Dù thế nào cũng đừng thiếu nợ ai
Trong tam thế nhân quả văn có viết: “Vì sao kiếp này làm trâu ngựa, bởi vì kiếp trước nợ tiền không trả hết nợ”.
Ngày xưa, ở nước Kế Tân có hai anh em trai, người anh xuất gia tu hành, chứng đắc quả vị La Hán, còn người em ở nhà gây dựng sự nghiệp kinh doanh, người anh thường xuyên đến khích lệ dạy bảo người em, phải thực hành theo điều Phật dạy bảo, thường xuyên tu thiện tích phúc. Nếu mà có thể tu thiện thì không chỉ bây giờ có lợi ích, mà đến khi kết thúc sinh mệnh, cũng sẽ được đầu thai đến nơi tốt.
Người em luôn luôn trả lời: “Anh à, anh bây giờ xuất gia rồi, đừng xen vào những việc thế tục này nữa, em còn phải chăm sóc vợ, ruộng đất, tài sản, tiền bạc cần phải có. Em có nhiều việc phải xử lý như thế, anh đừng lãng phí lời nói, lãng phí thời gian nữa!”. Về sau người em sinh bệnh mà chết, đầu thai thành súc vật, biến thành một con trâu, hàng ngày đều phải chở muối vào nội thành cho chủ. Người anh tu hành từ trong nội thành đi ra gặp phải, liền giảng giải, con trâu này nghe xong đau khổ bi thương mà khóc không dừng.
Chủ nhân của con trâu liền hỏi người anh kia: “Anh rốt cuộc là nói cái gì vậy? Mà khiến cho con trâu của tôi buồn phiền khổ sở như thế?”. Người anh trai trả lời: “Con trâu này kiếp trước là em trai của tôi, trước đây vì thiếu nợ ông một đồng tiền muối ăn, cho nên phải đầu thai thành trâu, giúp ông làm việc để hoàn trả nợ nần”.
Người bằng lòng đem tiền cho chúng ta vay, điều này chứng tỏ người đó đối với chúng ta là rất tốt, cũng rất tin tưởng tín nhiệm, chúng ta cần phải giữ lời hứa của mình, không thể nói vay rồi không trả. Người ta cũng không có nói là bằng lòng tặng cho chúng ta, sao có thể không trả được? Nếu quả thực nhất thời chưa thể đem tiền trả cho người ta được, chúng ta nên nói rõ ràng cho họ hiểu được, hơn nữa cũng phải cố gắng kiếm tiền để hoàn trả người ta.
Bởi vì người cho chúng ta vay cũng là bạn bè tốt nên sẽ thông cảm mà cho chúng ta trả chậm dần. Chúng ta luôn luôn phải ghi nhớ trong lòng, càng sớm càng tốt hoàn trả nợ cho người ta, đây mới là người có trách nhiệm.
Video đang HOT
Trong tam thế nhân quả văn có viết: “Vì sao kiếp này làm trâu ngựa, bởi vì kiếp trước nợ tiền không trả hết nợ”. Chúng ta phải minh bạch lý này, tuy là trong kinh văn khuyên bảo con người trong cuộc đời hãy làm việc thiện, nhưng về bản chất, đạo lý chính là khó tránh khỏi quan hệ nhân quả, người cho vay tiền kỳ thực có công đức rất lớn.
Mặc dù không phải là quyên tặng cho người khác, nhưng mà, nếu như người không phải là đang gặp khó khăn hay nguy hiểm gì, thì bình thường sẽ không đi vay tiền. Mà việc cho vay này sẽ giúp người đó đủ để vượt qua khó khăn đó, cho nên công đức là rất nhiều.
Có khi chúng ta cho người khác chút tiền không giúp ích bằng người đó đi vay người khác nhiều tiền. Bởi vì cho ít tiền có thể không làm được việc lớn, nhưng vay một số tiền, tài sản lớn lại giúp người ta hoàn thành xong việc lớn, làm cải biến cuộc đời.
Mà cuộc đời cải biến là do được người khác ban tặng thông qua việc cho mượn tiền, nên mới được như ước nguyện, cho nên mặc dù là đi mượn rồi trả, cũng vẫn nên biết ơn trong lòng.
Thiếu nợ một túi muối mà phải trả một cái giá quá đắt, huống chi thiếu người khác mấy trăm đồng, mấy ngàn đồng, mấy vạn, mấy chục vạn mà không trả? Tiền chúng ta mắc nợ cũng sinh ra lãi giống như tiền tiết kiệm trong ngân hàng vậy, mỗi ngày không trả thì mỗi ngày tiền lãi sẽ tăng lên.
Nợ tiền thì hãy tranh thủ thời gian mà hoàn trả ngay đi nhé! Làm người thế gian, ngay cả đến bản chất làm người cũng không làm được, vậy thì sao có thể cầu tiền tài mà được tiền tài, chứ chưa nói đến chuyện được giải thoát?
Con người thế gian không minh tỏ, lại cho rằng thiếu nợ tiền của người ta không trả thì là của mình rồi, là mình phát tài rồi, thật là không biết, trên đầu ba thước có thần linh, nhân quả một phần cũng không sai loạn đâu!
Người thế gian không biết được sự lợi hại của điều này, Phật Bồ Tát biết rõ, người chân chính tu hành cũng biết rõ, không cùng chúng sinh kết thù kết oán, không tranh chấp nợ nần bất kỳ ai, thiếu nợ của ai cái gì phải nhanh chóng hoàn trả, hoàn trả xong rồi sẽ rất thoải mái, trên đường đến cõi Phật sẽ không còn chướng ngại, oan thân chủ nợ sẽ không tới gây khó dễ, vãng sinh sẽ đi được thản nhiên, được tự tại.
Theo Guu
Tại sao người làm việc ác không bị quả báo?
Có thể nhiều người thắc mắc rằng, tại sao có kẻ làm điều ác đến thế nhưng lại không gặp ác báo, câu chuyện sau đây sẽ giải thích rõ cho vấn đề này.
Có thể nhiều người thắc mắc rằng, tại sao có kẻ làm điều ác đến thế nhưng lại không gặp ác báo, câu chuyện sau đây sẽ giải thích rõ cho vấn đề này.
Phật Đà từng có lần đi tới một nơi mà ở đó chỉ toàn là bụi đất, không có một cây cối nào sinh sống. Ông kể với vị đệ tử đi theo mình rằng, nơi đây trước kia rất giàu có, nhưng quốc vương là một người vô đạo. Một hôm, ông ta đã giết một vị chứng đắc quả vị A La Hán. Sau khi ông ta giết vị A La Hán rồi, trên trời đã thả xuống rất nhiều vàng bạc châu báu liên tiếp trong bảy ngày liền. Tất cả dân chúng đất nước đều như điên cuồng. Nhưng sau 7 ngày thì trên trời liền thả xuống toàn là bùn đất khiến cho cả đất nước đều bị vùi lấp.
Nguyên lai lúc đầu trên trời cho thả xuống vàng bạc châu báu là bởi vì vị quốc vương này có phúc báo. Bởi vì ông ta có phúc báo che chở cho nên ác nghiệp kia không có cách nào hiện ra trước. Trời thả vàng bạc châu báu xuống là để cho ông ta hưởng hết phúc báo. Sau khi đã không còn phúc báo che chở nữa, ác nghiệp liền lập tức hiện ra chính là lúc trời thả bùn đất xuống.
Người làm việc ác chưa bị báo ứng là vì còn chưa hưởng hết phúc báo, một khi phúc báo đã hưởng hết thì nghiệp báo lập tức xuất hiện. Có người kinh doanh ngành nghề sát sinh mà kiếm tiền, số tiền này kỳ thực là phúc báo ở trong mệnh của họ. Dù họ cũng có thể thông qua các cách khác để kiếm tiền, ví như gửi tiền ngân hàng để lấy lãi..., nhưng họ đã dùng sai phương pháp kiếm tiền. Số tiền đã kiếm được kia đợi hưởng thụ xong rồi thì ác báo của giết nghiệp kia sẽ tới.
Người xưa giảng "có phúc báo không thể hưởng thụ hết", lúc có phúc báo càng phải làm việc thiện, làm việc có đức, dùng âm đức để đền bù cho những việc làm sai trái trong quá khứ, chứ không phải là chỉ biết hưởng thụ phúc báo. Nếu như phúc báo kia một khi hưởng hết rồi, bị rớt xuống rồi thì mong muốn bồi đắp phúc báo là việc không hề dễ dàng.
Trong "địa tạng kinh" có giảng, con người một khi đã rơi vào "tam ác đạo" (ba đường là địa ngục, súc sinh và ngạ quỷ) rồi, thì sẽ ở trong tam ác đạo mà luân chuyển, vào địa ngục làm quỷ đói, sau khi làm quỷ đói rồi lại làm súc sinh, sau khi làm súc sinh mới được làm người. Vậy sau khi làm người rồi, không có phúc báo, nghèo khó thấp hèn, không có cách nào bồi dưỡng phúc báo, rồi lại rớt xuống, điều này rất đáng thương.
Chúng ta mong muốn bồi đắp thêm phúc báo thì ban đầu cũng cần phải là có phúc báo, có phúc báo làm nền tảng, mới có thể bồi đắp phúc báo được.
Ác hữu ác báo, chỉ là thời điểm chưa tới mà thôi! Những lời này bạn có tin không
Theo Guu
Nghiệp ai nấy mang, duyên ai nấy hưởng Nếu chúng ta hiểu rõ NGHIỆP luật, thì chúng ta sẽ cảm nghiệm thấy sống một cuộc đời LƯƠNG THIỆN quan trọng đến như thế nào trong khi chúng ta còn sống. Đợi đến lúc chết thì sẽ quá muộn. Đôi khi, là một nhà sư, tôi được yêu cầu đến tụng kinh cho tang lễ. Tôi cảm thấy buồn cho gia quyến...