Dự luật cải cách chương trình thực tập sinh nước ngoài ‘vượt ải’ Hạ viện
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 21/5, Hạ viện Nhật Bản đã thông qua dự luật cải cách chương trình thực tập sinh nước ngoài, thay thế bằng một hệ thống mới nhằm khuyến khích lao động nước ngoài ở lại quốc gia này lâu hơn trong bối cảnh Nhật Bản đang thiếu lao động nghiêm trọng do tình trạng già hóa dân số.
Toàn cảnh phiên họp Hạ viện Nhật Bản tại thủ đô Tokyo. Ảnh (tư liệu): Kyodo/TTXVN
Chương trình đào tạo thực tập sinh kỹ thuật hiện nay được triển khai vào năm 1993, nhằm chuyển giao kỹ năng, đào tạo nghề cho lao động đến từ các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, chương trình này đã gây nhiều tranh cãi. Các chuyên gia đã chỉ ra thực trạng thực tập sinh nước ngoài bị lạm dụng hoặc không được trả lương và bị quấy rối khiến cho nhiều lao động được tuyển dụng theo chương trình này bỏ trốn.
Hệ thống mới được Hạ viện Nhật Bản thông qua nhằm mục đích đào tạo nâng cao tay nghề cho các thực tập sinh nước ngoài trong vòng 3 năm để họ có thể chuyển lên cấp độ công nhân lành nghề số 1 với thời gian ở lại Nhật Bản làm việc lên đến 5 năm và sau đó tiến lên cấp độ công nhân lành nghề số 2 với khả năng có được thường trú. Mục tiêu của hệ thống mới là đào tạo và giữ chân tài năng nước ngoài, cho phép lao động nước ngoài có thể chuyển sang doanh nghiệp khác trong cùng một nhóm ngành nghề với những điều kiện nhất định, sau khi họ đã làm việc ở một nơi trong hơn một năm. Để ngăn chặn các nhà môi giới trục lợi, hệ thống cấm các công ty tư nhân tham gia vào quá trình chuyển nhượng. Các tổ chức giám sát tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài sẽ được yêu cầu bổ nhiệm kiểm toán viên bên ngoài để nâng cao tính trung lập.
Video đang HOT
Hệ thống do chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida bảo trợ dự kiến sẽ được Thượng viện thông qua trong phiên họp đang diễn ra cho đến ngày 23/6. Nếu được ban hành, luật mới sẽ có hiệu lực trong vòng 3 năm.
Cục quản lý Xuất nhập cảnh Nhật Bản cho biết tính đến cuối năm 2023, số lượng lao động nước ngoài có tay nghề đã tăng 59,2% so với một năm trước đó lên khoảng 208.000 người, trong khi số thực tập sinh theo chương trình thực tập kỹ thuật của Nhật Bản tăng 24,5% lên khoảng 404.000 người.
Số lượng người nước ngoài cư trú tại Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục hơn 3,4 triệu người vào năm ngoái, nhưng dân số Nhật Bản đã giảm 595.000 người so với năm trước xuống còn 124.352.000 người tính đến ngày 1/10/2023, đánh dấu năm giảm thứ 13 liên tiếp.
Chính phủ Nhật Bản nhất trí về dự luật cải cách chương trình thực tập sinh nước ngoài
Ngày 15/3, Chính phủ Nhật Bản đã nhất trí về dự luật cải cách chương trình thực tập sinh nước ngoài trong bối cảnh quốc gia này muốn giữ chân lao động nhập cư lâu hơn nhằm khắc phục tình trạng khan hiếm lao động vì dân số già hóa.
Cải cách được thực hiện thông qua một chương trình mới tập trung phát triển các kỹ năng và bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Một thực tập sinh Việt Nam ở Công ty TNHH Công nghiệp Taisei thuộc tỉnh Kanagawa. Ảnh tư liệu: Đào Thanh Tùng/TTXVN
Chương trình mới có thể được triển khai từ năm 2027, cho phép các thực tập sinh thay đổi chỗ làm trong cùng 1 lĩnh vực với một số điều kiện và được bồi dưỡng những kỹ năng cần thiết để chuyển đổi sang một hệ thống thuận tiện hơn cho việc đăng ký cư trú lâu dài.
Phát biểu sau cuộc họp Nội các, Bộ trưởng Tư pháp Nhật Bản Ryuji Koizumi cho biết chính phủ muốn thu hút các tài năng nước ngoài đến làm việc tại nước này trong thời gian dài, cải thiện các kỹ năng cho họ và quan trọng là ngăn chặn nguy cơ xảy ra lạm dụng quyền của người lao động. Theo Bộ trưởng Koizumi, dự luật mới đóng vai trò quan trọng trong hiện thực hóa một mô hình xã hội toàn diện.
Chương trình Đào tạo thực tập sinh kỹ thuật hiện hành tại Nhật Bản đã được triển khai từ năm 1993 nhằm chuyển giao kỹ năng cho các quốc gia đang phát triển. Chương trình này vấp phải những luồng ý kiến phản đối, cho rằng gây nguy cơ biến tướng thành hoạt động nhập khẩu lao động giá rẻ.
Chương trình mới vạch rõ các mục tiêu như bồi dưỡng và đảm bảo nguồn tài năng nước ngoài, cho phép người lao động nước ngoài thay đổi các chỗ làm khác nhau trong cùng lĩnh vực miễn là họ đã làm việc tại một chỗ trong hơn 1 năm và có kỹ năng làm việc đạt đến mức độ nhất định cũng như thông thạo tiếng Nhật. Tuy nhiên, đề phòng khả năng nhiều lao động tìm cách chuyển từ các vùng nông thôn tới các thành phố để được trả lương cao hơn, chương trình mới cũng cho phép chính phủ yêu cầu các lao động duy trì 1 chỗ làm trong tối đa 2 năm với một số ngành cụ thể.
Ngoài ra, theo chương trình mới, các tổ chức giám sát, hoạt động như các bên môi giới và công ty giám sát tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài, sẽ được đổi tên thành "các tổ chức hỗ trợ giám sát" và phải chỉ định các bên kiểm toán độc lập.
Chương trình nhằm bồi dưỡng kỹ năng cho các thực tập sinh trong 3 năm lên một mức mà họ có thể đủ điều kiện để chuyển đổi sang hệ thống lao động kỹ năng đặc định, được triển khai từ năm 2019, cho phép những người trong diện này ở lại Nhật Bản tới 5 năm và có tiềm năng xin cư trú lâu dài.
Hệ thống mới cũng bao gồm quy định thu hồi quy chế định cư lâu dài với những người nước ngoài không trả thuế và phí bảo hiểm xã hội.
Nhật Bản: Đề xuất thay đổi trọng tâm chương trình thực tập sinh nước ngoài Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 30/11, ủy ban chuyên gia của Chính phủ Nhật Bản đã trình lên Bộ trưởng Tư pháp Ryuji Koizumi báo cáo cuối cùng về việc đánh giá và xây dựng lại chương trình thực tập sinh kỹ thuật nước ngoài gây tranh cãi của Nhật Bản. Một thực tập sinh Việt Nam ở Công ty TNHH...