Du lịch sinh thái gắn kết văn hóa cộng đồng
Một tập thể nữ doanh nhân đoàn kết đã xây dựng nên thương hiệu du lịch sinh thái mạnh hàng đầu của tỉnh Đắk Lắk.
Đây cũng là mô hình thành công trong việc kết hợp giữ gìn và phát huy các giá trị cảnh quan thiên nhiên với bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Xuất phát từ mong muốn giúp người dân địa phương xóa nghèo bền vững, các chị đã nỗ lực biến một vùng đất cao nguyên hoang vu thành điểm đến thu hút đông khách du lịch.
Cảnh quan thiên nhiên tươi mát tại Khu du lịch Kotam.
Một tập thể nữ doanh nhân đoàn kết đã xây dựng nên thương hiệu du lịch sinh thái mạnh hàng đầu của tỉnh Đắk Lắk. Đây cũng là mô hình thành công trong việc kết hợp giữ gìn và phát huy các giá trị cảnh quan thiên nhiên với bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Xuất phát từ mong muốn giúp người dân địa phương xóa nghèo bền vững, các chị đã nỗ lực biến một vùng đất cao nguyên hoang vu thành điểm đến thu hút đông khách du lịch.
Phần lớn khách đi theo các tua du lịch đến TP Buôn Ma Thuột của tỉnh Đắk Lắk đều ghé thăm Khu du lịch sinh thái, văn hóa cộng đồng Kotam nằm cách trung tâm thành phố khoảng 9 km.
Vào các dịp nghỉ cuối tuần hoặc ngày Tết, lễ hội, địa điểm này càng nhộn nhịp, đông đúc. Với các cơ sở lưu trú được thiết kế mang đậm bản sắc văn hóa Ê Đê cùng một không gian cảnh quan tự nhiên rộng 17 héc-ta, có đồi, núi, thung lũng, ao hồ, thác suối, Kotam thích hợp cho nhiều loại hình vui chơi, nghỉ dưỡng. Hằng năm, nơi đây đón hơn 400 nghìn lượt khách, riêng năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, sau một thời gian tạm dừng hoạt động, khách du lịch đang trở lại Kotam và dự báo tăng mạnh từ nay đến cuối năm và trong dịp đón Tết Nguyên đán.
Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Đặng Gia Duẩn, Khu du lịch sinh thái, văn hóa cộng đồng Kotam không chỉ được đánh giá là dự án thành công, tuân thủ mọi thủ tục xây dựng mà còn được lãnh đạo địa phương ghi nhận đã có nhiều đóng góp quý giá trong việc nỗ lực bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên, tích cực giúp người dân các buôn làng chung quanh xóa đói, giảm nghèo, giải quyết hàng trăm việc làm cho con em đồng bào dân tộc thiểu số.
Để có được một cơ ngơi du lịch sinh thái rộng lớn, lại ở một vị trí thuận tiện về giao thông, ngay sát TP Buôn Ma Thuột, là cả một hành trình gian nan từ cách đây 10 năm trước với sự chung tay, góp sức, “đồng cam, cộng khổ” của năm nữ doanh nhân của thành phố cao nguyên. Lúc bấy giờ, cả năm chị: Nguyễn Thị Ngọc Anh, Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Thị Phúc Minh, Vũ Thị Xoan và Đoàn Uyên Thao đều là giám đốc của năm công ty tư nhân phát triển mạnh trong các lĩnh vực thu mua, chế biến nông sản, xuất khẩu mật ong, chế tạo thiết bị cơ khí. Vừa điều hành doanh nghiệp của riêng mình, các chị vừa tích cực sinh hoạt trong Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân Đắk Lắk, do chị Ngọc Anh là Chủ nhiệm.
Video đang HOT
Rủ nhau đi làm từ thiện, thấy giúp các buôn nghèo theo kiểu “trao cá” mãi không ổn, CLB Nữ doanh nhân Đắk Lắk nhất trí phải tặng “cần câu” bằng cách xây dựng một mô hình kinh tế có thể giúp nhiều người xóa nghèo bền vững đồng thời tạo ra một địa điểm cùng mục tiêu để năm chị em có thể gắn bó lâu dài. Và thế là dự án xây dựng Khu du lịch sinh thái, văn hóa cộng đồng Kotam ra đời trên vùng đất rộng lớn vốn hoang vắng cạnh các buôn của đồng bào dân tộc Ê Đê là: Pắk, Kotam, Krông A, Krông B thuộc xã Ea Tu…
Trong CLB Nữ doanh nhân Đắk Lắk lúc bấy giờ, Công ty TNHH thương mại Quang Anh do chị Ngọc Anh là giám đốc đạt doanh số tốp đầu, có năm xuất khẩu cà-phê tới hơn 20 nghìn tấn.
Cũng chính chị, với sự giúp sức của bốn chị em trong nhóm, đã là chủ công trong việc chắp bút và lo các thủ tục xây dựng dự án Khu du lịch sinh thái, văn hóa cộng đồng Kotam. Gắn bó với vùng đất này từ tuổi thiếu nhi, thông thuộc đặc tính và văn hóa bản địa, chị Ngọc Anh được các thành viên góp vốn tín nhiệm đề cử làm Giám đốc Công ty cổ phần Du lịch cộng đồng Kotam. Ngay từ lúc khởi đầu, các chị đã kêu gọi được 35 thành viên CLB Nữ doanh nhân Đắk Lắk tham gia góp vốn với hàng chục tỷ đồng để triển khai các hạng mục dự án.
Trong quá trình này, vất vả nhất là việc thuyết phục để mua lại khu bến nước buôn Pắk mang đậm bản sắc dân tộc Ê Đê khi người dân nơi đây đang định san lấp nơi này để làm rẫy một vụ. Sau đó, các chị còn phải thương thảo để Nông trường Cà-phê 11-3 nhượng lại những vùng đất đang gần như bỏ hoang vì sản xuất, kinh doanh thua lỗ triền miên. Là doanh nhân, các chị rất hiểu, với đồng bào dân tộc thiểu số, nương rẫy, đất đai là tất cả tài sản. Tuy nhiên vùng đất này khi đó cằn cỗi quá, bắp, lúa lép hạt,
cà-phê thưa trái, chủ rẫy nào cũng nghèo đói, cứ giáp hạt lại thiếu ăn. Các chị đã phải tạo điều kiện rất nhiều, trực tiếp đào tạo nhân công từ đồng bào địa phương và đưa họ vào làm việc trong khu du lịch.
Theo chị Ngọc Anh, ngay từ những ngày đầu xây dựng dự án, các chị đã xác định rõ mục tiêu đầu tiên phải là bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ, giữ gìn, bảo đảm sự trong sạch cho dòng suối đầu nguồn bến nước, và nhất là phải thể hiện được sự trân trọng, tôn vinh bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
Cùng với sự hình thành của khu du lịch, các điểm nhấn đã được bảo tồn, tôn tạo, trong đó riêng khu bến nước buôn Pắk còn được khai quật khảo cổ, phục hồi nguyên vẹn để đón nước nguồn ngọt mát. Các chị đã cho xây dựng những căn nhà dài theo đúng kiến trúc truyền thống của người Ê Đê, đồng thời mọi cán bộ, nhân viên của khu du lịch đều mặc thống nhất trang phục thổ cẩm Ê Đê.
Không gian đặc biệt nhất ở Kotam là Đồi tưởng nhớ Quốc mẫu Âu Cơ. Cả quả đồi phủ cỏ lạc xanh biếc điểm hoa vàng li ti ôm lấy chân tượng đài thanh thoát vút cao, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nét mặt Quốc mẫu hiền hòa, vui tươi, dáng đứng mềm mại như đang ban phước lành cho con cháu.
Giám đốc Ngọc Anh giải thích, các nữ chủ Kotam cảm thấy ấm áp, tự hào, như được khích lệ mỗi khi kính cẩn thắp hương dâng lên người Mẹ huyền thoại, ghi công đầu khai hoang, mở cõi cho nước Việt. Với cảnh quan thiên nhiên tuyệt sắc, có hồ câu trong veo, thác nước đổ tràn, rặng tre xanh ngắt, dã quỳ nở vàng rực bên lối đi thắm tươi hoa cỏ bốn mùa cùng những khu trưng bày, bảo tồn văn hóa bản địa như bảo tàng chiêng, ché cổ, khu tượng nhà mồ…, Kotam nhanh chóng trở thành một quần thể du lịch thu hút đông khách từ mọi miền Tổ quốc.
Chị Nguyễn Thị Huệ, một thành viên Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Du lịch cộng đồng Kotam cho biết, tự cung, tự cấp về thực phẩm là một trong những thế mạnh của Khu du lịch sinh thái, văn hóa cộng đồng Kotam. Với thế mạnh đất đai và nguồn lao động địa phương, Kotam đã mở nông trại, nuôi trồng đủ các loại rau củ quả, cây trái, gia súc, gia cầm để bảo đảm nguồn nguyên liệu sạch sẽ, tươi ngon, giá thành lại rẻ.
Qua bàn tay phụ nữ chăm chút khéo léo, nhiều sản phẩm cây nhà lá vườn đã biến thành mặt hàng đặc sản, dán nhãn Kotam, như sữa ong chúa, phấn hoa, mật ong nguyên chất, mứt chùm ruột, rượu nhàu. Thực khách tới khu du lịch thường thích đặt những món đậm đà hương vị Tây Nguyên như hoa đu đủ xào cá khô, cá lóc nướng lá rừng, heo rừng nướng ống tre, gỏi gà trộn lõi chuối… Trong hai đợt ảnh hưởng dịch Covid-19, khu du lịch Kotam đã ủng hộ hàng trăm cân rau củ quả tự sản xuất tặng các trạm liên ngành tuyến đầu chống dịch…
Để nâng cao hiệu quả hoạt động, quảng bá, thu hút khách du lịch trong bối cảnh các chương trình kích cầu du lịch trong nước đang được triển khai, đồng thời chuẩn bị cho thời kỳ hậu dịch Covid-19 đón khách quốc tế trở lại, Khu du lịch sinh thái, văn hóa cộng đồng Kotam đã và đang liên kết với các cơ sở đào tạo về du lịch, khách sạn, nhà hàng tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng nghiệp vụ lễ tân; thuyết minh viên du lịch; hướng dẫn viên du lịch; vận hành cơ sở lưu trú nhỏ; chế biến ẩm thực dân tộc; phục vụ nhà hàng cho nhân viên và nâng cao nhận thức về du lịch cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các buôn làng lân cận.
Bên cạnh đó, khu du lịch cũng đẩy mạnh xúc tiến quảng bá điểm đến, sản phẩm du lịch; phối hợp tổ chức, cá nhân, các công ty lữ hành xây dựng các tua, tuyến du lịch liên tỉnh, trong đó có điểm đến Kotam… Nắm bắt và chuyển đổi nhanh chóng để phù hợp tình hình thực tế, khi dịch bệnh được kiểm soát tốt, khách du lịch đã trở lại với Kotam và số lượng ngày càng tăng. Khu du lịch tiếp tục duy trì việc làm, tạo sinh kế cho người dân.
Bằng nhiệt huyết, bản lĩnh và tình yêu tha thiết với vùng đất, con người Tây Nguyên, năm nữ doanh nhân của Kotam đã có những việc làm đầy ý nghĩa, đóng góp vào công cuộc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương, mang lại sự phồn thịnh ấm no cho vùng đất cao nguyên.
Công nhận điểm du lịch sinh thái cộng đồng làng A Nôr
Theo quy định của Luật Du lịch năm 2017, điểm du lịch sinh thái cộng đồng làng A Nôr đạt 3/3 điều kiện công nhận điểm du lịch.
Ngày 6/10, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định về việc công nhận điểm du lịch sinh thái cộng đồng làng A Nôr thuộc Thôn Đút 1, xã Hồng Kim, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điểm du lịch sinh thái cộng đồng làng A Nôr cách thành phố Huế hơn 60km và cách trung tâm huyện A Lưới 3km về phía Đông Bắc. Làng A Nôr là loại hình du lịch cộng đồng kết hợp với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cùng với trải nghiệm văn hóa của đồng bào dân tộc.
Điểm du lịch sinh thái cộng đồng làng A Nôr.
Nằm cách ngôi làng không xa là thác A Nôr với ba dòng thác có độ cao khác nhau, còn giữ nguyên nét hoang sơ thích hợp cho du khách đến tắm suối, khám phá núi rừng và nghỉ mát dịp cuối tuần.
Hiện nay, làng A Nôr có 4 hộ kinh doanh homestay, quy mô đón hơn 30 khách lưu trú qua đêm và được phục vụ các món ăn truyền thống của địa phương. Tại khu vực xung quanh thác có 24 sạp phục vụ ăn uống cho khách tham quan, tắm suối. Có đường truyền cung cấp wifi miễn phí cho khách du lịch tại các homestay.
Theo quy định của Luật Du lịch năm 2017, điểm du lịch sinh thái cộng đồng làng A Nôr đạt 3/3 điều kiện công nhận điểm du lịch gồm: Có tài nguyên du lịch, có ranh giới xác định trên bản đồ địa hình do cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Tỷ lệ bản đồ phụ thuộc vào yêu cầu quản lý và địa hình khu vực; Có kết cấu hạ tầng, dịch vụ cần thiết bảo đảm phục vụ khách du lịch; Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế giao cho đơn vị quản lý điểm du lịch sinh thái cộng đồng làng A Nôr có trách nhiệm thực hiện việc tổ chức quản lý, khai thác, phát triển điểm du lịch theo đúng quy định của Luật Du lịch và các văn bản pháp luật có liên quan.
Các Sở, ngành: Du lịch, Văn hóa và Thể thao, Giao thông Vận tải, UBND huyện A Lưới có trách nhiệm hướng dẫn UBND xã Hồng Kim tổ chức quản lý, khai thác, phát triển đối với điểm du lịch sinh thái cộng đồng làng A Nôr đảm bảo an toàn, hiệu quả, bền vững./.
Dự án Khu du lịch sinh thái và safari Vườn Xoài II: Tạo điểm nhấn cho Đồng Nai UBND tỉnh vừa chỉ đạo các sở, ngành tập trung triển khai các bước hoàn thiện thủ tục để hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư xây dựng dự án Khu du lịch (KDL) sinh thái và safari Vườn Xoài II (Safari), tại Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai (xã Mã Đà, H.Vĩnh Cửu). Nhóm du khách trải nghiệm các...