Du lịch Thái Lan quá phụ thuộc vào cần sa
Loại chất từng bị cấm hiện được bày bán tràn lan tại các sạp hàng trong chợ, quán bar bên bãi biển, quầy lễ tân khách sạn.
Điều này giúp thu hút khách du lịch nước ngoài.
Một mùi hương đặc trưng thoảng qua chợ đêm Làng Chài trên đảo Koh Samui của Thái Lan, len lỏi giữa những quầy bán xôi xoài và xe van cocktail.
Với chiếc bàn được đặt nhiều lọ thủy tinh, bên trong là chồi xanh có hoa khác nhau, quầy bán cần sa Samui Grower sẽ nhanh chóng cháy hàng.
Ở nơi khác trên đảo, tại quán bar bên bãi biển Chi, khách du lịch cầm trên tay những khớp cần sa cuộn sẵn và nhấm nháp pizza phủ đầy loại lá màu xanh.
Trên mạng xã hội, Green Shop Samui cung cấp thực đơn gồm đủ loại cần sa cùng với bánh quy gai dầu, xà phòng cần sa.
Theo The Guardian, bất cứ ai biết tới thái độ cứng rắn khét tiếng của Thái Lan đối với việc sử dụng ma túy cho mục đích tiêu khiển có thể thấy kinh ngạc.
Tại đất nước mà tội phạm ma túy phải lãnh án tử hay bị bắt giữ vì cầm khớp cần sa trên tay tại bữa tiệc trăng tròn, du khách quốc tế đang đổ xô đến để mua cần sa.
Các sản phẩm từ cần sa được rao bán tại điểm du lịch ở Thái Lan – quốc gia đầu tiên ở châu Á hợp pháp hóa loại ma túy này. Ảnh: Narong Sangnak/EPA.
Kẽ hở của luật
Với nỗ lực thu hút khách du lịch trong thời kỳ suy thoái hậu Covid-19, chính phủ Thái Lan đã bãi bỏ lệnh cấm cần sa vào tháng 6, cho phép người dân tự do trồng và bán chúng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đường lối của chính phủ là cần sa chỉ được sản xuất và tiêu thụ cho mục đích y tế, không phải để giải trí, đồng thời chỉ cho phép chế phẩm có chứa ít hơn 0,2% tetrahydrocannabinol (hợp chất gây ảo giác chính).
Các quan chức cảnh báo bất kỳ ai bị bắt gặp hút cần sa ở nơi công cộng có thể bị buộc tội tạo ra “mùi gây khó chịu” nơi công cộng theo Đạo luật Y tế Công cộng và đối mặt với khoản tiền phạt 25.000 baht (580 bảng Anh) cùng 3 tháng tù.
Tuy nhiên, trên các bãi biển của Koh Samui, luật có vẻ bị lơi lỏng.
Tại quán bar sang trọng Chi, chủ sở hữu Carl Lamb không chỉ cung cấp thực đơn pha chế CBD (hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong cây cần sa) mà còn công khai bán cần sa có nồng độ cao theo gram và các khớp cuộn sẵn.
Lamb đã bắt tay với trường đại học ở Chiang Mai để trồng cần sa dược liệu cho thực đơn mà Chi phục vụ. Khi loại ma túy này bị loại khỏi danh sách cấm, anh coi đó là sự cho phép để bắt đầu bán các khớp cần sa trong quán bar của mình, với giá dao động 500-1.000 bath/gram (12,50-23 bảng Anh).
Hiện, Chi bán được 100 gram cần sa mỗi ngày. Khách mua là các bậc cha mẹ tò mò dùng thử, người giàu có muốn các khớp cuộn sẵn mang đi hay khách du lịch vừa đáp chuyến bay.
Một quầy bán cần sa ở Bangkok. Ảnh: Matt Hunt/Shutterstock.
Theo hiểu biết của Lamb, luật pháp chỉ cấm bán hàng cho người dưới 25 tuổi hoặc phụ nữ có thai. Nếu ai phàn nàn về mùi, anh phải đóng cửa.
“Chúng tôi bắt đầu nhận được điện thoại từ khắp nơi trên thế giới hỏi rằng ‘Có thật là được hút cần sa ở Thái Lan một cách hợp pháp?’. Nó thật sự đang thu hút nhiều khách du lịch hơn. Mọi người đang đặt phòng cho Giáng sinh”, anh nói.
Theo Lamb, Covid-19 đã tàn phá hòn đảo và việc bỏ quy định cấm cần sa có tác động tích cực.
“Có thể đến và nằm dài trên bãi biển ở châu Á vào lễ Giáng sinh và hút cỏ, ai lại không muốn chứ?”, anh cười.
Chủ quầy bán cần sa Samui Grower trong chợ đêm cũng nhiệt tình không kém. Anh liên tục quảng cáo: “Người Thái và khách quốc tế đều thích cần sa. Nhờ đó, chúng tôi kiếm được tiền. Hãy thoải mái mua và hút trên bãi biển”.
Ngược lại, Green Shop ở Samui, khai trương vào tuần tới, cho biết sẽ đưa ra cảnh báo cho khách hàng để họ biết việc hút cần sa nơi công cộng là phạm luật.
Cách ứng xử trái ngược khiến nhiều khách du lịch bối rối.
Morris (45 tuổi, đến từ Ireland) mua cần sa trong chợ và cho rằng bản thân sẽ không bị bắt. Anh nói sẽ không hút cần sa trên bãi biển nếu có những gia đình khác xung quanh, nhưng 2 vợ chồng có thể thưởng thức ở khách sạn.
Thái Lan hợp pháp hóa cần sa vào tháng 6. Ảnh: Andre Malerba/Rex.
Những khách du lịch khác lại thoải mái hơn.
Nina, chủ khách sạn ở Chiang Mai, cho biết cần sa được bán ở quầy lễ tân.
“Dù sao thì tôi cũng sẽ hút. Tôi không thực sự để ý điều này có hợp pháp hay không”, cô nhún vai.
“Không ai biết chính xác giờ luật quy định thế nào. Đó là mớ hỗn độn, ngay cả cảnh sát cũng bối rối”, một người bán cần sa nói.
Tại quán bar Chi, Linda (75 tuổi, đến từ Mỹ) cảm thấy thoải mái trước sự mông lung của luật pháp.
“Tôi không lo lắng về vùng xám ở Thái Lan. Chỉ cần lịch sự khi hút cần sa. Tôi thấy như mua một loại rượu ngon để thưởng thức với bạn bè”, bà nói.
Câu hỏi quan trọng bây giờ là điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Liệu một đất nước từng áp dụng luật về ma túy nghiêm ngặt nhất thế giới có thể thực sự thích nghi với quy định dễ dãi hay không?.
Quán cà phê này có gì đặc biệt khiến cộng đồng quốc tế hết lời khen ngợi?
Mặc dù đây không phải là mô hình đầu tiên trên thế giới nhưng sự độc đáo của nó thu hút rất nhiều người tìm đến.
Sweet Fishs Café tại thành phố Khanom, Thái Lan là nơi bạn có thể thoải mái tận hưởng tách cà phê yêu thích cùng hàng chục con cá Koi bơi lội dưới chân mình.
Sweet Fishs Café được lan truyền trên MXH Thái Lan vào khoảng tháng trước. Sau đó, nó được chia sẻ rầm rộ trên Facebook và Instagram, thậm chí còn được nhiều trang báo nước ngoài đăng tin, cư dân mạng quốc tế cũng bày tỏ sự yêu thích. Tuy nhiên, vị trí của quán cà phê này không được tiết lộ.
Khi tìm hiểu, người ta phát hiện quán cà phê này là một phần của Ton Than Resort and Spa - một địa điểm du lịch nổi tiếng với lịch sử hơn 14 năm. Chủ sở hữu của nơi này là Yosaphol Jitmung. Anh nói với trang MGR Online rằng, Sweet Fishs Café được thiết kế như một "thỏi nam châm du lịch" thu hút khách du lịch trong dịch COVID-19.
Yosaphol Jitmung thừa nhận rằng, anh lấy cảm hứng từ một quán cà phê ở Việt Nam và nhận thấy ở Thái Lan chưa có ai làm mô hình này nên quyết định bắt chước. Một trong những thách thức lớn nhất khi thực hiện mô hình cà phê này là hệ thống lọc. Tổng cộng có 4 bộ lọc hồ bơi lớn hoạt động 24 giờ một ngày, nhân viên thay nước mỗi ngày, chia làm 2 khung giờ: trước giờ mở cửa và vào buổi tối sau khi vị khách hàng cuối cùng rời đi.
Khách đến quán được yêu cầu đi chân trần, khử trùng chân trước khi vào quán, không được chạm vào cá hoặc làm phiền chúng dưới bất kỳ hình thức nào.
Cá Koi chiếm phần lớn trong quán Sweet Fishs Café, vì chúng bắt mắt, không sợ con người. Yosaphol Jitmung cho biết anh đã đầu tư khoảng 400.000 baht (276 triệu đồng) vào Sweet Fishs Café.
Những khoảnh khắc ấm áp khép lại năm 2021 Dù có nhiều biến cố, song năm 2021 vừa qua cũng tràn ngập những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc. 2021 là một năm khó khăn nữa với thế giới khi dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Những nỗ lực mở cửa lại các lễ hội, doanh nghiệp và biên giới đã bị đình trệ trong thời gian đại dịch có...