Dự thảo lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu từ năm 2021
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa đưa ra dự thảo nghị định quy định về tuổi nghỉ hưu. Theo đó, từ năm 2021, mỗi năm người lao động sẽ tăng tuổi nghỉ hưu thêm 3 tháng đối với nam và thêm 4 tháng đối nữ.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa có dự thảo nghị định quy định về tuổi nghỉ hưu và điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động, áp dụng từ ngày 1/1/2021.
Theo đó, người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường kể từ năm 2021, mỗi năm tăng 3 tháng với nam và bốn tháng với 4 để tuổi nghỉ hưu của nữ là 60 vào năm 2035, nam là 62 vào năm 2028.
Video đang HOT
Cụ thể, đối với lao động nam sinh từ tháng 1/1961 đến tháng 9/1961 sẽ đủ tuổi nghỉ hưu vào năm 2021 và tuổi nghỉ hưu sẽ là 60 tuổi 3 tháng; lao động nam sinh từ tháng 10/1961 đến tháng 6/1962 sẽ đủ tuổi nghỉ hưu vào năm 2022 và tuổi nghỉ hưu sẽ là 60 tuổi 6 tháng…
Đối với lao động nữ sinh từ tháng 1/1966 đến tháng 8/1966 sẽ đủ tuổi nghỉ hưu vào năm 2021 và tuổi nghỉ hưu sẽ là 55 tuổi 4 tháng; lao động nữ sinh từ tháng 9/1966 đến tháng 4/1967 sẽ đủ tuổi nghỉ hưu vào năm 2022 và tuổi nghỉ hưu sẽ là 55 tuổi 8 tháng…
Đến năm 2028, lao động nam sinh từ tháng 4/1966 trở đi sẽ về hưu ở tuổi 62. Đến năm 2035, lao động nữ sinh từ tháng 5/1975 sẽ về hưu ở tuổi 60…
Lao động nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn, gồm người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định.
Dự thảo này cũng quy định, việc quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn phải bảo đảm các nguyên tắc, điều kiện sau: Khách quan, công bằng, công khai và đúng quy định; cơ quan có nhu cầu sử dụng; cá nhân có nguyện vọng, đủ sức khỏe và không đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ luật về Đảng, chính quyền…
Các đối tượng thuộc diện được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn được giữ nguyên theo Nghị định số 53/2015/NĐ-CP, bao gồm cán bộ, công chức nữ giữ 10 nhóm chức vụ, chức danh (Phó Trưởng Ban các Ban Trung ương Đảng; Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Phó Chủ nhiệm chuyên trách các Ủy ban của Quốc hội; Thứ trưởng Bộ; cấp phó của người đứng đầu cơ quan ngang Bộ; người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ…) và những người được bổ nhiệm chức vụ, chức danh Thẩm phán TAND tối cao, Kiểm sát viên VKSND tối cao.
Minh Tuệ
Lập quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050
Ngày 20/4, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050.
Cán bộ hướng dẫn trẻ em khuyết tật lao động trị liệu tại Trung tâm Phục hồi chức năng Việt Hàn, Hà Nội. Ảnh minh họa: Anh Tuấn/TTXVN
Theo đó, Quyết định số 542/QĐ-TTg gồm 4 điều. Đối tượng được quy hoạch gồm các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi, cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật, cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp, cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí, trung tâm công tác xã hội và cơ sở cai nghiện ma túy trên phạm vi cả nước, gồm các cơ sở trợ giúp xã hội công lập trực thuộc các bộ, ngành, địa phương và các cơ sở ngoài công lập.
Quy hoạch được lập nhằm hình thành mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội đủ năng lực, quy mô, đáp ứng nhu cầu tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ về trợ giúp xã hội, chăm sóc, nuôi dưỡng cho đối tượng cần trợ giúp; là công cụ hiệu quả, hiệu lực của nhà nước để phục vụ hoạch định chính sách phát triển lĩnh vực an sinh xã hội; là cơ sở để huy động nguồn lực của cộng đồng, xã hội để phát triển mạng lưới nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp xã hội tiếp cận các nước tiên tiến trong khu vực và quốc tế, hướng tới mục tiêu phát triển xã hội công bằng và hiệu quả...
Nội dung chính của quy hoạch gồm phân tích, đánh giá yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh và thực trạng phân bổ, sử dụng không gian của mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội; dự báo xu thế, kịch bản phát triển và các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến công tác trợ giúp xã hội và quy hoạch mạng lưới trợ giúp xã hội; đánh giá kết quả thực hiện công tác trợ giúp xã hội; phương án phát triển mạng lưới; giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch.
Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội là cơ quan tổ chức lập quy hoạch, chi phí lập quy hoạch sử dụng nguồn vốn đầu tư công của bộ này.
Hỗ trợ hơn 1.162 tấn gạo cho 2 tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 1.162,08 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ cho 2 tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk. Hỗ trợ 2 tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk hơn 1.162 tấn gạo. Ảnh minh họa Để hỗ trợ cho nhân dân 2 tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk trong...