Dư nợ cho vay của BaoVietBank tăng trưởng âm, nợ xấu vọt lên 5,21%
Năm 2019, cho vay khách hàng của BaoVietBank tăng trưởng âm 3,8%, tỷ lệ nợ xấu cùng tăng lên tới 5,21%.
Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoVietBank) vừa mới công bố báo cáo tài chính năm 2019 khi ghi nhận 717,8 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2018.
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ cũng mang về cho BaoVietBank con số khả quan tới 116 tỷ đồng, gấp 1,9 lần năm trước. Hoạt động khác cũng gấp 3,2 lần khi đạt gần 22 tỷ đồng.
Tuy nhiên, cũng có một số chỉ tiêu đi xuống, đơn cử như lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối sụt tới 64% về vỏn vẹn 4,7 tỷ đồng. Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh cũng giảm 9% về mức 281 tỷ đồng.
Do đó, tổng thu nhập hoạt động của BaoVietBank đạt 1.141 tỷ đồng, chỉ tăng nhẹ gần 12% so năm 2018. Chi phí hoạt động tăng tương ứng 17% lên gần 668 tỷ đồng.
Trong năm qua, BaoVietBank chi tới 369 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, tăng hơn 8% so năm trước.
Do đó, lợi nhuận sau thuế ghi nhận gần 85 tỷ đồng, cũng chỉ nhích nhẹ 6%.
Tại thời điểm cuối năm 2019, cho vay khách hàng của BaoVietBank tăng trưởng âm khi giảm 3,8%, về mức 24.758 tỷ đồng.
Video đang HOT
Dù vậy, nợ xấu của BaoVietBank vẫn tăng 26% lên mức 1.291,6 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ nợ xấu cùng tăng từ 3,97% của đầu kỳ lên tới 5,21%.
Tiền gửi khách hàng lại tăng hơn 8% lên mức 29.240 tỷ đồng. BaoVietBank vẫn là một trong những ngân hàng có vốn điều lệ ở mức thấp chỉ 3.150 tỷ đồng.
Minh An
BaoVietBank, ABBank, PGBank và VPBank vì sao có tỷ lệ nợ xấu trên 3%?
Bảo Việt, ABBank, PGBank và VPBank là 4 ngân hàng đang có tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng ở mức trên 3%.
Nợ xấu trong tầm kiểm soát là mục tiêu của các nhà băng trong hoạt động tín dụng. Nhất là khi Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều quy định có tính ràng buộc khiến các ngân hàng phải tích cực hơn trong xử lý nợ xấu.
Tuy nhiên, tại thời điểm cuối tháng 9/2019, tổng mức nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của 26 ngân hàng đã công bố là 98.242 tỷ đồng, tăng hơn 16% so với cuối năm 2018. Đáng nói, có 4 ngân hàng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu trên mức 3%, tăng thêm 1 ngân hàng.
Bảo Việt (BaoVietBank) là ngân hàng đứng đầu về tỷ lệ nợ xấu cao nhất tại thời điểm cuối tháng 9/2019 khi vọt lên tới 4,4%, tương ứng 1,088 tỷ đồng. Con số này so với cuối năm 2018 là 3,97% với 1,024 tỷ đồng.
Xét về giá trị nợ xấu của Bảo Việt không tăng là bao khi chỉ hơn 6%, song tỷ lệ nợ xấu tăng cao hơn do tín dụng của nhà băng này tăng trưởng âm so với đầu kỳ.
Cụ thể, cho vay khách hàng của Ngân hàng Bảo Việt giảm 3,98%, về còn 24.722 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng ở mức 25.811 tỷ đồng, cũng giảm 4,55% so đầu kỳ.
Do đó, tổng tài sản tại thời điểm 30/9 của Ngân hàng Bảo Việt giảm 3,97%, xuống mức 53.662 tỷ đồng.
Những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cuối tháng 9/2019 từ mức 2% trở lên
Về kết quả kinh doanh, 9 tháng thu nhập lãi thuần của Bảo Việt giảm hơn 26%, về mức 283 tỷ đồng. Dù chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm 24%, còn 264 tỷ đồng song Ngân hàng Bảo Việt chỉ lãi hơn 16 tỷ đồng, giảm mạnh 36% so cùng kỳ.
"Á quân" về nợ xấu là VPBank. Cụ thể, nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng của VPBank ghi nhận tới 8.901 tỷ đồng, tăng 14,6% so đầu kỳ.
Tuy nhiên do dư nợ cho vay khách hàng cũng tăng 27% khi đạt 254.186 tỷ đồng nên tỷ lệ nợ xấu của nhà băng này vẫn duy trì ở mức cao như đầu kỳ là 3,5%. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng 30%, lên tới 2.420 tỷ đồng.
Riêng nợ xấu của FE Credit lại giảm từ 6,36% xuống 5,21% cuối quý 3/2019.
Điều bất ngờ nhất trong top này chính là sự xuất hiện của ABBank và PGBank khi nợ xấu cuối năm 2018 ở dưới ngưỡng kiểm soát lần lượt là 1,89% và 2,96%. Song, cuối tháng 9/2019 lại tăng vọt.
Mặc dù tổng tài sản tại thời điểm 30/9/2019 của ABBank tăng 1,38%, đạt mức 91.243 tỷ đồng nhưng cho vay khách hàng lại ghi nhận giảm nhẹ 0,05%, ở mức 52.157 tỷ đồng.
Đáng chú ý, tình hình nợ xấu của ABBank bất ngờ tăng vọt 79%, lên mức 1.766 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,89% đầu kỳ lên tới 3,39%. Trong đó chủ yếu do nợ có khả năng mất vốn chiếm hơn 1.000 tỷ đồng.
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 9 tháng của ABBank cũng tăng hơn 20%, lên mức 409 tỷ đồng. Dù vậy, ABBank vẫn đạt 773 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế 9 tháng, tăng khá 33% so cùng kỳ.
Còn với PGBank, dư nợ cho vay khách hàng tăng nhẹ 3%, đồng thời nợ xấu cũng tăng 6% lên mức 694 tỷ đồng. Tương ứng, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng lên mức 3.07% so với mức 2.96% hồi đầu năm.
Tính đến ngày 30/09/2019, tổng tài sản của PGBank suýt soát cùng kỳ, đạt hơn 30,940 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng và cho vay khách hàng tương đương cùng kỳ, đạt gần 24,382 tỷ đồng và hơn 22,628 tỷ đồng.
Về lợi nhuận, PGBank lại báo lãi khả quan khi đạt 56 tỷ đồng, gấp 8,6 lần cùng kỳ nhờ cắt giảm đến 74% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.
Hiện có 3 ngân hàng không công bố đầy đủ báo cáo tài chính quý 3/2019 nên không thể biết được tình hình nợ xấu như thế nào gồm NCB, Việt Á và Bản Việt.
Mặc dù một số nhóm nợ xấu tăng mạnh nhưng nhìn chung chưa ảnh hưởng nhiều tới tỷ lệ nợ xấu trên tổng tín dụng của các nhà băng và vẫn dưới 3% theo quy định.
Minh An
Theo vietnamdaily.net.vn
Ngân hàng đương đầu với dịch Covid-19: Nỗi lo nợ xấu gia tăng Trong năm 2019, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã giảm hơn so với năm 2018. Đây là tiền đề đáng mừng để ngành ngân hàng "thênh thang" bước vào năm 2020. Tuy nhiên, với tình hình dich bệnh phức tạp cũng như sự giảm tốc của kinh tế toàn cầu, nỗi lo nợ xấu gia tăng lại trở về...