Dữ liệu người dùng Việt phải lưu trữ trong nước bắt buộc từ ngày 1/10
Nghị định 53 quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng bắt đầu có hiệu lực từ hôm nay, 1/10. Chính phủ đã quy định các loại dữ liệu Internet phải được lưu trữ tại Việt Nam.
Ảnh minh họa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Nghị định 53 quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2022. Tại Nghị định này, Chính phủ đã quy định các loại dữ liệu Internet phải được lưu trữ tại Việt Nam.
Được ban hành ngày 15/8/2022, Nghị định 53 của Chính phủ quy định chi tiết các điểm a, b, c, d, đ, g, i, k, l khoản 1 Điều 5, khoản 4 Điều 10, khoản 5 Điều 12, khoản 1 Điều 23, khoản 7 Điều 24, các khoản 2, 4 Điều 26 và khoản 5 Điều 36 của Luật An ninh mạng.
Theo đó, các dữ liệu phải lưu trữ tại Việt Nam bao gồm: Dữ liệu về thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam; dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra (tên tài khoản sử dụng dịch vụ, thời gian sử dụng dịch vụ, thông tin thẻ tín dụng, địa chỉ thư điện tử, địa chỉ mạng đăng nhập, đăng xuất gần nhất, số điện thoại đăng ký được gắn với tài khoản hoặc dữ liệu; dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam: Bạn bè, nhóm mà người sử dụng kết nối hoặc tương tác.
Đối với việc lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp nước ngoài, Nghị định 53 quy định: Doanh nghiệp nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thuộc 1 trong những lĩnh vực quy định phải lưu trữ dữ liệu tại khoản 1 Điều 26 của Nghị định và đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam trong trường hợp dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp bị sử dụng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng đã được Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05) thuộc Bộ Công an thông báo và có yêu cầu phối hợp, ngăn chặn, điều tra, xử lý bằng văn bản nhưng không chấp hành, chấp hành không đầy đủ hoặc ngăn chặn, cản trở, vô hiệu hóa, làm mất tác dụng của biện pháp bảo vệ an ninh mạng do lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thực hiện.
Các lĩnh vực được quy định gồm có: Dịch vụ viễn thông; lưu trữ, chia sẻ dữ liệu trên không gian mạng; cung cấp tên miền quốc gia hoặc quốc tế cho người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam; thương mại điện tử; thanh toán trực tuyến; trung gian thanh toán; dịch vụ kết nối vận chuyển qua không gian mạng; mạng xã hội và truyền thông xã hội; trò chơi điện tử trên mạng; dịch vụ cung cấp, quản lý hoặc vận hành thông tin khác trên không gian mạng dưới dạng tin nhắn, cuộc gọi thoại, cuộc gọi video, thư điện tử, trò chuyện trực tuyến.
Trong trường hợp bất khả kháng mà việc chấp hành yêu cầu của pháp luật về an ninh mạng của doanh nghiệp nước ngoài không thể thực hiện, doanh nghiệp nước ngoài cần thông báo cho A05 trong vòng 3 ngày làm việc để kiểm tra tính xác thực của việc bất khả kháng. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thời gian 30 ngày làm việc để tìm phương án khắc phục.
Trường hợp dữ liệu do doanh nghiệp thu thập, khai thác, phân tích, xử lý không đầy đủ theo quy định tại khoản 1 Điều 26 của Nghị định 53, doanh nghiệp phối hợp với A05 để xác nhận và tiến hành lưu trữ các loại dữ liệu hiện đang thu thập, khai thác, phân tích, xử lý.
Video đang HOT
Còn với trường hợp doanh nghiệp tiến hành thu thập, khai thác, phân tích, xử lý bổ sung các loại dữ liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 26 của Nghị định 53, doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với A05 để bổ sung vào danh sách dữ liệu phải lưu trữ tại Việt Nam.
Chia sẻ quan điểm về quy định lưu trữ dữ liệu và đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam, chuyên gia Trương Đức Lượng, Chủ tịch Công ty Cổ phần An Ninh Mạng Việt Nam (VSEC) đánh giá việc có những quy định này là cần thiết.
Bởi lẽ, sự phát triển của công nghệ đã khiến việc kết nối trở nên dễ dàng hơn. Các ứng dụng công nghệ đã tạo ra một xã hội song song với xã hội thực mà trong đó chúng ta sống hàng ngày, có thể gọi đó là xã hội số.
Ông Lượng cho biết, xã hội số mang rất nhiều đặc tính chung của xã hội thực và cũng có nhiều nét riêng. Nét riêng cơ bản nhất là tính không biên giới, tính định danh. Xã hội số bên cạnh tính tích cực thì cũng kèm theo nhiều tiêu cực như xã hội thực và việc phát triển xã hội số cũng cần đi kèm theo là các biện pháp quản lý để giúp công dân số bớt bị tác động tiêu cực như hăm dọa, lừa đảo, thông tin giả…
Cũng theo phân tích của vị chuyên gia này, do đặc tính không biên giới nên việc tạo ra một xã hội số có thể bắt nguồn từ bất kỳ đâu trên thế giới. Vì thế, việc quản lý xã hội số sẽ khó đạt được hiệu quả nếu không có cách thức liên kết thực giữa nhà quản lý và các đơn vị tạo ra xã hội số.
Dịch vụ cơ sở dữ liệu tiên phong với chi phí nhỏ gọn, hiệu quả cao
Chúng ta đã nói nhiều về tầm quan trọng của dữ liệu, lưu trữ và bảo vệ dữ liệu, nhưng có một vấn đề khác cũng quan trọng không kém, đó là quản lý, tổ chức các dữ liệu này như thế nào cho hiệu quả và tối ưu.
Khó có thể nói hết được giá trị và tiềm năng của dữ liệu trong bối cảnh cuộc sống phụ thuộc vào dữ liệu như hiện nay. Nhưng không thể phụ nhận rằng dữ liệu sẽ tạo ra những tác động vô cùng lớn khi được khai thác tối ưu: giúp doanh nghiệp nâng cao trải nghiệm khách hàng, ra quyết định chuẩn xác hơn, dự đoán trước tình huống để phản ứng nhanh, giải quyết vấn đề, củng cố các giả thuyết, đo lường và phân tích, sử dụng ngân sách hợp lý hơn...
Trước kia có nhiều quan niệm cho rằng chỉ có doanh nghiệp lớn mới có khả năng thu thập và khai thác dữ liệu vì công việc này đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Nhưng thực tế hiện nay, ngay cả doanh nghiệp SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ) cũng có thể hưởng lợi từ dữ liệu với những công cụ, dịch vụ dữ liệu được xây dựng sẵn như database as a service (dịch vụ giúp bạn triển khai xây dựng một hệ quản trị cơ sở dữ liệu hoàn toàn tự động một cách nhanh chóng). Theo thống kê có trên 85% các ứng dụng thực tế trên thế giới đều liên quan đến Database.
Database hay Cơ sở dữ liệu là một tập hợp những dữ liệu có liên quan với nhau và được kiểm soát qua hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu. Từ đó có thể truy cập, quản lý, sửa đổi, cập nhật, kiểm soát và tổ chức dữ liệu một cách dễ dàng.
Lưu trữ thông tin có hệ thống
Xây dựng cơ sở dữ liệu giúp dữ liệu được lưu trữ một cách có hệ thống và có tính nhất quán cao. Từ đó, người dùng dễ dàng quản lý, tạo lập, lưu trữ, tìm kiếm và sử dụng một cách chính xác, nhanh chóng.
Nâng cao tính bảo mật dữ liệu
Database được quản lý qua các hệ thống quản trị dữ liệu giúp nâng cao tính bảo mật và toàn vẹn của dữ liệu.
Cho phép nhiều người dùng cùng lúc truy xuất dữ liệu
Khi xây dựng database việc truy xuất dữ liệu từ nhiều người cùng một lúc trở nên dễ dàng và đơn giản. Nhờ đó, quá trình quản lý, truy cập database... nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Quản lý dữ liệu dễ dàng hơn
Database được xây dựng để việc tạo lập, cập nhật và khai thác thông tin dễ dàng hơn, trong đó quá trình cập nhật dữ liệu diễn ra thường xuyên và không trùng lặp. Ứng dụng database giúp tối ưu hệ thống, tạo ra các sản phẩm chuyên nghiệp hơn, dữ liệu được lưu trữ một cách hệ thống và hoạt động quản lý trở nên đơn giản. Do đó, database ngày càng được sử dụng phổ biến.
Để vận hành và quản lý các database này đặt ra một số yêu cầu cho doanh nghiệp. Ví dụ, bất kỳ một ứng dụng thương mại điện tử nào cũng cần một giải pháp cơ sở dữ liệu để quản lý lượng dữ liệu "khổng lồ"; bên cạnh đó đáp ứng các nhu cầu về tăng, giảm quy mô bán hàng trực tuyến, lượng truy cập thay đổi thời gian thực,... Theo đó hệ thống cơ sở dữ liệu cần có tốc độ cao, khả năng mở rộng và độ sẵn sàng lớn.Với việc triển khai database trên hạ tầng vật lý sẵn có, chi phí đầu tư vào các hệ thống phần cứng là một vấn đề cần cân nhắc. Thêm vào đó, hệ thống vật lý cũng không đáp ứng được việc tăng giảm tức thời vì không có cơ chế tự động thêm tài nguyên máy tính vào hệ thống. Các công việc cũng cần có nhân sự chuyên môn xử lý.
Sử dụng một dịch vụ database trên Cloud/đám mây là một lựa chọn thích hợp hơn cả, đặc biệt là với SME. Tương tự như các dịch vụ khác, nhà cung cấp dịch vụ sẽ chịu trách nhiệm lưu trữ, cung cấp các phần mềm và phần cứng có liên quan, doanh nghiệp có thể tạo và truy cập tới các hệ thống cơ sở dữ liệu với các Database Engine (bộ máy cơ sở dữ liệu) khác nhau một cách dễ dàng, nhanh chóng. Doanh nghiệp không cần phải bận tâm đến vấn đề tài chính mà có thể tiết kiệm, dành chi phí cho mục đích khác. Các yếu tố như cần ít nhân lực quản lý, các chi phí về năng lượng điện sử dụng, nâng cấp phần cứng cũng góp phần giúp tiết kiệm tối đa.
Do đó, trong giai đoạn đầu mới phát triển của SME hay doanh nghiệp 4.0 cần kiểm soát tốt chi phí mà vẫn tận dụng được nguồn dữ liệu giá trị, một giải pháp quản lý cơ sở dữ liệu tối ưu về chi phí, đáp ứng các nhu cầu tăng giảm liên tục ngày càng trở nên quan trọng. Bizfly Cloud trong quá trình hỗ trợ thực tế cho các doanh nghiệp đã nhận thấy những nhu cầu rõ rệt từ khách hàng. Vậy còn những lợi ích tuyệt vời nào của DBaaS đang chờ bạn đọc khám phá? Đến ngay với Bizfly Cloud Expert Talk #63 để khám phá tất cả những điều cần biết về DBaaS và nhận ngay e-voucher trị giá 500K sử dụng cho Bizfly Cloud Database và 18 dịch vụ cloud đang cung cấp.
Thông tin sự kiện:
14h30 - 15h30 ngày 29 tháng 09 năm 2022
Hình thức tổ chức: Livestream trực tiếp tại Zoom, Fanpage Bizfly Cloud
Đăng ký miễn phí tại: https://zoom.us/webinar
Giới thiệu diễn giả:
Anh Trần Văn Bộ - Product Owner Bizfly Cloud, VCCorp
Anh đã có hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điện toán đám mây. Trong gần 4 năm với vị trí Product Owner tại Bizfly Cloud - vận hành bởi VCCorp, anh đã tư vấn và lên kế hoạch triển khai nền tảng điện toán đám mây cho hàng trăm khách hàng doanh nghiệp tại Việt Nam.
Cuộc đua làm trung tâm dữ liệu ở Việt Nam Nguồn dữ liệu lớn được tạo ra bởi nền kinh tế số đang phát triển như Việt Nam cần nơi lưu trữ. Nhu cầu càng lớn, cuộc đua làm trung tâm dữ liệu càng thu hút thêm nhiều 'tay chơi' tham gia. Việt Nam được hãng nghiên cứu thị trường Research and Markets đánh giá là 1 trong 10 thị trường mới nổi...