Du lịch vẫn bùng nổ ở ‘lò lửa’ Thung lũng Chết
Tại công viên quốc gia Thung lũng Chết, các biển cảnh báo nhiệt độ nguy hiểm đã được dựng lên khắp nơi.
Khách du lịch đến Zabriskie Point ở Thung lũng Chết, California, một trong những khu vực nóng nhất ở Mỹ. Ảnh: Anadolu/Getty Images
Tại Zabriskie Point, điểm ngắm bình minh và hoàng hôn nổi tiếng ở vườn quốc gia Thung lũng Chết, giới chức đã cảnh báo: “ Nắng nóng chết người!”. Một tấm biển màu đỏ khác cũng nhắc nhở du khách: “Đừng trở thành nạn nhân của Thung lũng Chết”.
Thung lũng Chết không còn xa lạ gì với điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt. Trong đó, công viên quốc gia được biết đến là “nóng nhất, khô nhất và thấp nhất” – nơi nóng nhất trên Trái Đất, nơi khô hạn nhất nước Mỹ và điểm thấp nhất ở Bắc Mỹ. Chính vì vậy, nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới đã đổ xô đến đây với mong muốn được trải nghiệm những cảnh quan siêu thực và sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Badwater 135 – Giải chạy marathon khắc nghiệt nhất thế giới cũng được tổ chức tại điạ điểm này vào tháng 7 hàng năm. Các vận động viên sẽ chạy thi trên nơi đánh dấu điểm thấp nhất ở Bắc Mỹ với độ cao -85 m so với mực nước biển. Họ sẽ phải gồng mình chạy qua các bãi cát, những dãy núi cao, đồng thời đối mặt với sự thay đổi nhiệt độ liên tục và đặc biệt là cái nóng thiêu đốt xuyên suốt cuộc hành trình.
Nhiệt độ kỷ lục đã thu hút nhiều du khách đến thăm công viên quốc gia Thung lũng Chết. Ảnh: Getty Images
Nhưng ngay cả theo tiêu chuẩn nhiệt độ của Thung lũng Chết, mùa hè năm 2023 rất đáng chú ý. Công viên quốc gia, nơi từng lập kỷ lục về nhiệt độ không khí nóng nhất thế giới (ở mức 56,67 độ C) cách đây hơn một thế kỷ, đã tiến gần đến các kỷ lục nhiệt trong tuần này.
Cảnh báo nhiệt độ quá cao, với mức nhiệt ban ngày cao hơn 49 độ C và nhiệt độ trung bình vào ban đêm dao động quanh mức đáng báo động, vẫn có hiệu lực đến ngày 23/7.
Video đang HOT
Các cảnh báo thời tiết khắc nghiệt này được đưa ra vào thời điểm quan trọng. Hai người đã tử vong tại Thung lũng Chết trong đợt nắng nóng gần đây, trong đó một người đàn ông 71 tuổi đã đột quỵ vào hôm 13/7, sau khi đi bộ đường dài gần đường mòn Golden Canyon. Tại đây, giới chức đã đặt biển cảnh báo du khách rằng trong trường hợp khẩn cấp liên quan đến nắng nóng, việc cứu hộ kịp thời sẽ không được đảm bảo. Đầu tháng này, một người đàn ông 65 tuổi cũng đã qua đời ngay trong ô tô riêng vì sốc nhiệt.
Khách du lịch đi bộ trên đường mòn Golden Canyon ở Thung lũng Chết. Ảnh: AP
Giới chức cho rằng nhiệt độ ở Thung lũng Chết có thể sẽ còn trở nên khắc nghiệt hơn hơn trong thời kỳ khủng hoảng khí hậu. Theo báo cáo, 9 trong số 10 mùa hè nóng nhất của công viên đã diễn ra trong 15 năm qua. Ông Randy Ceverny, chuyên gia tại Tổ chức Khí tượng Thế giới, nhận định: “Với tình trạng nóng lên toàn cầu, các mức nhiệt kỷ lục càng có nhiều khả năng xảy ra.”
Tuy nhiên, nhiều du khách vẫn không nản lòng trước cái nóng như ở trong lò lửa vào tháng này ở Thung lũng Chết. Thậm chí, một số người còn lựa chọn đến đây vì muốn trải nghiệm mức nhiệt nóng như thiêu đốt. Tuần này, hàng loạt du khách đã kéo đến tạo dáng chụp ảnh với chiếc nhiệt kế nổi tiếng tại Trung tâm Du khách Furnace Creek, khi nhiệt độ tăng từ 50,5 – đến 51,1 độ C.
Anh Paul Blum cũng gia đình đã lặn lội từ Pháp đến thăm công viên quốc gia Thung lũng Chết. Anh cho biết gia đình đã lên kế hoạch cho chuyến đi này từ nhiều tháng trước, nhưng vào đêm trước khi lái xe từ Las Vegas đến Thung lũng Chết, anh Blum đã hơi do dự.
“Tôi đã nghĩ liệu lái xe qua Thung lũng Chết cùng 2 đứa trẻ có ổn không. Nhưng đó là một chiếc xe mới, vì vậy tôi đã quyết định khám phá. Nếu là một chiếc xe cũ, tôi sẽ không thử”, anh chia sẻ.
Biển cảnh báo nguy cơ nắng nóng cực độ tại Badwater Basin ở công viên quốc gia Thung lũng Chết, California. Ảnh: AP
Tại Last Kind Words Saloon, một trong những quán rượu duy nhất ở trung tâm Furnace Creek của công viên quốc gia, hệ thống điều hòa không khí đã phần nào làm dịu cái nắng gay gắt. Nhân viên phục vụ tại quán rượu, anh Alan California, cho biết đầu mùa hè, công việc kinh doanh có vẻ chậm hơn. Nhưng khi nhiệt độ tăng mạnh vào tuần trước, họ đã bận rộn hơn.
“Vì lý do nào đó, du khách muốn tới đây để trải nghiệm nhiệt độ kỷ lục. Họ không biết sức nóng có thể ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào nếu không quen với nó”, anh nói.
Dù nhiều người cảnh báo không nên đến nơi nóng nhất Trái Đất vào mùa nóng nhất trong năm, nhưng bà Abby Wines, người phát ngôn của Thung lũng Chết, cho biết tháng 3, tháng 4, tháng 7 và tháng 8 là thời điểm bận rộn nhất của Thung lũng Chết. Điạ điểm này đã đón khoảng 100.000 du khách mỗi tháng.
Bà nói rằng du khách chọn đến Thung lũng Chết vào thời điểm này vì nhiều lý do khác nhau. Nhóm du khách đầu tiên là những người nước ngoài, như gia đình của Blum đến từ Pháp, những người chỉ đơn thuần lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ hè và đến Thung lũng Chết trong một đợt nắng nóng. Còn nhóm du khách thứ hai là những người muốn trải nghiệm nắng nóng kỷ lục.
Người phụ nữ tạo dáng bên chiếc nhiệt kế tại công viên quốc gia Thung lũng Chết, California hôm 16/7. Ảnh: AP
“Một số người vẫn cố tình đến đây dù giới chức cảnh báo Thung lũng Chết có thể phá kỷ lục nhiệt độ. Chẳn hạn, tuần trước, một người đàn ông 52 tuổi đã chạy 1,6 km qua công viên. Ông ấy đặt mục tiêu lập kỳ tích hàng năm vào ngày nóng nhất trong năm, ở thời điểm nóng nhất trong ngày”, bà Wines nói.
Người phát ngôn của Thung lũng Chết cho biết bà không kêu gọi du khách tránh xa hoàn toàn nơi này. Bà cảnh báo mọi người nên thận trọng và thực hiện nhiều biện pháp phòng ngừa, chẳng hạn ở gần nơi trú ẩn mát mẻ và tránh ra ngoài vào thời điểm nóng nhất trong ngày.
“Việc cứu hộ là không thể khi thời tiết vô cùng nóng”, bà nói và cho biết nếu một du khách đi bộ cách xa đường mòn và gặp sự cố, các nhân viên của công viên sẽ phải đi bộ đến cứu họ và cũng sẽ gặp nguy hiểm. Các máy bay trực thăng cứu hộ cũng không thể bay trong điều kiện nhiệt độ quá cao vì mật độ không khí thay đổi.
“Trong các nhiệm vụ cứu hộ, quy tắc an toàn đầu tiên là phải đảm bảo an toàn cho bản thân trước khi đặt người khác vào tình thế nguy hiểm”, bà nói.
WMO cảnh báo nguy cơ đau tim và tử vong do nắng nóng cực độ
Ngày 18/7, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cảnh báo đợt nắng nóng bao trùm Bắc Bán cầu sẽ tăng cường trong tuần này, khiến nhiệt độ ban đêm gia tăng và kéo theo nguy cơ đau tim và tử vong cao.
Nắng chói chang tại Las Vegas, bang Nevada (Mỹ), ngày 12/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông báo chính thức, WMO cho biết nhiệt độ tại Bắc Mỹ, châu Á, Bắc Phi và Địa Trung Hải sẽ vượt ngưỡng 40 độ C và duy trì trong những ngày tiếp theo.
Theo WMO, nhiệt độ tối thiểu vào ban đêm cũng sẽ đạt mức cao kỷ lục mới, tiềm ẩn nguy cơ gia tăng ca lên cơn đau tim và tử vong. Tổ chức này cho biết đa số lo ngại dồn vào ban ngày khi nhiệt độ lên đến mức tối đa, song thực tế ban đêm mới là khoảng thơi gian tiềm ẩn nguy cơ lớn đối với sức khỏe, đặc biệt là với nhóm những người dễ bị tổn thương.
Chuyên gia cấp cao của WMO John Nairn cảnh báo thế giới cần sẵn sàng đối mặt với đợt sóng nhiệt dữ dội hơn nữa. Ông dự báo tuy hàng loạt nước đã ghi nhận nhiệt độ kỷ lục trong những ngày này, song khả năng cao các kỷ lục này sẽ bị phá vỡ lần nữa trong thời gian tới.
Hôm 17/7, Liên hợp quốc (LHQ) thông báo mức nhiệt 48,8 độ C ghi nhận trên đảo Sicily của Italy ngày 11/8/2021 là mức nhiệt cao kỷ lục mới ở châu Âu, trong khi Trung Quốc cũng thông báo mức nhiệt cao kỷ lục vào giữa tháng 7 ở khu vực Tây Bắc nước này - nơi nhiệt độ lên tới 52,2 độ C ở làng Sanbao, thuộc Khu tự trị Tân Cương (Xinjiang). Nhiệt độ đo được ở Thung lũng Chết, bang California - một trong những khu vực nóng nhất trên thế giới, trong chiều 16/7 đã lên tới gần mức kỷ lục 52 độ C.
Tổng Thư ký WMO Petteri Taalas nhấn mạnh: "Thời tiết cực đoan đang tác động mạnh đến sức khỏe con người, hệ sinh thái, nền kinh tế, nông nghiệp, năng lượng và nguồn cung cấp nước". Điều này càng khẳng định tính cấp thiết của việc nhanh chóng cắt giảm lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính.
WMO xác nhận mức nhiệt cao kỷ lục mới ở châu Âu Ngày 17/7, Liên hợp quốc (LHQ) thông báo mức nhiệt 48,8 độ C ghi nhận trên đảo Sicily của Italy ngày 11/8/2021 là mức nhiệt cao kỷ lục mới ở châu Âu. Kỷ lục trước đó ở châu lục này là 48 độ C, đo được ở Athens (Hy Lạp) ngày 10/7/1977. Người dân tắm biển tránh nóng tại Torre Faro Pilone trên...