Dự thảo về cơ chế giá điện mặt trời mái nhà: Phát triển đúng hướng
Bộ Công Thương đang xây dựng dự thảo liên quan đến cơ chế giá cho điện mặt trời áp mái với mức giá dự kiến giảm đối với các dự án điện mặt trời quy mô lớn.
Theo ông Hoàng Tiến Dũng – Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), Bộ Công Thương, điện mặt trời mái nhà là nguồn điện sạch, tái tạo có tính chất phân tán, quy mô nhỏ, được tiêu thụ tại chỗ, giảm tổn thất của quá trình truyền tải, phân phối, tận dụng hạ tầng lưới điện hiện có của ngành điện, có thời gian phát chủ yếu vào ban ngày, trong giờ cao điểm của hệ thống điện giúp giảm đỉnh phụ tải.
Bộ Công Thương đang nghiên cứu dự thảo cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà cho giai đoạn tới
Đây cũng là loại hình năng lượng tái tạo tận dụng được diện tích mặt bằng mái nhà tại các khu dân cư, doanh nghiệp vốn đã có sẵn cơ sở hạ tầng lưới điện đầy đủ, thuận tiện trong việc đấu nối,… do đó cần khuyến khích các thành phần kinh tế như hộ gia đình, doanh nghiệp tham gia đầu tư để cấp điện tự dùng và phần dư bán lại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Trước đó, ngày 6/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam áp dụng tiếp theo Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam.
Trong đó, đối với điện mặt trời mái nhà, được phép bán một phần hoặc toàn bộ điện năng sản xuất ra cho EVN hoặc tổ chức, cá nhân khác trong trường hợp không sử dụng lưới điện của EVN.
Giá bán điện mặt trời mái nhà cho EVN tương đương 8,38 UScent/kWh, áp dụng cho hệ thống điện mặt trời mái nhà có thời điểm vào vận hành phát điện và xác nhận chỉ số công tơ trong giai đoạn từ ngày 1/7/2019 đến ngày 31/12/2020 và được áp dụng 20 năm kể từ ngày vào vận hành phát điện.
Để hướng dẫn thực hiện Quyết định 13, ngày 17/7/2020 Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 18/2020/TT-BCT quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời.
Video đang HOT
” Trong quá trình xây dựng Quyết định 13, Thông tư 18, đã xem xét, đưa ra các quy định để đảm bảo khuyến khích đúng đối tượng, hạn chế tối đa các trường hợp lách quy định, trục lợi chính sách, gây quá tải, mất ổn định hệ thống điện “, ông Hoàng Tiến Dũng chỉ ra.
Hiện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đã xây dựng xong Dự thảo liên quan đến cơ chế giá cho điện mặt trời áp mái (ĐMTAM) để thay thế cho cơ chế tại Quyết định 13 đã hết hiệu lực từ 31/12/2020 và đang lấy ý kiến để trình Thủ tướng.
Theo đó, dù vẫn duy trì giá cố định nhưng mức dự kiến giảm chỉ còn 5,2-5,8 cent/kWh với từng loại công suất dự án (theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg giá mua ĐMTAP là 8,38 UScent/kWh). Mục đích để phát triển đúng hướng, tức khuyến khích người dân, doanh nghiệp lắp đặt để tự dùng, thay vì tình trạng nhà nhà “ào ào” lắp điện áp mái để hưởng giá cao khi đẩy hết công suất lên lưới.
Mức giá của từng dự án sẽ phụ thuộc vào quy mô công suất hệ thống lắp đặt, quy mô càng to giá sẽ càng thấp nhằm khuyến khích hộ gia đình lắp đặt hơn các trang trại, khu nhà công nghiệp, thay vì tất cả các loại hình điện áp mái đều có một mức giá như trước đây.
Hiện tại, xây dựng dự thảo về cơ chế giá điện mặt trời áp mái, hiện đã cơ bản hoàn thiện sau nhiều lần lấy ý kiến để tới đây trình Thủ tướng phê duyệt.
Ngoài ra, để tiếp tục khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà, đồng thời hạn chế những vấn đề bất cập nêu trên, ông Hoàng Tiến Dũng thông tin thêm, Bộ Công Thương đang nghiên cứu dự thảo cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà cho giai đoạn tới, theo hướng: Tiếp tục áp dụng cơ chế giá cố định (giá FIT) cho điện mặt trời mái nhà; Giá mua điện phụ thuộc vào công suất của hệ thống điện mặt trời mái nhà; Quy định tỷ lệ tự dùng điện của người sản xuất/bên bán điện; Quy định lắp đặt hệ thống mini-SCADA để vận hành, điều độ từ xa.
Năng lượng tái tạo tăng nhiệt
Các công ty đang gia tăng đầu tư vào năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió.
Dự án điện gió Đầm Nại, tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: thebluecircel.sg
Năng lượng tái tạo tăng nhiệt
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nhu cầu tiêu thụ điện năm 2021 sẽ hồi phục và tăng trưởng ở mức 8-10%. Từ dự báo này, Trung tâm điều tiết điện quốc gia ước tính, tổng lượng điện năm 2021 sẽ đạt 267,9 tỉ kWh, tăng khoảng 7% so với năm 2020. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp năng lượng tái tạo.
Đến thời điện gió
Năm 2021 điện mặt trời và điện gió dự báo sẽ tiếp tục mở rộng, hưởng cơ chế ưu đãi của EVN nhờ chính sách tập trung vào năng lượng xanh trong quy hoạch điện VIII. Ngoài ra, theo quan sát của Công ty Chứng khoán Rồng Việt, mảng năng lượng tái tạo sẽ có lợi thế về nguồn vốn vay, dòng tiền và nguồn thu từ sự hỗ trợ của các ngân hàng và nhà đầu tư nước ngoài. Dự kiến, năm 2021, công suất điện mặt trời và điện gió sẽ tăng, có thể gấp đôi hiện tại, tức 20.198 MW.
Nếu điện gió còn thời gian cho đóng điện hưởng giá FIT (giá cố định trong 20 năm) đến tháng 11.2021 thì điện mặt trời đã tạm "chốt sổ". Chỉ những dự án điện mặt trời mái nhà nào đã vận hành thương mại trước năm 2020 mới được hưởng cơ chế giá (2.162 đồng/kWh cho dự án vận hành từ 1.6.2017 đến 30.6.2019 và 1.938 đồng/kWh cho nhà máy vận hành từ 1.7.2019 đến hết năm 2020). Sau thời điểm này, Bộ Công Thương vẫn để trống chính sách giá điện và cơ chế phát triển cho điện mặt trời.
Vì thế, cuối năm 2020 đã có cuộc chạy đua nước rút của các chủ đầu tư dự án. Theo EVN, đến cuối năm 2020, 25% tổng công suất điện cả nước là từ điện mặt trời (16,5 GW), cao hơn gấp 3 lần so với năm 2019. Đáng nói công suất hiện tại từ các nhà máy điện mặt trời đã vượt công suất yêu cầu năm 2025 (12,5 GW).
SSI Research lo ngại, sự gia tăng tổng công suất điện sẽ tạo rủi ro về tắc nghẽn lưới điện truyền tải, tác động tiêu cực đến doanh thu và lợi nhuận ngành điện. Theo kế hoạch, EVN sẽ đầu tư truyền tải điện trên toàn quốc giai đoạn 2021-2030 với tổng giá trị 766.000 tỉ đồng, cao hơn 26% so với quy hoạch điện VII điều chỉnh. Ngoài ra, với sự bùng nổ công suất và sản lượng điện từ các nhà máy điện mặt trời, EVN có thể sẽ giảm sản lượng trong hợp đồng với nhà máy nhiệt điện. Các doanh nghiệp nhiệt điện như Phả Lại có thể bị ảnh hưởng.
Các công ty đi sau đang chuyển hướng tập trung vào điện gió để đảm bảo dự án đưa vào vận hành thương mại trước 1.11.2021. Như vậy, chỉ còn 8 tháng để các doanh nghiệp chạy đua nếu muốn hưởng cơ chế giá FIT 0,084 USD/kWh cho điện gió trên bờ và 0,098 USD/kWh cho các dự án điện gió ngoài khơi. Đây là một việc rất khó thực hiện.
Ảnh: TTXVN
Dù vậy, theo ước tính của VietinBankSC, với triển vọng tăng trưởng ngành điện gió gần gấp 3 lần so với điện mặt trời, ở mức 34,2%/năm (giai đoạn 2020-2030), với sự chuyển đổi mức đóng góp của năng lượng tái tạo từ 12% hiện tại lên 30,8% tổng công suất phát vào năm 2045, các công ty vẫn nỗ lực tăng tốc. EVN cho biết, trong 8 tháng năm 2020, tổng công suất điện gió được phê duyệt và bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện VII điều chỉnh là 11.800 MW.
Các khoản đầu tư lớn
Áp lực cạnh tranh là không nhỏ khi công suất điện gió được phê duyệt đã vượt công suất yêu cầu năm 2025 (11.320 MW), còn điện mặt trời đã có hàng trăm ngàn dự án trải rộng khắp nơi. Dù vậy, các nhà đầu tư tin rằng, cơ hội vẫn đến với công ty đạt suất đầu tư thấp, hưởng được chính sách giá và ở vị trí gần đường truyền tải.
Trong các gương mặt tham gia lĩnh vực năng lượng tái tạo, có thể kể đến Công ty Trung Nam với hàng loạt dự án khắp Ninh Thuận, Bình Thuận và đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, nổi bật là Dự án trạm biến áp 500 kV và đường dây 220/500 kV kết hợp nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam 450 MW.
Ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng Giám đốc Trung Nam Group, từng chia sẻ, đây là dự án lớn nhất cả nước và vùng Đông Nam Á do tư nhân đầu tư. "Khi dự án này hoàn thành, Trung Nam đã chính thức phát trên lưới quốc gia 1.064 MW bao gồm thủy điện, điện mặt trời, điện gió. Dự kiến năm 2021, chúng tôi sẽ phát thêm 900 MW điện gió và đến năm 2027 đưa vào vận hành gần 10.000 MW điện năng lượng tái tạo, điện gió và điện mặt trời", ông Tiến nói.
Hay Công ty Điện Gia Lai hiện sở hữu 6 dự án điện mặt trời với tổng công suất 290 MWp. Không chỉ đầu tư điện mặt trời, các công ty này cũng dấn bước mạnh mẽ vào điện gió. Điện Gia Lai đã đầu tư 3 dự án điện gió 130 MW. Mảng điện gió dự báo sẽ đóng góp 10% tổng doanh thu Công ty năm 2021 (khoảng 173 tỉ đồng). Những năm sau, điện gió dự kiến đạt hơn 30% tổng doanh thu (khoảng 700 tỉ đồng). Còn mảng điện mặt trời ước lần lượt đóng góp 55% và 60% vào doanh thu, lợi nhuận gộp cho Điện Gia Lai. Tại REE, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Nguyễn Thị Mai Thanh từng chia sẻ mục tiêu vượt mốc 1.000 MW (từ mức 515 MW hiện tại). Tính ra, REE muốn chiếm khoảng 16% tỉ trọng điện tái tạo toàn quốc.
Trong số các công ty ngoại, Super Energy (Thái Lan) là cái tên đáng chú ý khi chi 456,7 triệu USD để sở hữu cổ phần và đầu tư vào 4 dự án điện mặt trời tại Việt Nam gồm Lộc Ninh 1 (200 MW), Lộc Ninh 2 (200 MW), Lộc Ninh 3 (150 MW) và Lộc Ninh 4 (200 MW). Trước đó, Super Energy đã lên kế hoạch đầu tư vào 3 dự án điện mặt trời tại Việt Nam (Phan Lâm, Bình An và Sinenergy Ninh Thuận) với tổng công suất 136,72 MW. Super Energy còn đầu tư vốn vào dự án điện mặt trời Văn Giáo 1, Văn Giáo 2 ở An Giang và dự án điện mặt trời Thịnh Long ở Phú Yên.
Theo đánh giá của Super Energy, ngay cả khi giá điện mặt trời giảm về mức 7,09 cent/kWh, các dự án điện mặt trời vẫn mang lại hiệu quả. Đây cũng là động lực để các công ty gia tăng đầu tư vào năng lượng tái tạo.
Tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ biện pháp chống bán phá giá sản phẩm đường mía Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) vừa ra thông báo tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời với một số sản phẩm đường mía. Trước đó, ngày 9/2/2021, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 477/QĐ-BCT về việc áp dụng thuế CBPG và...