Du lịch Luang Prabang giữa những ‘giằng co’ về bảo tồn và phát triển
Ngành du lịch Luang Prabang đặt mục tiêu đầy tham vọng trong Năm Du lịch Lào 2024, giữa lúc xuất hiện những lo ngại về bảo tồn các di sản văn hóa đã được UNESCO ghi danh.
Với danh mục hơn 40 hoạt động trong Năm Du lịch Lào 2024, Luang Prabang đặt mục tiêu đón hơn 1,7 triệu khách du lịch, trong đó ít nhất 1,4 triệu du khách quốc tế, mang lại nguồn thu từ du lịch trên 900 triệu USD. Một số sự kiện nổi bật đã được lên kế hoạch là Tuần Văn hóa du lịch giữa Luang Prabang – TP.HCM và các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam, cùng các lễ hội đua thuyền, lễ hội ẩm thực truyền thống, triển lãm thủ công mỹ nghệ và các chương trình biểu diển giới thiệu văn hóa độc đáo của tỉnh.
Luang Prabang nằm ở phía Bắc Lào, cách thủ đô Vientiane hơn 300 km. Ảnh: VOV-Vientiane
Nhiều huyện khác nhau trong tỉnh Luang Prabang cũng sẽ tổ chức các sự kiện để thu hút khách du lịch trong năm 2024. Mỗi sự kiện sẽ mang đến những trải nghiệm văn hóa độc đáo, từ các lễ hội và triển lãm truyền thống đến đua thuyền và lễ hội pháo hoa. Các điểm tham quan nổi tiếng tại Luang Prabang như bảo tháp Phou Si, chùa Xieng Thong, thác Kuangsi và khu chợ đêm truyền thống cũng được kỳ vọng thu hút khách du lịch.
Năm 2023, Luang Prabang đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về lượng khách, khi đón hơn 1 triệu khách du lịch – tăng 91,49% so với năm 2022, trong đó hơn 760.000 du khách quốc tế đến tỉnh này. Sự gia tăng đột biến đã đóng góp vào khoảng 560 triệu USD vào doanh thu của địa phương.
Video đang HOT
Chùa Xieng Thong là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất tại Luang Prabang. Ảnh: VOV-Vientiane
Tuy nhiên, một số thách thức cũng đã xuất hiện tại Luang Prabang, bao gồm sự mai một của các công trình kiến trúc truyền thống trong khu vực được bảo vệ do những xây dựng và phát triển mới, lo ngại về tình trạng quá tải du lịch và những tiềm ẩn tác động tiêu cực từ các kế hoạch xây đập thủy điện. Theo tờ Laotian Times, trong dịp kỷ niệm 28 năm được UNESCO ghi danh là Di sản thế giới, tỉnh Luang Prabang đang đứng trước thời điểm quan trọng giữa việc bảo tồn di sản văn hóa – lịch sử và sự phát triển của ngành du lịch.
Tờ Nikkei Asia cho biết kỳ họp sắp tới của Ủy ban Di sản Thế giới có thể xem xét trường hợp của Luang Prabang, và khu vực bảo tồn tại đây có thể bị đưa vào danh sách các di sản “bị đe đọa”. Bà Minja Yang, cựu phó giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO lo ngại việc xây dựng các con đập sẽ tác động đáng kể tới “giá trị nổi bật toàn cầu” đã giúp Luang Prabang được UNESCO ghi danh. Nếu không còn những sự bảo vệ theo hướng dẫn của UNESCO, các dự án mua sắm, casino có thể mọc lên nhanh chóng tại Luang Prabang.
Khu vực gần nơi đập thủy điện sẽ được xây dựng ở Luang Prabang, Lào. Nguồn: Nikkei
Tại Luang Prabang giờ đây cũng có ý kiến trái chiều về sự cần thiết của danh hiệu UNESCO. Khi ngành du lịch phát triển, giá bất động sản và chi phí sinh hoạt cũng tăng cao nên nhiều người dân chọn cách bán hoặc cho thuê nhà để chuyển đi nơi khác sinh sống. Một số chủ nhà không hài lòng vì bị hạn chế sửa sang nhà cửa, cũng như thiếu hỗ trợ tài chính để duy trì cấu trúc những căn nhà đã tồn tại lâu năm.
Tuy nhiên, đa phần người dân tại Luang Prabang nhìn chung hài lòng với việc trở thành Di sản thế giới UNESCO đã nâng cao vị thế của thành phố. Họ kỳ vọng việc thực hiện các cam kết với UNESCO giống như một “bức tường thành” chống lại sự xâm lấn của các nhà đầu tư nước ngoài. “Nhờ các tuyến đường sắt cao tốc, những người ở nơi khác sẽ đến đây mua đất đai, bất động sản. Họ có rất nhiều tiền, họ sẽ xây nhiều tòa nhà lớn, nhưng chúng tôi không muốn điều đó ở đây”, một người dân địa phương nói với Nikkei Asia.
Bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái đất ngập nước Tràm Chim
Ngày 3-10, UBND tỉnh Đồng Tháp đã phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2021 - 2030, theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp.
Theo đó, mục tiêu cụ thể của phương án về kinh tế đạt doanh thu khoảng 10 tỉ đồng/năm từ các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, thuê môi trường rừng... để phục vụ trở lại công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển Vườn quốc gia Tràm Chim.
Về môi trường, phương án góp phần bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái đất ngập nước, với khoảng 2.600 ha rừng tràm, 3.600 ha các sinh cảnh đồng cỏ tiêu biểu như: sen, súng, cỏ ống, mồm mốc, hoàng đầu ấn, lúa ma, năng ống, năng kim...
Đảm bảo nơi cư trú, phân bố của nhiều loài động thực vật nguy cấp, quý hiếm thông qua các biện pháp quản lý điều tiết nước, các chương trình phòng cháy chữa cháy rừng, phục hồi các sinh cảnh rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.
Dịch vụ du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Tràm Chim. Ảnh: dulich.dongthap.gov.vn
Từng phân khu được xác định chức năng phù hợp với điều kiện thực tế về các yếu tố tự nhiên và đa dạng sinh học để làm cơ sở thiết lập các biện pháp bảo tồn, khai thác, sử dụng hợp lý, bền vững đất ngập nước và cung cấp các dịch vụ du lịch sinh thái.
Về xã hội, phương án còn đặt mục tiêu giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động có kỹ năng hướng dẫn du lịch, câu lạc bộ đờn ca tài tử tại địa phương. Tiếp tục nâng cao nhận thức về quản lý rừng bền vững, từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng.
Thông qua việc cho thuê môi trường rừng kinh doanh du lịch sinh thái sẽ tạo ra việc làm, thu hút một số hộ dân vùng đệm có xe điện và các phương tiện, dịch vụ thân thiện với môi trường vào tham gia các hoạt động của du lịch sinh thái.
Vườn quốc gia Tràm Chim, Đồng Tháp. Ảnh: Quỷ Cốc Tử
Từ đó, nâng cao nhận thức và tăng cường sự tham gia của chính quyền địa phương và cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ phát triển rừng, hạn chế tình trạng xâm nhập vào rừng trái phép đặt bẫy, săn bắt động vật hoang dã.
Phương án xác định giải pháp thực hiện công tác bảo tồn đa dạng sinh học theo các phân khu
Khu A1: Là nơi bảo tồn tổng hợp các sinh cảnh đất ngập nước theo mùa làm nơi cư trú, kiếm ăn cho các loài chim nước.Khu A2: Là nơi bảo tồn rừng tràm, các loài thủy sản và các sinh cảnh khác.Khu A3, C: Là nơi bảo tồn, tái tạo toàn bộ các sinh cảnh đặc trưng phục vụ công tác phát triển du lịch sinh thái.Khu A4, A5: Là nơi bảo tồn các sinh cảnh đồng cỏ ngập nước theo mùa phù hợp với môi trường sống của các loài chim nước.
Khai thác "kho báu" nơi biên giới Một di sản xuyên biên giới, kết nối Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Việt Nam) và Vườn Quốc gia Hin Nậm Nô (Lào) sẽ mở ra nhiều cơ hội trong bảo tồn di sản và phát triển du lịch hang động. Hang Sơn Đoòng nằm trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Ảnh: Oxalis Phong Nha -...