Du lịch Sầm Sơn phát triển, dự án nghỉ dưỡng đẳng cấp hút khách
Bãi biển đẹp, dịch vụ hấp dẫn cùng sự đột phá về cơ sở hạ tầng đã đưa Sầm Sơn trở thành một trong những khu du lịch hút khách trong những năm gần đây.
Xứng tầm khu du lịch trọng điểm quốc gia
Sầm Sơn vốn được biết đến là khu du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển nổi tiếng trong nước với lịch sử phát triển trên 100 năm tuổi. Địa danh này còn được yêu thích bởi quy tụ nhiều di tích, danh thắng nổi tiếng được xếp hạng cấp quốc gia như: đền Độc Cước, đền Cô Tiên, hòn Trống Mái cũng như những lễ hội văn hóa hấp dẫn được tổ chức thường xuyên.
Theo thống kê của địa phương, chỉ tính riêng trong đợt nghỉ lễ lớn 30/04 – 01/05 vừa qua, Sầm Sơn đã đón lượng khách du lịch ước tính trên 730.000 người, tăng trên 30% so với cùng kì 2018, các cơ sở du lịch hầu hết đều hoạt động với công suất cao, doanh thu lên đến 807 tỷ đồng. Với những con số bất ngờ này, Sầm Sơn được đánh giá sẽ tiếp tục trở thành một trong những khu du lịch trọng điểm, hút khách hàng đầu Việt Nam. Theo dự kiến, kết thúc 2019, toàn thành phố sẽ đón trên 4.8 triệu lượt khách, tăng đáng kể so với 2018 và chiếm 50% lượt khách dự kiến trên toàn tỉnh.
Biển Sầm Sơn mùa cao điểm đón lượng khách du lịch khổng lồ
Nắm bắt những tiềm năng và lợi thế du lịch đó, chính quyền địa phương đã nhanh chóng chỉ đạo nâng cao chất lượng dịch vụ. Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng giao thông cũng được nâng cấp ấn tượng cùng nhiều dự án nghỉ dưỡng mới đã hoàn thiện giúp thu hút du lịch hơn nữa. Trong đó phải kể đến Dragon Style – khách sạn bốn sao đang được yêu thích nằm tại trung tâm Sầm Sơn.
Trải nghiệm du lịch Sầm Sơn trọn vẹn ở Dragon Style
Tọa lạc tại ngã tư đường Lê Lợi và Nguyễn Du – con đường biển náo nhiệt giữa trung tâm thành phố Sầm Sơn, khách sạn Dragon Style gây ấn tượng với khách du lịch bởi nét kiến trúc độc đáo, hiện đại và không kém phần sang trọng. Khách sạn cách bãi tắm A khoảng 3 phút đi bộ, cách thành phố Thanh Hóa 12km, cách nhà ga xe lửa 14km và cách sân bay quốc tế Thọ Xuân 50 km. Từ đây, du khách có thể dễ dàng di chuyển đến những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Sầm Sơn như núi Trường Lệ, đền Độc Cước, đền cô Tiên, đền Tô Hiến Thành, hòn Trống Mái…
Video đang HOT
Những khách sạn cao cấp nằm ở vị trí trung tâm như Dragon Style Hotel luôn được khách du lịch chờ đón
Dragon Style Hotel là khách sạn mới thuộc hệ thống khách sạn 4 và 5 sao Dragon Hotels. Khách sạn chính thức đi vào hoạt động từ 2019, được xây dựng theo chuẩn quốc tế trên khuôn viên có diện tích hơn 5.000 m2 với quy mô 160 phòng ngủ, đầy đủ các hạng phòng từ Superior, Deluxe Triple, Deluxe Sea View, Studio Suite, Family Suite và Executive Suite. Tất cả đều có thiết kế theo phong cách hiện đại, sang trọng, không chỉ phù hợp với thị hiếu của khách du lịch trong nước mà còn cả khách nước ngoài.
Bên trong khách sạn khiến nhiều du khách phải bất ngờ vì vẻ đẹp sang trọng, tiện nghi
Hướng tới việc mang lại cho khách du lịch những trải nghiệm nghỉ ngơi đúng nghĩa, khách sạn Dragon Style không chỉ được chú trọng phòng ốc hiện đại, tiện nghi mà hơn cả là hệ thống tiện ích nội khu đa dạng, ấn tượng. Dù ở độ tuổi nào, khách du lịch cũng đều có những trải nghiệm ấn tượng phù hợp với sở thích của bản thân như khu vui chơi trẻ em, nhà hàng, phòng tập gym. Đặc biệt, hồ bơi vô cực kết hợp với café & bar ngắm biến Sầm Sơn từ trên cao tại khách sạn là một trong những trải nghiệm thú vị cho du khách.
Bể bơi vô cực ngắm toàn cảnh biển cùng hệ thống café & bar mang lại cảm giác thư giãn
Với những đoàn khách có nhu cầu tổ chức sự kiện, Dragon Style cũng luôn có sẵn sàng hội trường tổ chức sự kiện, tiệc cưới với không gian sang trọng sức chứa lên đến hơn 1000 người. Tại đây, khách sạn đầu tư hệ thống thiết bị âm thanh, ánh sáng, màn LED hiện đại, phù hợp với nhiều nhu cầu của khách. Bên cạnh đó, bạn cùng không cần lo lắng về việc ăn uống. Trái ngược với sự băn khoăn thường gặp của khách hàng về ẩm thực tại các khách sạn vốn giá thành đắt mà chất lượng lại không được như mong đợi, đội ngũ nhân viên lành nghề và những đầu bếp được đào tạo chuyên nghiệp tại Dragon Style sẽ mang lại những trải nghiệm ẩm thực tinh tế nhất. Từ những món Á-Âu hay những món ăn truyền thống đậm bản sắc Việt, du khách đều được phục vụ chu đáo trong không gian sang trọng của các nhà hàng với giá thành hợp lý.
Nhà hàng thiết kế sang trọng mang lại những trải nghiệm ẩm thực tinh túy nhất
Với những tiện ích tuyệt vời như vậy, ngay từ khi mới đi vào hoạt động, Dragon Style đã thu hút nhiều khách du lịch đặt phòng. Khách sạn cũng được kì vọng sẽ mang lại những trải nghiệm du lịch mới hấp dẫn, góp phần quan trọng trong việc thay đổi “diện mạo” và phát triển du lịch địa phương.
Theo vietnamnet.vn
Ngành F&B Việt Nam phát triển nóng từng năm, song tỷ suất lợi nhuận so với thế giới còn rất thấp
Mặc dù phát triển mạnh qua từng năm và không ngừng thu hút vốn đầu tư ngoại, thực tế ngành F&B nước ta vẫn chứng kiến nhiều sự lụi tàn, thậm chí có những chuỗi chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Việt Nam vừa vinh dự được nhận giải thưởng "Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á 2019" tại lễ trao Giải thưởng Du lịch Thế giới - World Travel Awards lần thứ 26 và đang được đề cử là "Điểm đến hàng đầu thế giới về ẩm thực".
Theo ông Chử Hồng Minh, Chủ tịch Hiệp hội Nhà hàng Việt Nam (RAV), ngành ẩm thực nước có những bước tăng trưởng vượt bậc trong suốt 5 năm qua với số lượng nhà hàng, quán cà phê, Pub và Bar tăng lên rõ rệt, tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng.
Đặc biệt, không ít hơn một lần Việt Nam là điểm đến số 1 trong thị trường F&B khu vực, theo dữ liệu từ Hiệp hội Nhà hàng singapore. Thống kê của Dcorp R-Keeper cũng cho thấy, Việt Nam hiện có đến 540.000 cửa hàng ăn uống, trong đó có khoảng 430.000 cửa hàng nhỏ, 7.000 nhà hàng chuyên dịch vụ thức ăn nhanh, 22.000 cửa hàng cà phê, các quầy bar và trên 80.000 nhà hàng được đầu tư, phát triển một cách bài bản.
Mặt khác, Việt Nam còn đang đón nhận làn sóng đầu tư chuyển dịch từ Đài Loan. Khi mà, những năm gần đây do ảnh hưởng từ Trung Quốc nên thị trường F&B tại Đài Loan giảm rất mạnh, nhà đầu tư theo đó đi tìm thị trường mới và Việt Nam là điểm đến được ưu tiên lựa chọn.
Mặc dù phát triển mạnh qua từng năm và không ngừng thu hút vốn đầu tư ngoại, thực tế ngành F&B nước ta vẫn chứng kiến nhiều sự lụi tàn, thậm chí có những chuỗi chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Phân tích về hiện tượng này, các chuyên gia cho biết Việt Nam khác thế giới hai điểm:
Thứ nhất, người ta học xong mới làm, Việt Nam thì ngược lại làm xong mới học. Trong đó, những đơn vị kinh doanh ngành hàng F&B thì đa số là có tiền, họ nhìn thấy cửa hàng bên cạnh mở ra và phát triển tốt nên bắt chước làm theo, và chưa được trải qua những bài học gì về lĩnh vực này trước đó.
Thứ hai, người Việt Nam có tư duy giấu nghề. Khác với người nước ngoài, một đơn vị làm tốt sẽ chia sẻ cho đối tác, và các bên cùng phát triển. Ngược lại, tại Việt Nam nếu có một người nào làm tốt thì sẽ giấu đi, coi như bí quyết gia truyền và rất sợ người khác học theo, làm theo và thành công theo. Nhìn chung, người Việt còn theo kiểu mạnh ai nấy làm, dẫn đến không có sự liên kết, cộng hưởng cùng phát triển cùng khai thác thị trường.
Kết quả, tỷ suất lợi nhuận ngành F&B còn rất thấp so với thế giới. Bên cạnh nguyên nhần về tư suy và cách làm như đã nói trên, doanh nghiệp Việt còn đối mặt với nhiều gánh nặng rất lớn, từ nợ vay, chi phí mặt bằng đến đào tạo nhân sự, thuê chuyên gia ngoại...
Trước những tồn tại này, ông Chử Hồng Minh cho rằng để khai thác tiềm năng của ngành, Việt Nam cần tạo ra hệ sinh thái phát triển kinh doanh không giới hạn cho chủ sở hữu, nhà đầu tư ngành F&B, khuyến khích trao đổi văn hóa, kinh tế giữa Việt Nam và các nước trong khu vực.
Đồng quan điểm, ông Lê Tân - Phó Chủ tịch Hiệp hội văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA), cho rằng vấn đề hiện nay là cần làm gì để kết nối và giới thiệu doanh nghiệp, thương hiệu F&B đến với người tiêu dùng, du khách trong, ngoài nước.
Trong đó, các chuyên gia cũng khuyến khích doanh nghiệp làm từng bước thật kỹ càng, không vội vã. Bên cạnh việc đưa ẩm thực thế giới về Việt Nam thông qua du lịch, giao lưu văn hoá... chiều ngược lại khi đưa ẩm thực Việt Nam ra ngoài thế giới, chúng ta cần thử nghiệm, quan sát sự đón nhận của khách bạn và từng bước từng bước mở rộng.
Thảo Anh
Theo Trí thức trẻ
Bán giày như giao dịch chứng khoán, start-up được định giá tỷ đô StockX bắt đầu với việc kinh doanh mặt hàng giày dép và đi vào hoạt động năm 2016, đã gây được tiếng vang với những người hâm hộ sneaker. StockX là một sàn giao dịch trực tuyến chuyên bán những đôi giày đắt đỏ của các thương hiệu như Jordans và Yeezys, cho phép người dùng theo dõi các bộ sưu tập giày...