Dự thảo Nghị định Luật Chứng khoán: Cần làm rõ về sở hữu nước ngoài
Công ty Cổ phần Quản lý quỹ VinaCapital vừa góp ý với nội dung của dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
VinaCapital góp ý với nội dung của dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán. (Ảnh minh họa)
Cụ thể hóa các quy định về quỹ đầu tư, thuế giao dịch
Theo VinaCapital, việc thông qua Luật Chứng khoán năm 2019 và ban hành dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán là phù hợp với thực tiễn thị trường trong và ngoài nước. Đây cũng là chủ trương kịp thời, đúng đắn, được đồng tình và đánh giá cao của các thành viên thị trường.
Nhận định về dự thảo Nghị định này, VinaCapital cho rằng, về tổng thể, dự thảo đã thể hiện chủ trương kế thừa Luật hiện hành. Nó đã khắc phục những nhược điểm của các quy định hiện hành về hoạt động kinh doanh, phát hành chứng khoán, chứng chỉ quỹ. Dự thảo cũng cập nhật và tiếp thu các phương pháp quản lý tiên tiến đến từ kinh nghiệm của các nước trong khu vực và quốc tế, trong đó tận dụng lợi thế tối đa của công nghệ thông tin hiện đại để tăng chuyên môn hoá, tăng tính minh bạch và niềm tin của nhà đầu tư, chủ thể tham gia vào thị trường chứng khoán, chứng chỉ quỹ. Hơn nữa, phạm vi điều chỉnh của dự thảo đã bao gồm quy định về hoạt động của công ty quản lý quỹ là phù hợp với thực tiễn thị trường và mang tính chuyên ngành sâu hơn.
Video đang HOT
Góp ý cụ thể về dự thảo, VinaCapital cho rằng, đối với nội dung về quỹ thị trường tiền tệ, quỹ này là một loại hình quỹ rất tiềm năng và hấp dẫn thị trường, tuy nhiên trong định nghĩa tại Luật Chứng Khoán 2019 chưa có quy định cụ thể và trong dự thảo Nghị định cũng chưa đề cập đến loại hình quỹ này. Chính vì vậy, VinaCapital đề nghị Chính phủ xem xét và đưa vào quy định cụ thể trong một mục riêng tại Chương 7 về Quỹ đầu tư chứng khoán, công ty chứng khoán quy đinh chi tiết về hoạt động, điều lệ cũng như quy định về thuế giao dịch.
VinaCapital cũng góp ý về vấn đề sở hữu nước ngoài. Theo Công ty này, đây là một vấn đề nóng và thu hút quan tâm đặc biệt của nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như xã hội. Hiện nay, VinaCapital điều hành một trong những quỹ đóng nước ngoài lớn nhất thị trường Việt Nam (VOF). Tại điểm d Điều 131 của dự thảo quy định công ty đại chúng không có ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì sẽ được sở hữu nước ngoài lên đến 100%, tuy nhiên, điểm d khoản 2, Điều 1 Nghị định 60/2015/NĐ-CP lại quy định: đối với công ty đại chúng không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm a, b, c Khoản này, tỷ lệ sở hữu nước ngoài là không hạn chế, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. Như vậy, đại hội đồng cổ đông có quyền ra nghị quyết sửa điều lệ của công ty theo đó quy định mức sở hữu nước ngoài dưới 100% hay không? VinaCapital đề nghị dự thảo Nghị định phải làm rõ các điểm, văn bản liên quan quy định về sở hữu nước ngoài.
Tăng cường thanh tra, ngăn chặn các hoạt động trá hình
Một nội dung khác cũng được VinaCapital góp ý đó là liên quan đến việc nhận biết khách hàng qua phương thức điện tử. Quy định tại Nghị Định Số 87/2019/NĐ-CP cho phép nhận diện khách hàng đơn giản qua công nghệ xác thực. Đây là một bước tiến lớn trong việc đơn giản hoá thủ tục KYC (quá trình xác minh danh tính của các thành viên nhằm giúp cho hệ thống tuân thủ luật chống rửa tiền), đặc biệt là với khách hàng nước ngoài không cư trú tại Việt Nam. Tuy nhiên theo quy định tại khoản 1, Điều 90 của Luật Chứng khoán 2019 thì Công ty quản lý quỹ phải ký hợp đồng bằng văn bản với khách hàng khi cung cấp dịch vụ. VinaCapital cho rằng điều này gây khó khăn và cản trở khi khách hàng ở nước ngoài và không thể đến Việt Nam, đặc biệt khi bị ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai và những lý do bất khả kháng khác. Do vậy, VinaCaptal đề nghị quy định rõ, cụ thể, cho phép công ty chứng khoán, quản lý quỹ ký hợp đồng bằng văn bản hoặc những hình thức khác có xác thực và đồng ý các bên tham gia hợp đồng như: email, e-signature…
Đáng chú ý, với quy định liên quan tới các công ty trá hình hoạt động như mô hình công ty quản lý quỹ, VinaCapital cho rằng, hiện nay, không khó để thấy một số công ty hoạt động không phép, đa cấp, ponzi, huy động trái phép tiền của nhà đầu tư với hứa hẹn sinh lời và lãi suất cao phi lý. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường, tâm lý nhà đầu tư cũng như ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của những công ty chứng khoán, quản lý quỹ. Công ty này đề nghị Chính phủ thực hiện nhiều hơn nữa việc thanh kiểm tra, bài trừ, ngăn chặn, đẩy mạnh tuyên truyền và làm trong sạch môi trường đầu tư của Việt Nam.
VOF VinaCapital lãi gấp 1,5 lần với khoản đầu tư vào Sữa Quốc Tế (IDP), VinHomes lọt top 10 khoản đầu tư cổ phiếu lớn nhất
Khoản đầu tư vào Thu Cúc đã đưa tỷ trọng danh mục VOF trong lĩnh vực y tế, dược phẩm lên hơn 8% NAV.
VinaCapital Vietnam Opportunity Fund (VOF) công bố báo cáo hoạt động tháng 7 với hiệu suất hoạt động âm 2,2%, trong khi VN-Index âm 2,7% (tính theo USD). Tính chung trong 7 tháng đầu năm, hiệu suất đầu tư quỹ âm 2%, tích cực hơn đáng kể so với mức giảm 16,1% của VN-Index.
Quỹ cho rằng mặc dù ngày càng có nhiều sự lạc quan xung quanh việc một số vắc xin đang được thử nghiệm, nhưng sự biến động thị trường và sự không chắc chắn về đà tăng trưởng kinh tế mà chúng ta đang gặp phải có thể sẽ tiếp tục kéo dài trong vài quý nữa.
Tại ngày 31/7/2020, quy mô danh mục VOF đạt 853,6 triệu USD, trong đó tỷ trọng cổ phiếu niêm yết và UPCom là 70,9%. Trong đó, HPG tiếp tục là cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất với 12,6%. Top 10 cổ phiếu lớn nhất danh mục VOF trong tháng 7 có sự hiện diện của VHM với tỷ trọng 2,2%, cái tên bị loại khỏi top 10 là CTD.
Ngoài danh mục cổ phiếu, VOF cũng gia tăng tỷ trọng đầu tư vào công ty tư nhân (Private Equity) khi tỷ trọng tăng từ 23,2% trong tháng 6 lên 24% trong tháng 7.
Lãi gấp 1,5 lần với khoản đầu tư vào IDP, đầu tư gần 27 triệu USD vào bệnh viện Thu Cúc
Vào ngày 9/7, VOF đã thông báo thoái một phần vốn tại IDP, tiếp theo là thông báo thoái toàn bộ vốn vào ngày 6/8. Cùng với đối tác Daiwwa PI Partners, VOF đã thoái toàn bộ khoản đầu tư vào IDP, một trong những nhà sản xuất sữa hàng đầu Việt Nam cho Blue Point, nhà đầu tư tài chính và chiến lược của Việt Nam trong lĩnh vực FMCG. Mức tăng giá trị tài sản ròng (NAV) của VOF từ toàn bộ đợt thoái vốn này là 14 cent/chứng chỉ quỹ. Việc thoái vốn này mang về khoản lợi nhuận lên tới 1,5 lần so với vốn đầu tư ban đầu của VOF.
Một phần số tiền thu được từ việc thoái vốn tại IDP ngay lập tức được sử dụng để đầu tư vào Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc (TCI, công bố đầu tư ngày 10/8), một bệnh viên tư nhân hàng đầu tại Hà Nội.
VinaCapital đã đầu tư 26,7 triệu USD vào Thu Cúc và có chân trong HĐQT bệnh viện này. Thu Cúc được thành lập năm 2011 và hiện có hơn 1.400 nhân viên, bao gồm 230 bác sĩ và 12 chuyên khoa y tế. Vào đầu năm 2019, một phòng khám đa khoa mới rộng 5.000 m2 đã được mở để phục vụ việc khám bệnh ngoại trú và kiểm tra sức khỏe doanh nghiệp, trong khi đầu năm 2020, Thu Cúc đã mở rộng 10 tầng cho bệnh viện chính để tăng gấp đôi sức chứa bệnh nhân. Khoản đầu tư vào Thu Cúc đã đưa tỷ trọng danh mục VOF trong lĩnh vực y tế, dược phẩm lên hơn 8% NAV.
Nửa đầu năm 2020 là một trong những giai đoạn đầu tư khó khăn nhất trong lịch sử của quỹ. Trong giai đoạn này, VOF đã thực hiện cơ cấu danh mục và tiếp tục đầu tư vào các công ty tư nhân, bao gồm Thu Cúc. Với gần 5% NAV tiền mặt trong tay vào cuối tháng 7, VOF cho biết vẫn thận trọng và chọn lọc các cơ hội đầu tư trong bối cảnh môi trường kinh tế bất ổn do đại dịch Covid-19 gây ra.
Vốn ngoại bắt đầu quay lại Việt Nam Theo VinaCapital, các nước phát triển đang bơm khoảng 6.000 tỷ USD nhằm phục hồi kinh tế và dòng vốn này sẽ hỗ trợ TTCK toàn cầu. Tại Việt Nam, tốc độ bán ròng của khối ngoại đã chậm lại và có tín hiệu dòng tiền mới được rót vào chứng khoán. Ảnh Shutterstock. Vốn ngoại gia tăng đầu tư Theo Bloomberg, các...