Du lịch TP.HCM kết nối bốn phương
Không chỉ là đầu tàu kinh tế mà Sài Gòn – TP.HCM còn đóng vai trò là trung tâm kết nối các vùng miền khắp cả nước.
Sở hữu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không tân tiến, từ thành phố, bạn có thể dễ dàng di chuyển đến các tỉnh thành khác để thỏa sức khám phá nét đẹp văn hóa và con người xứ sở.
Xuôi về miền Tây thưởng ngoạn đời sống sông nước
Là một trong những “viên ngọc quý” của du lịch Việt Nam, nằm ở khu vực Tây Nam Bộ, liên kết chặt chẽ với TP.HCM tại cửa ngõ phía Tây thành phố, đồng bằng sông Cửu Long chiếm trọn tình cảm của du khách trong và ngoài nước nhờ vào sự trù phú, màu mỡ, hệ thống sông ngòi chằng chịt cùng những cư dân đáng mến.
Nếu có dịp về Long An hay An Giang, bạn đừng bỏ qua vẻ đẹp của những khu rừng tràm xanh mát vẻ đẹp dung dị của thiên nhiên. Check-in con đường xuyên rừng tràm tại làng nổi Tân Lập hay ngồi thuyền xuôi theo dòng nước êm đềm giữa rừng tràm Trà Sư, bạn sẽ cảm thấy tâm hồn thêm thư thái khiến lòng mình nhẹ tênh.
Tiền Giang, Bến Tre và Vĩnh Long là các vùng nổi tiếng với du lịch cù lao, miệt vườn. Đến với các địa phương này, bạn nhất định phải trải nghiệm cảm giác ngồi đò len lỏi qua những con rạch nước thơm mùi phù sa để đến thăm các vườn trái cây ngọt lành của người dân nằm trên các cù lao.
Giữa đại tiệc hoa quả đặc sản, bạn còn được thết đãi những giai điệu đờn ca tài tử chất chứa tấm lòng chân chất của người dân Nam Bộ. Cũng đừng bỏ lỡ những hoạt động hấp dẫn như tắm sông, câu cá, chèo thuyền hay thưởng thức món kẹo dừa béo bùi, nước dừa thanh dịu, bánh tráng dừa dẻo dai, bánh lá dừa thơm béo…
Nếu muốn đổi gió ra thăm thú biển đảo, bạn có thể ghé Kiên Giang. Ở đây có rất nhiều hòn đảo với phong cảnh cực đẹp, như “đảo ngọc” Phú Quốc, quần đảo Nam Du, Hòn Sơn… cho bạn nhìn ngắm bốn bề trời biển, quan sát các tàu khai thác hải sản, chiêm ngưỡng những hình nét rất riêng của những hòn đảo lớn nhỏ và thả hồn trong làn gió mát rượi.
Về miền Cửu Long 13 tỉnh thành, bạn không chỉ được thưởng lãm vẻ đẹp của rừng tràm hay những dòng sông chở nặng phù sa mà còn là dịp để hòa mình trải nghiệm nét sinh hoạt độc đáo của những cư dân sống đời sông nước.
Video đang HOT
Đó chính là văn hóa chợ nổi trên khắp cả miền Tây. Những cái tên như chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang); chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Phong Điền, chợ nổi Ngã Bảy (Cần Thơ); chợ nổi Ngã Năm (Sóc Trăng); chợ nổi Sông Trẹm (Cà Mau)… luôn được nhiều người nhắc nhớ mỗi khi đi du lịch miền Tây. Chợ họp từ tờ mờ sáng, khi mặt trời chưa ló dạng và sương hãy còn bảng lảng mặt sông. Ở đó, người ta bày bán đủ mọi thứ, từ thức điểm tâm, trái cây… cho đến những mặt hàng gia dụng.
Ẩm thực cũng là điểm nhấn không thể bỏ qua khi đến với đồng bằng sông Cửu Long. Mùa nước nổi từ tháng 8 đến tháng 11 hằng năm là thời điểm sông nước miền Tây đa dạng đặc sản cá tôm từ thượng nguồn đổ về. Thời điểm này trong năm, những món ăn miền Tây không chỉ chứa đựng tinh hoa của đất trời mà còn đong đầy tấm lòng hào sảng của người dân.
Khám phá Đông Nam Bộ bằng trải nghiệm mới mẻ
Kết nối với Sài Gòn thông qua ba phương thức vận tải chính, gồm đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa, vùng Đông Nam Bộ là điểm đến du lịch quen thuộc của người dân thành phố. Không những thế, khu vực này còn năng động tạo nhiều đột phá trong du lịch bằng cảnh quan thiên nhiên và truyền thông hiện đại nên cũng thu hút sự yêu thích của du khách cả nước và quốc tế.
Du lịch Đông Nam Bộ, bạn có thể đến Bình Dương để thăm thú các vườn cây trái đặc sản hay các di tích lịch sử cách mạng. Xuôi về Bà Rịa – Vũng Tàu, bạn sẽ được tận hưởng vẻ đẹp của phố biển với thời gian di chuyển được rút ngắn khi chọn khởi hành từ Cần Giờ bằng phà biển. Ngược về Tây Ninh, bạn sẽ được khám phá những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng như Tòa thánh Cao đài, chùa cổ Gò Kén…
Đặc biệt, là trải nghiệm hệ thống cáp treo Vân Sơn hiện đại với nhà ga cáp treo lớn nhất thế giới để tham quan công trình tượng Phật Bà, cùng không gian trưng bày văn hóa Phật giáo được khánh thành đầu năm nay dưới chân tượng Phật tại núi Bà Đen. Hướng về Bình Phước, vườn quốc gia Bù Gia Mập là điểm đến cho những ai yêu thích thiên nhiên.
Riêng Đồng Nai, tỉnh vừa phối hợp với TP.HCM cho ra mắt sản phẩm du lịch mới, cho phép du khách trải nghiệm hành trình từ Sài Gòn đi Biên Hòa theo cách vô cùng độc đáo.
Điểm nhấn của tour du lịch này nằm ở việc du khách có thể di chuyển bằng tàu hỏa lúc sáng sớm từ ga Sài Gòn đi ga Biên Hòa, rồi về bằng buýt sông để chiêm ngắm hoàng hôn trên sông Sài Gòn theo lộ trình ga tàu thủy Bình An về bến Bạch Đằng. Trên chuyến đi, du khách sẽ tham quan các điểm du lịch nổi tiếng của hai địa phương như: bảo tàng Đồng Nai, khu du lịch Bửu Long, văn miếu Trấn Biên, chùa Ông, khu du lịch Sơn Tiên (Đồng Nai); chùa Bửu Long, bảo tàng Áo dài (TP.HCM)…
Tận hưởng cảnh sắc cao nguyên và duyên hải miền Trung
Từ TP.HCM, bạn có thể dễ dàng đến với các tỉnh Tây Nguyên bằng đường bộ và đường hàng không. Nơi đây không chỉ sở hữu môi trường tự nhiên hoang sơ, ngoạn mục từ những cánh rừng già hay những ngọn thác trắng xóa, mà còn thu hút bởi nền văn hóa đồng bào dân tộc ấn tượng.
Đến với Tây Nguyên, bạn sẽ được thưởng lãm vẻ đẹp long lanh của Biển Hồ T’Nưng, ngắm sao đêm ở Măng Đen, chiêm ngưỡng nét kỳ vĩ của thác nước Dray Sáp, thưởng thức cà phê tại thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột, hay thổn thức trong sắc màu của những mùa hoa Tây Nguyên…
Bạn có thể chu du đến xứ miền Trung đầy nắng gió bằng đường bộ, đường sắt và đường hàng không. Trải nghiệm du lịch tại miền duyên hải Trung Bộ sẽ đưa bạn khám phá vẻ đẹp hiện đại của thành phố Đà Nẵng qua những công trình sáng tạo như Cầu Rồng, Cầu Vàng…
Hoặc dừng chân tại Hội An để ngược dòng thời gian mà đắm mình trong nét quyến rũ độc bản của phố cổ di sản. Bên cạnh đó, các thành phố biển như Nha Trang, Phan Thiết… cũng hứa hẹn sẽ là chốn nghỉ dưỡng tuyệt vời cho bạn và người thân với hàng loạt khu nghỉ dưỡng cao cấp, gần gũi thiên nhiên.
Say đắm mùa vàng vùng cao Bắc Bộ
Trong những ngày thu, sắc vàng miền biên viễn phía Bắc là nét đẹp hữu tình quyến rũ trái tim du khách thập phương. Từ TP.HCM, bạn đến sân bay Tân Sơn Nhất để bay ra Hà Nội rồi từ đây, bạn có thể dễ dàng đến khu vực Tây Bắc để chiêm ngắm phong cảnh những ngày lúa chín.
Những thửa ruộng bậc thang trải dài khắp các xã Y Tý, A Lù, Mường Hum, Dền Sáng… (huyện Bát Xát, Lào Cai) là điểm đến được nhiều người lựa chọn. Bên cạnh sắc vàng của lúa, tại đây còn là không gian của những biển mây trải dài đến tận cuối chân trời. Nếu thích mạo hiểm, bạn có thể tham gia hoạt động bay dù lượn ngắm mùa vàng tại đèo Khau Phạ, tỉnh Yên Bái.
Về An Giang khám phá thủ phủ mắm của miền Tây Nam Bộ
Một trong những nơi được nhiều du khách tìm đến vào mỗi buổi sáng khi đến An Giang chính là chợ Châu Đốc.
Chợ Châu Đốc nằm ngay trung tâm thành phố, là nơi tập kết các mặt hàng đặc sản hấp dẫn nhất khu vực như: mắm, trái cây, rau củ quả và tất tần tật các món ăn địa phương được chế biến ngay tại chỗ.
Ngoài tên gọi chợ Mắm, chợ Châu Đốc còn có nhiều biệt danh khác nhau "Thiên đường của các loại mắm", "Thế giới mắm", "Vương quốc của mắm", "Thủ phủ mắm"... Tất cả những biệt danh này đều cho thấy sự phong phú các mặt hàng mắm tại đây mặc dù trên thực tế, chợ Châu Đốc không phải chỉ bán mỗi mắm.
Được xem là chợ đầu mối về mắm và các loại khô của miền Tây Nam Bộ, các loại mắm, khô ở chợ mắm Châu Đốc - An Giang đều có giá rẻ hơn mua tại các vùng khác. Ảnh: TQ
Ở chợ mắm Châu Đốc, du khách có thể dễ dàng tìm thấy những loại mắm đã nổi tiếng từ rất lâu của miền Tây như mắm cá linh, mắm cá sặc, mắm cá lóc, ba khía, mắm cá mè... Những loại mắm khác như mắm Thái, mắm trèn, mắm chốt... cũng được bày bán phổ biến trong chợ.
Rất nhiều loại mắm trong chợ Châu Đốc được làm từ các loại hải sản đánh bắt từ sông Tiền, sông Hậu hoặc nuôi trong các làng bè của ngã ba sông Hậu.
Đi chợ Châu Đốc, đứng cách xa hàng trăm mét, bạn đã ngửi thấy mùi đặc trưng phát ra từ những sạp hàng ở khu chợ mắm. Ảnh: TQ
Là người con trong gia đình có 6 anh chị em, anh Phan Thanh Hải (phường châu phú B, TP Châu Đốc, An Giang) cùng 3 người anh chị em tiếp nối nghề làm mắm của ba mẹ là vợ chồng bà giáo Thắm. Theo lời kể của anh Thanh Hải, ngày anh còn nhỏ, mẹ anh làm nghề dạy học trong làng. Vì thế, mọi người gọi mẹ anh là bà giáo Thắm.
Chợ Châu Đốc còn có một tên khác, người dân địa phương quen dùng, là chợ Mắm. Ảnh: TQ
Tuy nhiên, do nhà đông con, ba mẹ anh phải tìm nghề khác để có thu nhập nuôi gia đình. Ngày đó, ở Châu Đốc, cá ở sông nhiều, mọi người thường bắt cá về để chế biến, cá bự làm khô, cá nhỏ làm mắm rồi sau đó đem ra chợ bán, thấy bán được, phát triển thành sạp hàng. Cũng từ đó, ba mẹ anh chuyển sang làm mắm là nghề chính.
Trao đổi với Lao Động, anh Hải cho hay, bà giáo Thắm bắt đầu làm mắm từ khoảng năm 30 tuổi, đến nay đã làm được 40 năm. Để làm ra được những mẻ mắm ngon, bí quyết đầu tiên là cá phải muối mặn, tiếp đó lấy ra rửa sạch, trộn cá với thính rồi ủ lại.
Thông thường, các tiểu thương mở hàng từ rất sớm, khoảng độ 5h00 - 5h30 là đã diễn ra hoạt động buôn bán, trao đổi. Ảnh: TQ
Khoảng 5 tháng sau đem ra rửa lại. Anh Hải cho biết, trong quá trình làm mắm, công đoạn khó khăn nhất là đem cá về đánh vẩy, làm sạch. Bởi con cá có sạch thì mắm mới ngon.
Trong những ngày lễ, ngày hội, khách du lịch đến mua nhiều, thậm chí những ngày Thứ bảy, Chủ Nhật cũng bán được vài trăm ký. Không chỉ riêng cơ sở của anh Hải, bà con nơi đây, ai cũng làm ăn khấm khá.
Khu du lịch sinh thái Ozo Park - Nơi con người kết nối với thiên nhiên Công viên Ozo nằm trong quần thể Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Nơi đây có hệ động, thực vật phong phú, đặc trưng là hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi tuyệt đẹp. Ozo Park được khách du lịch trong nước và quốc tế yêu thích và tin tưởng lựa chọn là địa...