Du lịch Phú Quốc vẫn ảm đạm du khách quốc tế trở lại
Trung bình mỗi ngày Phú Quốc đón 1.700 du khách quốc tế, song các doanh nghiệp địa phương khó hưởng lợi từ họ.
Du lịch Phú Quốc vẫn chưa khởi sắc trở lại. Ảnh: IGHHotels.
Ông Nguyễn Vũ Khắc Huy, Phó chủ tịch Hiệp hội du lịch Kiên Giang, cho biết lượng khách quốc tế đến Phú Quốc sẽ tiếp tục tăng mạnh trong dịp Giáng sinh, Tết Dương lịch 2024. Đặc biệt sau ngày 16/1/2024, nhiều thị trường như Đài Loan, Trung Quốc, Mông Cổ cũng có chuyến bay đến đây.
Tuy nhiên, đại diện nhà hàng Biển Vàng (Phú Quốc) lại thở dài ngao ngán khi được hỏi về tình hình kinh doanh hiện tại. Dù khách quốc tế đã trở lại, du lịch tại đảo ngọc nói chung vẫn chưa có nhiều dấu hiệu khởi sắc.
Khó hưởng lợi từ khách quốc tế
Hiện tại, Phú Quốc đón trung bình 1.700 lượt khách quốc tế mỗi ngày trên các chuyến từ Hàn Quốc, Kazakhstan, Malaysia, Thái Lan, Cộng hòa Séc, Hong Kong, Thượng Hải…, theo dữ liệu từ sân bay Phú Quốc. Con số này cao gấp đôi so với thời điểm trước tháng 10.
Trong đó, các chuyến bay từ Hàn Quốc chiếm tỷ lệ áp đảo. Đơn cử ngày 14/12, có 11 chuyến bay quốc tế đến Phú Quốc, trong đó, số chuyến bay khởi hành từ Seoul và Busan chiếm hơn một nửa.
Dù vậy, theo đại diện Biển Vàng, các nhà hàng địa phương gần như không thể bán được gì cho nhóm khách Hàn vì họ đã tự mua tour và đặt chỗ ăn uống tại các resort. Mặt khác, vị này cho rằng khách quốc tế chi tiêu không nhiều và không phải cơ sở nào cũng phù hợp để phục vụ.
Du khách Hàn ở Phú Quốc. Ảnh: @cristyooo.
Cùng chung góc nhìn, chủ một khách sạn 3 sao ở Phú Quốc cho biết thời điểm này đảo ngọc đông khách du lịch quốc tế nhưng họ chủ yếu bay theo tour, trên các chuyến bay charter nên chỉ sử dụng dịch vụ ở các resort cao cấp. Vì vậy, nhìn chung doanh số của các cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú bình dân không có cơ hội được cải thiện.
Điều này càng được thấy rõ trong ghi nhận của Sở Du lịch Kiên Giang, khi công suất phòng nghỉ ở phân khúc 4-5 sao ở mức khá cao từ nay đến hết kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2024. Trong khi đó, nhóm cơ sở lưu trú ở các phân khúc thấp hơn vẫn trong cảnh vắng vẻ, ảm đạm.
Video đang HOT
Kể cả với lực lượng hướng dẫn viên, ông Trương Công Tâm, Chủ tịch Hiệp hội hướng dẫn viên Phú Quốc, cũng cho biết các thành viên trong hiệp hội đang “ở không” rất nhiều. Chỉ có khoảng 20% hướng dẫn viên nội địa và 30% hướng dẫn viên quốc tế có tour.
“Khách quốc tế mùa này đến Phú Quốc chủ yếu để nghỉ dưỡng nên không đặt tour nhiều. Chúng tôi cũng rất bất lực khi không có khách”, ông nói với Znews.
Khách nội “ngó lơ”
Điều đáng nói, nếu trong giai đoạn du lịch “đóng cửa” vì Covid-19, Phú Quốc và nhiều điểm đến khác có thể dựa vào nguồn khách nội địa để bù đắp cho những khó khăn ở thị trường khách quốc tế, thì ở thời điểm hiện tại, tình hình đã khác.
Chia sẻ với Znews, ông Nguyễn Minh Đông, Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc cho biết nhiều đường bay nội địa đến đây đã tạm ngưng hoạt động từ nhiều tháng qua. Thời điểm này, sân bay Phú Quốc chỉ còn các chuyến bay nội địa đến từ Hà Nội, TP.HCM và Hải Phòng.
Các hãng bay đã tạm ngừng khai thác các tuyến bay từ Đà Nẵng, Cần Thơ, Nha Trang (Khánh Hòa) đến Phú Quốc.
Theo ông Nguyễn Vũ Khắc Huy, 3 đường bay này không đem lại nguồn khách lớn nhưng có tính kết nối các vùng khác nhau. Ví dụ, khách từ TP.HCM có thể đi tour đường bộ đến Cần Thơ rồi bay ra Phú Quốc; khách Nga hoặc Hàn Quốc thường bay đến Nha Trang, Đà Nẵng rồi tiếp tục bay ra đảo ngọc.
Thống kê cho thấy trong 5 tháng đầu năm nay, sân bay Phú Quốc đón khoảng 160.000-170.000 khách nội địa/ngày, cao điểm dịp hè các tháng 7-8 có hơn 200.000 lượt khách/ngày. Tuy nhiên, lượng khách đã ghi nhận xu hướng giảm sâu trong 3 tháng gần đây và chỉ còn khoảng 3.000 khách/ngày.
Đại diện nhà hàng Biển Vàng nhận định giá vé máy bay quá cao đã khiến khách nội địa “ngó lơ” Phú Quốc.
Song, lãnh đạo một hãng bay nhận định du lịch không thể đổ lỗi cho hàng không.
“Không phải vì vé máy bay đắt nên Phú Quốc vắng khách. Mà vì Phú Quốc vắng khách, tỷ lệ lấp đầy thấp, không đủ để bù chi phí chuyến bay nên hàng không mới phải tạm ngừng khai thác”, vị này nói.
Không phải vì vé máy bay đắt nên Phú Quốc vắng khách. Mà vì Phú Quốc vắng khách, tỷ lệ lấp đầy thấp, không đủ để bù chi phí chuyên bay nên hàng không mới phải tạm ngừng khai thác.
Lãnh đạo một hãng hàng không
Nhiều du khách nội địa cũng nhận định du lịch Phú Quốc đắt đỏ, còn xảy ra tình trạng “chặt chém” và không có nhiều lựa chọn vui chơi, giải trí.
Chị Thanh Huyền (31 tuổi, TP.HCM) cho biết thời điểm này, chị chọn đi du lịch tại các tỉnh miền núi phía Bắc thay vì Phú Quốc.
“Phú Quốc chỉ đẹp khi ở trong các resort đắt đỏ, có bãi biển riêng. Ngoài ra, cảnh sắc không có gì ấn tượng cùng giá cả đắt đỏ là điều khiến tôi không muốn quay lại hòn đảo này”, chị chia sẻ.
Sinh viên dẫn tour miễn phí cho khách nước ngoài
Ẩm thực phong phú, văn hoá đậm đà bản sắc cùng người dân thân thiện, dễ gần... Đó là những gì mà Saigon Hotpot muốn giới thiệu đến du khách quốc tế.
Bạn bè bốn phương
Đúng 8h, Phương Linh (21 tuổi, sinh viên ĐH RMIT) có mặt tại sảnh khách sạn thuộc quận 1. Cô thoáng lo lắng vì chỉ có thể liên lạc với khách qua email, khách không có số điện thoại Việt Nam. Hai chàng trai người Úc xuất hiện trước cửa thang máy, cô tiến lại gần hỏi: "Xin chào, có phải Reagan và Matthew không?". Sau cái gật đầu từ khách, Linh mỉm cười nói: "Chào mừng các bạn đến với tour miễn phí từ những sinh viên Việt Nam".
Linh là một thành viên của Saigon Hotpot, một dự án do các sinh viên TP.HCM thành lập với mục tiêu mang đến tour du lịch miễn phí cho khách quốc tế. Thông qua dự án này, các bạn có được trau dồi thêm khả năng tiếng Anh, có được những trải nghiệm đáng nhớ từ bạn bè bốn phương.
Phương Linh (áo trắng) cùng hai du khách người Úc
Thông thường, khách quốc tế sẽ tìm thấy Saigon Hotpot qua từ khoá "freetour in Saigon", hoặc được bạn bè giới thiệu. Trong nhiều năm qua, nhóm đã đưa hàng nghìn du khách quốc tế khám phá những địa điểm nổi tiếng của thành phố, khám phá phố ẩm thực về đêm, những khu chợ, quán cà phê... mang đậm màu sắc địa phương.
Uyển Vy (21 tuổi) hiện đang là sinh viên của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ngành Du lịch. Cô tham gia vào Saigon Hotpot cách đây 2 năm, với mong muốn cải thiện tiếng Anh và những kỹ năng mềm. Cô cho biết: "Mình được hướng dẫn rất kĩ trước khi nhận dẫn khách. Ví dụ, khách đau bụng hoặc dị ứng thức ăn thì làm thế nào, làm sao để họ hứng thú với những điều mình chia sẻ hoặc xử lí thế nào trước tình trạng khách bị người bán hàng rong chèo kéo...
Tính đến nay, mình đã dẫn được khá nhiều lượt khách đến từ Hàn Quốc, Thái Lan, Bỉ, Đức, Ấn Độ... Đa phần họ rất cởi mở, thân thiện và tò mò muốn biết thêm về văn hoá địa phương, tư duy của sinh viên Việt Nam".
Một thành viên của Saigon Hotpot đưa khách đi dạo bằng xe máy
Mỗi tour thường kéo dài từ 2-3 giờ, chi phí hướng dẫn là hoàn toàn miễn phí. Theo Vy, đáng nhớ nhất là những lần đưa khách đi Food Tour. Cô phải hỏi trước những món họ có thể dị ứng, sau sắp xếp lịch trình để khách thưởng thức được món ngon từ Bắc - Trung - Nam. "Họ thậm chí đã thử món hột vịt lộn, rất thích thú trước món ăn có phần kì lạ này", Vy nói.
Với Phương Linh, cô đặc biệt ấn tượng với lần dẫn khách đi dạo chung cư Nguyễn Thiện Thuật (quận 3). "Khi họ nhìn thấy công viên nhỏ, có trẻ em chơi đùa với nhau, nhiều người lớn tuổi ngồi đàm đạo, đánh cờ, liền hào hứng nói: Ấm áp nhỉ, cảm giác rất dễ chịu. Họ cũng nhờ mình dạy một vài từ tiếng Việt cơ bản như xin chào, cảm ơn... khá dễ thương".
Những trải nghiệm đáng giá
Mùa hè năm 2018, Kim Ngân (ngụ TP.HCM) nhận lời dẫn một gia đình người Anh đến Việt Nam lần đầu tiên đi tour. Cô đã đưa khách khám phá thành phố về đêm, thưởng thức bánh xèo tại chợ Hồ Thị Kỷ, dạo quanh những con đường trung tâm... Sau chuyến đi, những du khách người Anh đã vô cùng ấn tượng với cô sinh viên nhanh nhẹn, cởi mở và nồng hậu với khách phương xa. Họ ôm để chào tạm biệt Ngân: "Hãy nhớ đến thăm gia đình chúng tôi ở Anh nhé. Nhà có riêng một phòng trống và tất nhiên phòng đó sẽ dành cho bạn khi bạn đến Newcastle".
Đan Thanh cùng khách đi Food Tour
Không chỉ Ngân, nhiều sinh viên cũng đã có thêm những người bạn từ khắp nơi trên thế giới, thông qua những chuyến đi. Đan Thanh (20 tuổi, sinh viên Đại học Kinh tế TP.HCM) vẫn nhớ Arya Kasumanthra, một nữ du khách Ấn Độ yêu văn hoá. Cô nàng đã chuẩn bị một quyển sổ tay nhỏ để ghi chép lại hành trình của mình tại Việt Nam. Những địa điểm, câu chuyện lịch sử, kỉ niệm đáng nhớ... đều được Arya chú thích cẩn thận.
Kết thúc tour, Arya đã gửi tặng những món quà thủ công nho nhỏ ở quê hương mình. Sau chuyến đi, Thanh vẫn giữ liên lạc với khách như một người bạn thân thiết. Chính nữ sinh viên cũng thừa nhận, khả năng tiếng Anh của cô cũng đã cải thiện khá nhiều khi thường xuyên tiếp xúc với những du khách nước ngoài.
Một gia đình thích thú với những trải nghiệm tại Việt Nam
Uyển Vy cho biết, đa phần những người tìm đến Saigon Hotpot đều rất yêu du lịch, văn hoá và rất lịch sự. Nhưng đôi lúc, nhóm vẫn gặp phải một số tình huống khó xử. Ví dụ, một du khách sau khi đi tour đã rủ nữ sinh viên đi uống rượu và về khách sạn. Vy nói thêm: "Trước những tình huống như vậy, mình cần cảm ơn rồi từ chối khéo léo. Nếu tình trạng này lặp đi lặp lại, chúng mình sẽ đưa vào "blacklist" để khách không thể đặt tour được nữa".
Anh Chieko Yamashita (người Nhật) chia sẻ: "Nhờ có những sinh viên Việt Nam, tôi đã nhìn thấy những góc khác biệt của thành phố khi đến cửa hàng thủ công, quán cà phê ở di tích lịch sử. Tôi đã có thể cảm nhận nhiều hơn về đời sống dân địa phương. Thậm chí, khi biết tôi là người ăn chay trường, họ còn sẵn sàng nấu một bữa ăn thuần chay tại nhà và mang đến cho tôi. Đó là những trải nghiệm tuyệt vời của tôi ở Việt Nam".
Du khách quốc tế háo hức đến Nhật Bản: "Mùa thu vẫn là mùa đẹp nhất" Du khách quốc tế đã bắt đầu đến Nhật Bản trong ngày đầu tiên (11/10) sau khi nước này nới lỏng các biện pháp hạn chế Covid-19. Theo hãng AP, bởi sự háo hức được chiêm ngưỡng những tán lá đầy màu sắc, thưởng thức món ăn sushi nổi tiếng và đi mua sắm, hàng loạt khách du lịch quốc tế đã bắt...