Xe hết xăng, người đàn ông đi bộ dưới trời nắng 50 độ rồi tử vong
Thi thể của người đàn ông 67 tuổi được tìm thấy trong vườn quốc gia Thung lũng Chết (Mỹ) cách nơi chiếc xe hết xăng tầm 4km.
Thông tin từ người đại diện của cơ quan quản lý vườn quốc gia Thung lũng Chết (Mỹ) cho hay, phát hiện thi thể của người đàn ông tên David Kelleher, 67 tuổi – cựu đại úy thủy quân lục chiến vào hôm 14/6.
Chiếc xe của nạn nhân được phát hiện ở gần Zabriskie Point, cách nơi phát hiện thi thể 4km. Đây vốn là nơi ngắm bình minh và hoàng hôn nổi tiếng của Thung lũng Chết. Bên trong xe có mảnh giấy ghi dòng chữ “xe hết xăng”.
Khi phát hiện chiếc xe, lực lượng chức năng bắt đầu điều tra và phát hiện chủ sở hữu là ông Kelleher. Trước đó, một nhân viên tuần tra tại vườn quốc gia Thung lũng Chết cho biết, anh từng dừng xe của ông Kelleher để ghi giấy phạt vì ông lái xe ra khỏi đường chính. Lúc đó, ông có nói rằng xe của mình sắp hết xăng.
Các nhân viên quản lý vườn quốc gia này cũng luôn khuyến cáo du khách không nên đi bộ đường dài sau 10h sáng bởi đó là thời điểm nhiệt độ ngoài trời rất cao, không tốt cho sức khỏe. Nếu phải đi bộ thì nên mang theo nhiều đồ ăn nhẹ có vị mặn và uống nhiều nước.
Thời điểm Kelleher xuống đường đi bộ nhiệt độ ngoài trời trên 50 độ C. Phía cảnh sát cho hay, ông đã đi bộ theo hướng cư dân Furnace Creek để tìm người giúp đỡ. Khi cách xa lộ khoảng 10m, người đàn ông gục ngã và tử vong.
Video đang HOT
Ông Kelleher là trường hợp tử vong thứ 2 tại Thung lũng Chết trong tháng này. Trước đó, vào 1/6, một người đàn ông tên John McCarry, 69 tuổi, cũng tử nạn sau khi đi bộ giữa nền nhiệt cao.
Bí ẩn vụ nổ trong khu rừng Nga từng mạnh ngang 10-20 triệu tấn TNT
Vụ nổ Tunguska diễn ra hơn 100 năm trước trong khu rừng ở Siberia, Nga hiện vẫn là một trong những sự kiện bí ẩn nhất trong lịch sử nhân loại và chưa được giải mã.
Cho tới nay, vẫn còn rất nhiều tranh cãi liên quan tới nguyên nhân vụ nổ (Ảnh minh họa: Listverse).
Sự kiện Tunguska, hay còn được gọi là vụ nổ lớn Siberia, diễn ra gần sông Podkamennaya Tunguska ở vùng tự trị Evenk, Siberia thuộc Nga, vào lúc 7h17 sáng ngày 30/6/1908. Nhiều ý kiến cho rằng, sự kiện này dường như là một vụ nổ trên không của một tiểu hành tinh hay sao chổi từ khoảng cách 5-10 km so với bề mặt Trái Đất.
Năng lượng sản sinh từ vụ nổ sau này ước tính trong khoảng 10-20 triệu tấn thuốc nổ TNT, tương đương với Castle Bravo, vũ khí hạt nhân mạnh nhất của Mỹ. Vụ nổ làm đổ khoảng 60 triệu cây trên diện tích 2.150 km2 trong rừng. Các nhà khoa học đã nhận thấy nhiều cây rừng bị bẻ cong sang một bên giống như chúng đã bị bão thổi dạt đổ.
Vào lúc 7h15 sáng, những người Tungus bản địa và người định cư Nga trên những quả đồi phía tây bắc hồ Baikal quan sát thấy một cột ánh sáng xanh, di chuyển ngang qua bầu trời. Khoảng 10 phút sau có một vụ nổ và một âm thanh "va chạm" cực lớn tương tự tiếng pháo nổ ngắn và ngày càng mở rộng ra xa. Những nhân chứng tận mắt chứng kiến vụ nổ nói rằng nguồn âm thanh di chuyển mỗi khi gặp chướng ngại, từ đông sang bắc.
Tiếp sau âm thanh là một đợt sóng xung kích hất ngã mọi người và đập vỡ cửa sổ ở khoảng cách hàng trăm km. Những người chứng kiến đều chỉ nghe thấy âm thanh và các cơn chấn động, không quan sát thấy vụ nổ. Đối với những nhân chứng khác, thông tin về quá trình và khoảng thời gian diễn ra vụ nổ cũng không đồng nhất. Giả thuyết về vụ nổ Tunguska rất đa dạng như vụ nổ tiểu thiên thạch, sao chổi... nhưng đến nay vụ việc vẫn chưa có lời giải đáp.
Bí ẩn bao trùm
Hàng loạt giả thuyết đã được đưa ra về vụ nổ Tunguska, bao gồm cả người ngoài hành tinh (Ảnh minh họa: Listverse).
Vào đầu những năm 2000, nhà nghiên cứu Nga Yuri Lavbin đã đưa ra tuyên bố gây xôn xao dư luận khi nói rằng ông sở hữu một số khối pha lê kỳ lạ, thuộc về một "thiết bị kỹ thuật của người ngoài hành tinh" thu được từ vụ nổ. Một số tinh thể này có hình ảnh kỳ lạ và lỗ trên đó.
Theo Lavbin, không có công nghệ hiện đại nào hiện có có thể tái tạo những hình ảnh chính xác như vậy trên các tinh thể nói trên nên ông khẳng định, nó có nguồn gốc bên ngoài hành tinh. Một số người trong cộng đồng có hứng thú với vật thể bay không xác định (UFO) rất hào hứng với giả thuyết của Lavbin, nhưng ngược lại, nhiều ý kiến lại bác bỏ nó.
Tới năm 2013, nhà khoa học Michael Visok đã thực hiện chuyến thám hiểm tìm hiểu về những hình tròn kỳ lạ nằm sâu trong khu vực mà người dân địa phương gọi là Thung lũng Chết ở Siberia. Ngay sau Visok đưa một đoàn thám hiểm đến khu vực này và họ đã phát hiện một số điểm bất thường trong các hình tròn, và phát hiện thấy có sự hiện diện của kim loại mà họ không thể giải thích được.
Tuy nhiên, chỉ sau vài giờ tiến vào khu vực và trước khi tiến hành nghiên cứu sâu hơn, Visok bắt đầu cảm thấy buồn nôn và chóng mặt. Những triệu chứng này rất giống với được mô tả trong vô số truyền thuyết về khu vực do những người đi trước truyền lại. Hơn nữa, thời tiết đột ngột thay đổi. Điều này buộc đội phải cắt ngắn chuyến thám hiểm và rời khỏi khu vực.
Những truyền thuyết về Thung lũng Chết được xem là chủ đề rất được dư luận quan tâm xung quanh vụ nổ Tunguska vì nó có nhiều diễn biến bí ẩn. Đây là khu vực hàng trăm năm nay có những truyền thuyết bất tận. Có người nói rằng, họ từng chứng kiến những vụ việc kỳ quặc trong khu vực, cũng có người mạo hiểm ngủ qua đêm, nhưng sáng dậy cảm thấy bất an.
Sau đó, hai nhà thiên văn Nga Felix Zigel và Alexis Zolotov đưa ra phán đoán rằng có sự bí ẩn trên liên quan đến các yếu tố bên ngoài hành tinh. Nghiên cứu cho thấy vị trí "vùng nổ" có hình bầu dục giống như người ta nói đến các UFO. Chưa hết, Zolotov còn phát hiện ra "sự hiện diện của kim loại" trong đất tại nơi diễn ra vụ nổ Tunguska.
Theo nhận định của hai nhân vật trên, rất có thể có một chiếc tàu chở người ngoài hành tinh đã phát nổ trên bầu trời. Một số người còn quả quyết họ đã nhìn thấy một "quả cầu lửa" đổi hướng trên trời nhiều lần vào buổi sáng diễn ra vụ nổ. Felix Zigel còn cho biết, điều này đã được ghi lại trong báo cáo của Đài quan sát Tatranska ở Ba Lan. Báo cáo nhấn mạnh, họ đã theo dõi một vật thể lạ và phát hiện thấy, nó đã đổi hướng nhiều lần.
Sau vụ nổ Tunguska, một vụ nổ tương tự cũng diễn ra trên sông Curuca của Brazil vào năm 1930. Một thiên thạch đã phát nổ trên không, để lại dấu vết như miệng núi lửa.
Gần đây hơn, vào tháng 2/2013, một thiên thạch tương tự đã bay vào bầu khí quyển một lần nữa và máy ảnh đã chụp được nó. Nó phát nổ bầu trời vùng Chelyabinsk, miền trung nước Nga, chỉ cách mặt đất 32 km, tạo ra các sóng xung kích. Vụ nổ đã khiến hơn 1.000 người bị thương và hàng nghìn ngôi nhà bị hư hại.
Nếu một thiên thạch như vậy phát nổ trên một địa điểm đông người, hay trên một thành phố lớn, thì nó có thể để lại hậu quả khó lường.
Đến nay nhân loại đã chứng kiến một số sự cố tương tự xảy ra trong thế kỷ 20. Tuy nhiên, phần lớn đồng ý, vụ nổ Tunguska là sự cố gần nhất mà "thế giới hiện đại" đã chứng kiến. Việc không ai bị thiệt mạng chỉ đơn giản là may mắn.
Vì vậy, theo giới khoa học, chỉ có nghiên cứu về vũ khí phòng thủ không gian dường như mới có thể giúp con người tránh được những vụ nổ kiểu như vậy.
COVID-19 tại ASEAN hết 21/11: Toàn khối thêm 363 ca tử vong; Malaysia hối thúc dân tiêm mũi tăng cường Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 21/11, các quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 28.890 ca mắc COVID-19 và 363 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 13.785.195 ca, trong đó 287.730 người tử vong. Nhân viên y tế tiêm vaccine COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan ngày 18/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN...