Dữ liệu người dân bị phát tán trực tuyến
Biện pháp thu thập dữ liệu quy mô lớn trong Covid-19 dẫn đến thông tin cá nhân của hàng nghìn người đã bị phát tán trên WeChat.
Trước khi áp dụng lệnh phong tỏa vào ngày 23/1, 5 triệu người đã rời khỏi thủ phủ tỉnh Hồ Bắc để về nghỉ Tết và tránh dịch. Những người này khi về tới quê nhà đều bất ngờ nhận được hàng loạt cuộc gọi và tin nhắn lạ. Một số yêu cầu họ quay lại nơi bùng phát đại dịch, trong khi số khác hỏi họ đã ăn thịt động vật hoang dã chưa. Theo Sina, những vụ quấy rối tin nhắn như vậy là do thông tin những người từng sống tại Vũ Hán bị rò rỉ trên Internet.
Người dân Trung Quốc dùng mã QR để chứng minh tình trạng sức khỏe và lịch sử di chuyển trước khi vào trung tâm mua sắm ở Bắc Kinh vào tháng 5.
Những biện pháp thu thập dữ liệu, theo dõi lịch sử di chuyển mà chính quyền nhiều địa phương áp dụng để giảm sự lây lan không chỉ ảnh hưởng tới người từ tâm dịch. Tháng trước, tên, địa chỉ, số điện thoại, mã nhận dạng của 6.685 người bị phát tán qua một số nhóm trên WeChat. Điểm chung của các “nạn nhân” là từng lui tới bệnh viện ở phía đông thành phố Thanh Đảo. Bệnh viện này gần đây thông báo về hai trường hợp dương tính với Covid-19. Tuy nhiên, tin đồn xuất hiện trên Internet cho rằng những người trong danh sách đều có khả năng nhiễm bệnh. Sau quá trình điều tra, cảnh sát Thanh Đảo bắt giữ ba người vì lan truyền tin giả, nhưng chưa thể tìm ra nguyên nhân vụ rò rỉ.
SCMP nhận định, biện pháp thu thập dữ liệu quy mô lớn làm tăng nguy cơ rò rỉ thông tin cá nhân. Dù phát huy hiệu quả trong công tác kiểm dịch, chúng cũng bị đánh giá là có nhiều nguy cơ.
Để sàng lọc bệnh nhân Covid-19, Trung Quốc triển khai hệ thống mã QR sức khỏe dựa trên màu sắc. Trong đó, mã màu xanh lá được tự do đi lại, màu vàng phải cách ly trong bảy ngày, màu đỏ phải ở nhà trong hai tuần. Người dân lấy mã QR bằng cách nhập tên, mã nhân dạng và đăng ký khuôn mặt trong ứng dụng WeChat và Alipay.
Video đang HOT
Cửa hàng và quán ăn cũng thu thập dữ liệu khách hàng. Xinhua cho biết, một số nhà hàng và khu dân cư yêu cầu mọi người ghi lại thông tin cá nhân trước cửa ra vào. Thậm chí, nhân viên quản lý tài sản của một tòa nhà còn ép cư dân khai báo thu nhập hàng tháng.
“Trung Quốc phải tìm cách cân bằng giữa bảo vệ sức khỏe cộng đồng và quyền riêng tư”, Stuart Hargreaves, Giáo sư khoa luật của Đại học Hong Kong nhận xét. Trong một vài trường hợp, người phụ trách là tác nhân gây rò rỉ dữ liệu.
Tại tỉnh Hà Nam, Phó giám đốc Sở y tế quận Nghi Dương, chịu trách nhiệm trong vụ rò rỉ tài liệu nội bộ qua WeChat. Tài liệu chứa thông tin cá nhân của một bệnh nhân họ Zhang cùng 11 thành viên trong gia đình. Ở thành phố Chu San, thuộc tỉnh Chiết Giang, thông tin cá nhân của những cư dân trở về từ Vũ Hán cũng bị rò rỉ bởi một nhân viên công tác xã hội.
“Chính phủ Trung Quốc đã ban hành nhiều luật và quy định bảo vệ quyền riêng tư của người dân”, Susan Ning, luật sư tại King & Wood Mallesons nói. “Tuy nhiên, việc thực thi chúng lại là một vấn đề khác”. Cụ thể, Luật hình sự và Luật An ninh mạng Trung Quốc đều đi kèm những quy định bảo vệ quyền riêng tư, cấm các tổ chức y tế tiết lộ thông tin cá nhân của người bệnh.
Người dân Trịnh Châu quét mã QR trước lối vào siêu thị vào tháng 2. Ảnh: Xinhua.
Hồi tháng 2, Cục An ninh mạng Trung Quốc (CAC) thông báo, các tổ chức và cá nhân không được phép dùng đại dịch như cái cớ để thu thập thông tin cá nhân. “Việc thực thi vẫn gặp nhiều khó khăn bởi mỗi cá nhân và tổ chức có cách hiểu khác nhau về hành động vượt qua ranh giới luật pháp”, Ning giải thích. “Kết quả là họ vẫn bị thu thập dữ liệu trái phép dưới danh nghĩa kiểm soát sự dịch bệnh lây lan”.
Trong một số trường hợp, các dịch vụ trực tuyến giả mạo dùng chiêu trò để thu thập thông tin cá nhân. Theo CCTV, một người đàn ông Trung Quốc tên Xue bị bắt ở Giang Tô do liên quan đến vụ lừa đảo qua cổng đăng ký thông tin để nhận khẩu trang miễn phí. Tuy nhiên, dự án thực chất không tồn tại và mục đích của Xue là thu thập thông tin dữ liệu để quảng cáo.
Trước Covid-19, giới chức trách Trung Quốc nỗ lực hơn trong công tác bảo vệ dữ liệu người dùng, nhưng các biện pháp phòng chống dịch
“Ở các quốc gia tự do hơn, người dân thường chỉ chấp nhận vi phạm quyền riêng tư vì lý do bảo vệ sức khỏe cộng đồng”, Hargreaves nói. “Điều này có nghĩa biện pháp thu thập dữ liệu nên bị loại bỏ khi đại dịch qua đi”.
Xiaomi lên tiếng về nghi án thu thập dữ liệu điện thoại khách hàng
Sau khi tờ Forbes đăng tải bài viết dẫn kết quả nghiên cứu của một nhóm chuyên gia bảo mật cho thấy điện thoại Xiaomi đang âm thầm thu thập dữ liệu người dùng, hãng điện thoại Trung Quốc đã lên tiếng.
Logo của hãng Xiaomi. (Nguồn: Shutterstock)
Sau khi tờ Forbes đăng tải bài viết dẫn kết quả nghiên cứu của một nhóm chuyên gia bảo mật cho thấy điện thoại Xiaomi đang âm thầm thu thập dữ liệu người dùng, hãng điện thoại Trung Quốc đã lên tiếng.
Trong tuyên bố đăng trên blog của công ty, Xiaomi khẳng định nội dung bài viết của Forbes là "sai lệch sự thật."
"Tại Xiaomi, quyền riêng tư và bảo mật của người dùng của chúng tôi là ưu tiên hàng đầu. Chúng tôi tuân thủ nghiêm ngặt và tuân thủ đầy đủ các luật và quy định bảo vệ quyền riêng tư của người dùng ở các quốc gia và khu vực chúng tôi hoạt động." - Xiaomi nhấn mạnh.
Theo Xiaomi, trong tất cả các thị trường toàn cầu nơi hãng này có mặt chính thức, "người dùng luôn được cung cấp những trải nghiệm tốt nhất có thể, tăng khả năng tương thích giữa hệ điều hành và các ứng dụng khác nhau, cũng như thực hiện nghĩa vụ bảo vệ quyền riêng tư của người dùng, tất cả dữ liệu sử dụng được thu thập dựa trên sự cho phép và sự đồng ý được đưa ra rõ ràng bởi người dùng của chúng tôi."
Xiaomi khẳng định mọi dữ liệu của khách hàng đều "ẩn danh và được mã hóa."
Theo hãng điện thoại hàng đầu Trung Quốc và đứng thứ 4 thế giới, những dữ liệu mà họ thu thập chỉ mang tính "thống kê" và "sử dụng tổng hợp để phân tích nội bộ và chúng tôi không liên kết bất kỳ thông tin nhận dạng cá nhân nào với bất kỳ dữ liệu nào trong số này."
"Hơn nữa, đây là một giải pháp phổ biến được các công ty Internet trên thế giới áp dụng để cải thiện trải nghiệm người dùng tổng thể của các sản phẩm khác nhau, đồng thời bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu của người dùng."
Xiaomi nhấn mạnh việc lưu trữ thông tin về cơ sở hạ tầng đám mây công cộng phổ biến và nổi tiếng. Tất cả thông tin từ các dịch vụ và người dùng ở nước ngoài cđược lưu trữ trên các máy chủ ở các thị trường nước ngoài khác nhau, nơi các luật và quy định bảo vệ quyền riêng tư của người dùng địa phương được tuân thủ nghiêm ngặt và chúng tôi tuân thủ đầy đủ.
Liên quan trực tiếp tới bài viết của Forbes, Xiaomi cho biết trước khi xuất bản bài viết, phóng viên của tờ báo đã gửi email về các câu hỏi liên quan đến bài viết và Xiaomi đã trả lời minh bạch đầy đủ, cung cấp câu trả lời chi tiết về chính sách công nghệ và quyền riêng tư. Tuy nhiên, cuối cùng bài viết vẫn được xuất bản.
Trước đó, trong bài viết của mình, trang Forbes cho biết mặc dù họ đã nhận được các phản hồi của Xiaomi trước khi xuất bản bài viết, song quá trình xem xét của các chuyê gia bảo mật cho thấy "việc theo dõi vẫn tồn tại ngay cả khi trình duyệt điện thoại ở chế độ 'ẩn danh.'" Bên cạnh đó, các chuyên gia cho biết mức độ mã hóa của Xiaomi là yếu và do đó có thể dễ dàng truy xuất ra người dùng cụ thể. Forbes tuyên bố nhóm chuyên gia bảo mật của họ chỉ mất vài giây để giải mã dữ liệu mã hóa, được mã hóa bằng một phương pháp gọi là base64./.
Không thu thập được dữ liệu của người dùng iOS, Facebook đã cố mua phần mềm gián điệp cực kỳ nguy hiểm để theo dõi Nguyên nhân là do các phương pháp thu thập dữ liệu người dùng của Facebook trên thiết bị iOS không hiệu quả. NSO Group, nhóm đứng sau vụ tấn công spyware nhằm vào WhatsApp năm 2019, đã công bố các tài liệu nội bộ tại tòa án, tiết lộ việc Facebook từng cố gắng mua một phần mềm gián điệp có tên "Pegasus"....