Dư luận Đức về kết quả Thượng đỉnh Mỹ – Triều lần hai
Sau khi cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đột ngột kết thúc ngày 28/2 mà không có tuyên bố chung, báo chí Đức đã có nhiều bình luận về kết quả bất ngờ này.
Hai bên chưa chuẩn bị đủ tốt
Theo TAZ, cuộc gặp giữa Donald Trump và Kim Jong-un không đạt được kết quả vì thiếu sự chuẩn bị. Eric Ballbach, người đứng đầu nhóm nghiên cứu “Triều Tiên và an ninh quốc tế” tại FU Berlin cũng có nhận định tương tự. Ông bình luận trên DW: “Có vẻ như cả Mỹ và Triều Tiên đã chưa chuẩn bị tốt cho thượng đỉnh, hoặc ít nhất là không đủ tốt. Đó cũng là vì các kênh tiếp xúc hai bên rất mới và có ít thời gian để chuẩn bị tất cả các chi tiết. Cả hai nước cũng không có quan hệ ngoại giao chính thức”.
TAZ đánh giá, không có một chiến lược hay một cách tiếp cận nhất quán nào từ phía Mỹ. Hành vi thất thường là một phần trong chiến lược đàm phán của ông Trump và điều này đã ít nhiều thể hiện ở Hà Nội. Kể từ lần gặp đầu tiên cách đây 8 tháng tại Singapore, cả hai bên thậm chí không thể thống nhất về ý nghĩa của việc “phi hạt nhân hóa”. Cách tiếp cận của ông Trump tại Hà Nội chỉ ra rằng, nguy cơ tranh chấp hạt nhân tại một trong những khu vực kinh tế quan trọng nhất trên thế giới vẫn chưa giảm.
Ngoài ra, TAZ cũng cho rằng, việc Tổng thống Donald Trump không đưa ra thỏa thuận chung là chính xác bởi ông không thể đưa ra quá nhiều nhượng bộ trong khi không kiểm soát được vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump đi dạo bên ngoài khách sạn Metropole vào sáng ngày 28/2. Nguồn: AP)
Video đang HOT
Một nỗ lực dài hơi
Tờ Sddeutsche Zeitung (SZ) thì không quá bất ngờ khi Mỹ và Triều Tiên chưa có tiến bộ trong giải quyết vấn đề hạt nhân. Tại hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên ở Singapore, hai nhà lanh đạo đã nhắc đến mục tiêu hấp dẫn là “phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên”, tuy nhiên hai bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về ý nghĩa của cụm từ này, chứ đừng nói gì đến các bước thực hiện và khả năng hoàn thành mục tiêu.
Giới chuyên gia nhận định rằng, việc giải quyết chương trình hạt nhân của Triều Tiên phải mất từ 10 – 15 năm để hoàn thành – trong trường hợp ông Kim Jong-un sẵn sàng tham gia.
SZ bình luận: “Đã có những hoài nghi rất lớn. Các quy trình kỹ thuật phức tạp sẽ phải được thống nhất và hai bên cần có một kế hoạch chi tiết, với các bước xây dựng lòng tin cùng các biện pháp minh bạch hóa các cơ sở hạt nhân khép kín. Việc đàm phán sẽ phải mất nhiều năm. Ngay cả với thỏa thuận hạt nhân Iran, hàng trăm chuyên gia đến từ các đơn vị khác nhau tham gia trong 3 năm mà cũng không thu được gì”.
Còn theo DW, cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Donald Trump – Kim Jong-un tại Hà Nội đã truyền đi thông điệp quan trọng rằng, các hoạt động chính trị tượng trưng là chưa đủ. Bước tiếp theo cần thiết là tất cả các bên liên quan trong khu vực – Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc – nên ngồi lại với Mỹ và Triều Tiên để tìm giải pháp mà tất cả đều có thể chấp nhận được cho phi hạt nhân hóa. Đây là cách duy nhất để đặt nền tảng cho hòa bình lâu dài trong khu vực.
SZ nhận định: “Một quá trình đàm phán đa phương đầy gian nan có thể là một sợi chỉ đỏ đối với Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Mike Pompeo, nhưng đây là chiến lược đầy hứa hẹn duy nhất.”
Theo Thegioi&VietNam
Xe chở lãnh đạo Mỹ-Triều được bảo mật thế nào khi tới Metropole?
Xe chở Tổng thống Trump và xe chở lãnh đạo Kim Jong-un đều đi qua cổng phụ của khách sạn Metropole và chạy vào một chiếc lều được phủ kín để hai nhà lãnh đạo xuống xe.
Váo lúc 18h26, cả hai đoàn xe của phái đoàn Mỹ và Triều Tiên đều tiến về khách sạn Metropole qua cổng phụ. Tại đây, xe chở hai nhà lãnh đạo đều đi qua một nhà lều được phủ bạt kín, từ đó, hai nhà lãnh đạo bước xuống xe.
Đây có thể là một biện pháp đảm bảo an ninh cho 2 nhà lãnh đạo trước khi các ông tham gia vào các cuộc thảo luận quan trọng trong tối nay.
Xe chở lãnh đạo Mỹ-Triều đi vào một chiếc bạt được phủ kín dựng bên ngoài khách sạn Metropole. (Ảnh: Zing)
Theo lịch trình công bố trước đó, ông Trump và ông Kim sẽ có cuộc thảo luận riêng trong khoảng 20 phút. Sau đó cả 2 sẽ dùng bữa tối xã giao cùng thành viên phái đoàn 2 bên. Dự kiến các hoạt động của 2 nhà lãnh đạo sẽ kết thúc vào khoảng 19h-20h35 tối 27/2.
Sơ đồ mô phỏng vị trí phái đoàn Mỹ và Triều Tiên trong tiệc tối 27/2 ở khách sạn Metropole.
Người phát ngôn Nhà Trắng cho biết thành viên hai phái đoàn tham gia bữa tối tại khách sạn Metropole bao gồm:
- Phái đoàn Mỹ : Tổng thống Donald J. Trump, Ngoại trưởng Mike Pompeo, Trợ lý Tổng thống/quyền Chánh văn phòng Nhà Trắng Mick Mulvaney, phiên dịch Lee Yun-hyang.
- Phái đoàn Triều Tiên: Chủ tịch Kim Jong-un, Phó Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong-chol, Ngoại trưởng Ri Yong-ho, phiên dịch Sin Hye-yong.
SONG HY
Theo VTC
Nhật Bản theo dõi sát sao Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai Chính phủ Nhật Bản đang theo dõi sát sao Hội nghị Thượng đỉnh lần hai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un sắp diễn ra tại Hà Nội vào ngày 27-2. Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono Nhật Bản cho rằng, điều quan trọng là hội nghị thượng đỉnh sẽ dẫn đến việc Triều Tiên loại bỏ...