Dư nợ tín dụng bất động sản đến tháng 8 tăng gần 15%, chiếm gần 1/5 tổng dư nợ tín dụng
Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến tháng 8/2019, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản (bao gồm cả mục đích kinh doanh và mục đích tự sử dụng) tăng 14,58% so với cuối năm 2018, chiếm 19,14% tổng dư nợ nền kinh tế. Mức tăng trưởng tín dụng này cao hơn hẳn tăng trưởng tín dụng bình quân toàn nền kinh tế.
Dư nợ tín dụng bất động sản đến tháng 8 tăng gần 15%, chiếm gần 1/5 tổng dư nợ tín dụng
Theo báo cáo mới đây của Ngân hàng Nhà nước gửi đến các đại biểu Quốc hội, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết đến ngày 30/9/2019, tín dụng tăng 9,4% so với cuối năm 2018.
Được biết, cả năm nay, định hướng tăng trưởng tín dụng được Ngân hàng Nhà nước đặt ra là 14%.
Thống đốc thông tin thêm, đến tháng 8/2019, tín dụng đối với ngành công nghiệp tăng 6,76% so với cuối năm 2018, chiếm tỷ trọng 19,61%; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,4%, chiếm 14,98%; tín dụng đối với ngành xây dựng tăng 7,61%, chiếm 9,66%.
Trong khi đó, dư nợ tín dụng đối với ngành dịch vụ tăng 9,27%, chiếm 61,8%.
Video đang HOT
Cùng thời điểm, ở góc phân loại khác, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản (bao gồm cả mục đích kinh doanh và mục đích tự sử dụng) tăng 14,58% so với cuối năm 2018, chiếm 19,14% tổng dư nợ nền kinh tế.
Lĩnh vực đầu tư, kinh doanh chứng khoán tăng 8,7%, chiếm 0,4%; tín dụng phục vụ nhu cầu đời sống tăng 13,92%, chiếm 20,69%.
Ước đến tháng 9/2019, dư nợ tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông tăng 1,85%, chiếm 1,4%.
Báo cáo với Quốc hội, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết Ngân hàng Nhà nước đã triển khai nhiều giải pháp điều hành tín dụng.
Cụ thể, cơ quan này đã thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đến từng tổ chức tín dụng (TCTD) trên cơ sở đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tín dụng lành mạnh; trong đó, ưu tiên chỉ tiêu cao hơn đối với TCTD thực hiện trước thời hạn các quy định về tỷ lệ an toàn vốn tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016, các TCTD hỗ trợ QTDND yếu kém…
“Trong quá trình điều hành, Ngân hàng Nhà nước xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của một số TCTD nhằm đảm bảo hỗ trợ TCTD mở rộng tín dụng có hiệu quả cho doanh nghiệp và người dân”, Thống đốc cho hay.
Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo các TCTD nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung phân bổ tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân.
Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán…; Tăng cường quản lý rủi ro đối với các dự án BOT, BT giao thông; Kiểm soát cho vay bằng ngoại tệ và đưa ra lộ trình phù hợp giảm dần cho vay bằng ngoại tệ.
Bên cạnh đó, triển khai nhiều giải pháp căn cơ, cụ thể nhằm mở rộng tín dụng, tăng khả năng tiếp cận vốn, góp phần đẩy lùi tín dụng đen. Chỉ đạo các TCTD đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành lúa gạo, ngành chăn nuôi lợn, ngành hồ tiêu.
Ngoài ra, cơ quan này cũng triển khai một số chương trình tín dụng đặc thù như: chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn, nông nghiệp công nghệ cao; chính sách cho vay hỗ trợ ngư dân đánh bắt cá xa bờ; chính sách tín dụng đối với nhà ở xã hội; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội…
Thanh Long
Theo Vetnamfinance.vn
Phát triển nhà ở giá rẻ phải tuân theo cơ chế thị trường
Trong quý III/2019 thị trường bất động sản (BĐS) Hà Nội tiếp tục đi xuống, nguồn cung mới giảm sút, nhà đầu tư tăng giá bán khiến cho sản phẩm nhà ở giá rẻ ngày càng trở nên khan hiếm.
Phát triển nhà ở giá rẻ phải tuân theo cơ chế thị trường. Ảnh: Doãn Thành.
Theo số liệu thống kê của Hội môi giới BĐS Việt Nam, trong quý III/2019, lượng căn hộ đủ điều kiện bán hàng do Sở Xây dựng Hà Nội cấp đạt trên 6.500 sản phẩm, trong đó sản phẩm nhà ở giá rẻ chỉ có khoảng 1.500 sản phẩm, lượng giao dịch thành công đạt xấp xỉ 80%.
Trong chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Chính phủ đặt trọng tâm đẩy mạnh phát triển quỹ nhà ở dành cho người có thu nhập trung bình và thấp. Theo đó, dự báo đến năm 2020 nhu cầu của thị trường cần khoảng 12 triệu m2 nhà ở giá rẻ tập trung chủ yếu ở 2 TP lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại diện tích nhà ở giá rẻ mới chỉ đạt hơn 4 triệu m2, điều này cho thấy trên dòng sản phẩm này trên thị trường đang thiếu rất nhiều so với nhu cầu ngày càng tăng cao tại các TP lớn.
Đặc biệt, sau khi gói tín dụng 30.000 tỷ đồng của Chính phủ cho phát triển nhà ở giá rẻ kết thúc, mặc dù Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý bổ sung thêm 2 nghìn tỷ, nhưng vẫn không đủ để đáp ứng với nhu cầu thực tế của thị trường và chưa thể tạo thành lực đẩy để giúp cho phân khúc nhà ở giá rẻ phát triển.
Không những vậy, trong thời gian gần đây khi các nguồn tín dụng cho vay của Nhà nước siết chặt lại, đã làm cho phân khúc nhà ở giá rẻ trở nên thiếu hụt nhiều hơn. Theo đánh giá của các chuyên gia, việc thiếu hụt sản phẩm nhà ở giá rẻ ngoài rào cản về tín dụng, thì còn do các doanh nghiệp đang quá trông chờ vào các nguồn vốn ữu đãi từ Chính phủ.
Tổng thư ký Hội môi giới BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính cho biết thêm, việc Chính phủ tăng cường công tác quản lý đối với các dự án BĐS và thực hiện siết chặt tín dụng cho vay từ ngân hàng sẽ giúp cho thị trường trở nên minh bạch, bền vững và tránh tình trạng "bong bóng" BĐS làm ảnh hưởng tới sự phát triển, nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ có tác động xấu đến thị trường.
"Chính phủ nên khuyến khích các doanh nghiệp phát triển theo cơ chế thị trường, theo quy luật của cung - cầu. Nếu như nhu cầu của thị trường là có thật thì cần nới rộng cơ chế để cho doanh nghiệp phát triển, khi nguồn cung - cầu tương ứng nhau thì doanh nghiệp sẽ tự điều tiết về giá bán; ngược lại khi cầu vượt quá cung thì giá bán sẽ được đẩy lên cao, người thu nhập thấp càng khó có cơ hội mua được nhà" - ông Đính chia sẻ.
Theo Kinhtedothi.vn
Tăng trưởng tín dụng đạt 8,64%, lĩnh vực rủi ro được kiểm soát chặt Trong thời gian qua, ngành ngân hàng cơ bản đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, các nhu cầu đời sống chính đáng của người dân Ảnh minh họa. (Ảnh: CTV) Tính đến ngày 24/9, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tăng 8,64% so với cuối năm 2018. Tín dụng hướng vào sản...