không. Ảnh: REUTERS
Sau khi ông Saddam Hussein bị lật đổ, chiếc du thuyền đã bị cướp phá. Mọi vật dụng trên tàu, từ đèn chùm, đồ nội thất cho đến các bộ phận của tàu đều bị lấy đi.
Là một trong ba chiếc du thuyền thuộc sở hữu của ông Saddam Hussein, du thuyền al-Mansur có thể chứa tới 200 khách và có sân bay trực thăng. Một du thuyền khác của ông đã được cải tạo thành khách sạn ở TP Basra.
IMF dự báo tăng trưởng GDP của khu vực Trung Đông - Bắc Phi sẽ đạt 5% trong năm 2022
Một quan chức cấp cao của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 13/10 cho biết, IMF dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực Trung Đông-Bắc Phi (MENA) sẽ đạt 5% trong năm nay, cao hơn mức 4,1% ghi nhận trong năm ngoái, trước khi giảm xuống 3,6% vào năm 2023, do các điều kiện toàn cầu ngày càng xấu đi.
Công nhân làm việc tại một cơ sở khai thác dầu ở Basra, Iraq. Ảnh: AFP/TTXVN
Lạm phát trong khu vực MENA được dự báo sẽ ở mức trung bình 14,2% trong năm 2022 và sẽ tiếp tục ghi nhận mức cao trong năm tới, do giá lương thực và năng lượng leo thang. Tăng trưởng GDP của các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ ở MENA sẽ khởi sắc nhờ giá dầu cao.
Giám đốc phụ trách khu vực Trung Đông và Trung Á của IMF, ông Jihad Azour, đánh giá rằng khu vực MENA đã chống chọi được với "sự hợp lưu của các cú sốc", bao gồm sự biến động trên các thị trường hàng hóa, đà suy giảm tăng trưởng toàn cầu và các điều kiện tài chính toàn cầu ngày càng thắt chặt. Theo ông Azour, các điều kiện toàn cầu ngày càng xấu đi sẽ tác động tiêu cực đến triển vọng tăng trưởng của khu vực này trong năm tới.
Các nước xuất khẩu dầu mỏ trong khu vực MENA, bao gồm 6 quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn so với các nước khác trong khu vực, với mức tăng dự kiến đạt 5,2% trong năm nay nhờ giá dầu tăng mạnh.
Ông Azour cho rằng hoạt động kinh tế của các nước xuất khẩu dầu mỏ trong khu vực sẽ chậm lại vào năm 2023 khi quyết định cắt giảm sản lượng của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng các đồng minh, gọi là OPEC , được thực thi, giá dầu sụt giảm và nhu cầu dầu toàn cầu đi xuống.
Giá dầu thế giới phiên 21/6 phục hồi do lo ngại nguồn cung bị thắt chặt Giá dầu thế giới tăng trong phiên 21/6, sau khi giảm mạnh trong tuần trước. Một cơ sở lọc dầu ở Basra, Iraq. Ảnh: AFP/TTXVN Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng Bảy tăng 1,09 USD, hay 1%, lên chốt phiên ở mức 110,65 USD/thùng tại Sàn giao dịch hàng hóa New York. Giá dầu Brent giao tháng Tám tăng 52 xu...