Dự phòng động đất ở Sơn La được tính đến… 10.000 năm!
Theo đánh giá của chuyên gia tư vấn Nga, mức chịu động đất của thủy điện Sơn La có dự phòng nên hoàn toàn yên tâm. Ở một một số nước, tính độ dự phòng động đất là 1.000 năm nhưng ở thủy điện Sơn La tính tới… 10.000 năm.
Ngày 20/12, tại trụ sở Bộ Xây dựng, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng đã họp nghiệm thu đưa vào sử dụng công trình thủy điện Sơn La. Tổ chuyên gia đã đồng ý thống nhất cao về an toàn đập công trình, bảo đảm yêu cầu đưa vào khai thác sử dựng.
Dự phòng động đất ở Sơn La được tính đến… 10.000 năm
Thủy điện Sơn La là công trình cấp đặc biệt, được khởi công năm 2005 với công suất thiết kế 2.400MW, tổng mức đầu tư hơn 60 nghìn tỷ đồng. Công trình gồm 6 tổ máy với công suất điện lượng trung bình là 10,246 tỷ kwh…
Đại diện EVN cho biết, hiện trạng công trình tới thời điểm nghiệm thu đã được hoàn thành theo đúng thiết kế kỹ thuật. Ngoài ra, khu vực hồ chứa, EVN hoàn thành giải phóng mặt bằng lòng hồ. Hồ chứa đã tích nước hai mùa đủ đến mực nước dâng bình thường. Toàn bộ 6 tổ máy đang vận hành phát điện, tất cả đã sẵn sàng đưa vào khai thác chính thức.
Video đang HOT
Để phục vụ nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng, được phép của Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nghiệm thu nhà nước đã giao cho Viện Thiết kế thủy công Matxcơva, Liên bang Nga (HPI) thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn ổn định toàn bộ tuyến áp lực trên cơ sở thực trạng công trình.
Theo đánh giá của Tư vấn Nga, mức chịu động đất của thủy điện Sơn La có dự phòng nên hoàn toàn yên tâm. Ở một một số nước trên thế giới tính độ dự phòng động đất là 1.000 năm nhưng ở Sơn La tính 10.000 năm. Với hệ số an toàn đối với động đất, sau khi tính toán hệ số an toàn phù hợp với tiêu chuẩn Mỹ và Việt Nga ( hệ số an toàn bảo đảm tuyệt đối)
Đại diện tổ chuyên gia của Hội đồng, ông Huỳnh Bá Kỹ Thuật đánh giá: địa chất nền của thủy điện Sơn La đã đáp ứng yêu cầu thiết kế đủ điều kiện đưa vào vận hành. Bê tông đáp ứng tất cả các mẫu đúc, mẫu khoan đạt và vượt yêu cầu thiết kế. Các vết nứt đã được chủ đầu tư và tư vấn, các chuyên gia, hội đồng nghiệm thu đề ra biện pháp hữu hiệu khắc phục. Đến nay đã bảo đảm yêu cầu thiết kế của công trình.
Thay mặt Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng, Chủ tịch Hội đồng – Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng – đã đánh giá cao những chủ thể tham gia vào thực hiện đầu tư xây dựng công trình. Đây là công trình trọng điểm quốc gia không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà có vị trí rất quan trọng, việc bảo đảm an toàn được đặt lên hàng đầu. Việc hoàn thành sớm 3 năm đã làm lợi 3 tỷ đô la Mỹ cho đất nước, tạo ra nguồn điện năng phục vụ đời sống và sản xuất.
Theo Dantri
Về đích sớm nhờ công nghệ mới
Việc nhập thiết bị phối trộn và thi công bê tông đầm lăn trị giá tới hơn 400 tỉ đồng đã góp phần đưa thủy điện Sơn La về đích sớm 3 năm, làm lợi gần 2 tỉ USD cho nhà nước.
Ngay từ đầu năm 2004, bên bờ sông Đà ở H.Mường La, Sơn La, những người thợ Sông Đà đã chuẩn bị cơ sở cho cả chục ngàn người về xây thủy điện lớn nhất Việt Nam. Nhiệm vụ chính của họ là đào đắp hơn 14,6 triệu m3 đất đá để tạo nên thân đập dài hơn 1 cây số.
Theo ông Dương Khánh Toàn - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Sông Đà, là tổng thầu xây lắp, đơn vị đã huy động lực lượng tinh nhuệ vào thi công công trình. "Chúng tôi cũng huy động những thiết bị hiện đại nhất, đặc biệt là dây chuyền công nghệ mới hiện đại để thi bê tông đầm lăn".
Những người thợ Sông Đà đã đổ bê tông đầm lăn với công suất 180.000 m3/tháng, cao gấp đôi bình thường - Ảnh: K.T.L
Nói về hệ thống thiết bị thi công bê tông đầm lăn, ông Nguyễn Kim Tới, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Sông Đà, người tổng chỉ huy của Sông Đà trên công trường nhớ lại thời điểm khó khăn: "Riêng hệ thống trạm trộn, băng tải, thiết bị san dải... có giá hàng trăm tỷ đồng. Đây là số tiền lớn nên lúc đầu chúng tôi cũng rất trăn trở. Tôi nghĩ rằng, việc lựa chọn thiết bị, công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Mặc dù giá thiết bị là không hề rẻ nhưng hiệu quả rất lớn".
Ngoài ra, theo ông Nguyễn Kim Tới, dự án đầu tư được Tập đoàn điện lực Việt Nam chuẩn bị kỹ càng. Thiết kế kỹ thuật được chia làm 3 giai đoạn: thiết kế kỹ thuật công trình dẫn dòng, thiết kế kỹ thuật giai đoạn 1, thiết kế kỹ thuật giai đoạn 2. Qua đó có thể cho thiết kế và triển khai sớm công trình dẫn dòng, sớm đào các hố móng công trình chính trước khi phê duyệt thiết kế kỹ thuật giai đoạn 2 nên cũng rút ngắn được thời gian thi công.
Ông Thái Phụng Nê, đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ nhận xét: "Tổng thầu là Tổng công ty Sông Đà đã áp dụng rất tốt kinh nghiệm của các công trình thủy điện lớn mà họ đã làm như Hòa Bình, Yaly vào công trình Sơn La và phối hợp các nhà thầu làm việc một cách nhịp nhàng, khoa học. Đặc biệt, họ đã làm chủ công nghệ phối trộn, đổ bê tông đầm lăn đạt chất lượng tốt và tiến độ rất nhanh, qua đó góp phần quan trọng đưa nhà máy hoàn thành trước tiến độ".
Sức trẻ trên công trường
Ngoài quyết định đầu tư đúng hướng, yếu tố tinh thần và sức trẻ trên công trường cũng giúp những người thợ Sông Đà làm nên kỳ tích. Đã nhiều lần lên công trường, chúng tôi luôn ấn tượng với không khí sinh hoạt và sản xuất tại đây. Những dãy nhà lợp tôn khang trang bên triền đồi với đầy đủ điện, nước, trạm xá đã là ngôi nhà thứ hai của hàng nghìn người trong 5-6 năm xây dựng thủy điện Sơn La. Ở đây còn ngập tràn không khí tưng bừng của các giải bóng đá, hội diễn văn nghệ và hàng trăm đôi uyên ương đã cưới nhau ngay trong những ngày cùng xây thủy điện.
Anh Trịnh Quốc Đông, phó Bí thư đoàn Tổng công ty Sông Đà nhớ lại: "Thời kỳ cao điểm, có tới gần 10.000 đoàn viên thanh niên trên công trường. Ngoài chăm lo đời sống vật chất cho công nhân, lãnh đạo tổng công ty và chủ đầu tư là Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng rất quan tâm đến phong trào đoàn và đời sống tinh thần của công nhân trẻ. Chính vì vậy, tổ chức đoàn trên công trường đã phát huy tính sáng tạo, tạo ra môi trường thi đua cho hàng ngàn bạn trẻ đã hăng say lao động. Từ Sơn La, chúng tôi đang tiếp tục phát huy sức trẻ để đạt thành tích tốt trong xây dựng thủy điện Lai Châu".
Theo Dantri
Thủy điện Sơn La hoàn thành sớm 3 năm Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định, thủy điện Sơn La đáp ứng yêu cầu thiết kế, đủ điều kiện đưa vào vận hành khai thác sử dựng. Việc hoàn thành sớm 3 năm so với kế hoạch đã làm lợi 2 tỷ USD cho đất nước. Sáng 20/12, Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng đã...