Du lịch Hà Nội
Khi nhắc đến Hà Nội, nhiều người lại nghĩ ngay tới Hồ Gươm, Hồ Tây, Cầu Long Biên, một thủ đô phồn hoa và hưng thịnh….nhưng mà có nhiều người lại nhớ tới những con phố cổ thời xưa cũ, những con đường làng ngoại ô thành phố, không hào nhoáng, hoa lệ, nhưng vẫn mang trong mình một nét dấu ấn đặc trưng cho vùng đất Thăng Long này.
Đường phố Hà Nội
Đa số những du khách đến đây, mỗi người đều chọn cách yêu Hà Nội theo những cách khác nhau mà họ cảm nhận hoặc chỉ đơn giản là yêu thế thôi mà không cần lý do gì cả.
Thời tiết thích hợp để đi Hà Nội
Ai cũng hỏi nên đi du lịch Hà Nội vào mùa nào đẹp nhất. Tuy nhiên, mỗi mùa mà Hà Nội lại mang trong mình vẻ đẹp khác nhau khiến cho du khách luôn có những trãi nghiệm tuyệt vời khi đến với vùng đất nghìn năm lịch sử này.
Mùa xuân thường kéo dài từ tháng 2 tới tháng 4 trong năm, vào thời điểm này, thời tiết Hà nội mát mẻ và tươi mới với nhiệt độ chỉ từ 15 độ tới 25 độ. Lúc này cả thủ đô như thay màu áo mới với trăm hoa đua nở sau cái lạnh giá của mùa đông đã qua.
Hà Nội ngập trong sắc trời mùa xuân của hoa đào nở
Vào mùa hè kéo dài từ tháng 5 tới tháng 8, thời tiết trở nên nóng bức và ẩm thấp, tuy nhiên du khách luôn có thể trãi nghiệm những hoạt động vui chơi, những không khí náo nhiệt xoay quanh khu phố cổ Hà Nội, tận hưởng những món ăn đường phố đặc trưng được bày bán.
Hà Nội một thoáng trưa hè
Nhấm nháp một cốc bia hơi truyền thống đặc trưng tại Hà Nội để xua tan cái nóng oi bức của khí trời. Và đặc biệt là những buổi chiều dạo quanh Hồ Tây, cảm nhận lại cái không khí mát mẻ sau một ngày nắng oi bức, ngắm nhìn ánh hoàng hôn buông xuống và cảm nhận lại cái nhịp sống chậm rãi sau một ngày hối hả.
Nhấm nháp 1 cốc bia vào những ngày hè oi bức, thì thật là sảng khoái
Trả lại sự nóng bức của mùa hè, những cơn gió mát dịu nhẹ mang theo sương mù báo hiệu cho mùa Thu đã đến, mùa của tình yêu. Người ta hay bảo “bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của mùa Thu nếu bạn đem lòng yêu một ai đó”, và thật vậy, có lẽ những du khách phần lớn đều chọn đến Hà Nội bởi lẽ họ đem lòng yêu Hà Nội từ rất lâu rồi.
Mùa thu lá vàng rơi, cảnh sắc Hà Nội thêm phần lãng mạn nên thơ
Yêu cái hương thơm đặc trưng của hoa sữa mà không thành phố nào có được, yêu những cơn mưa bất chợt lướt qua để nhìn lại dáng vẻ mát mẻ tươi mới của thủ đô này. Cảm nhận những hương cốm mang vị giản dị của hương đồng cỏ nội.
Hương thơm của cốm làm nao nức lòng người
Video đang HOT
Thu đã qua, đông lại tới để đóng lại vòng tuần hoàn 4 mùa này. Ai cũng bảo mùa đông Hà Nội luôn nhuộm màu hiu hắt, ảm đạm nhưng điều này lại khiến cho nhiều du khách nhớ nhung một cách kỳ lạ. Nhưng đôi lúc, cũng chính người dân thủ đô nơi này cũng luôn phàn nàn về cái lạnh buốt giá này, ấy vậy mà chính cái lạnh này lại tạo cho Hà Nội sự lãng mạn nên thơ mà không mùa nào có được. Hà Nội bình thường nhộn nhịp, tấp nập nhưng khi đông đến lại mang vẻ đẹp dịu dàng mà an tĩnh.
Đông đến, những chiếc lá lìa cành, những hàng cây xác xơ
Nhịp sống vào những tháng ngày cuối năm đông về như chậm lại một nhịp
Những địa điểm khi đến Hà Nội
Phố cổ Hà Nội hay còn gọi là 36 phố phường Hà Nội. Là nơi vẫn lưu giữ lại những nét rêu phong, cổ kính từ thời xa xưa. Ấy vậy mà người ta cũng gọi tên những con phố cũng là tên những mặt hàng được bày bán tại nơi đây. Bởi thế mà người Hà Nội rất dễ dàng tìm mua cho mình những mặt hàng mà mình mong muốn. Dường như tất cả của ngon vật lạ của đất Bắc và nhiều nơi khác đổ dồn về nơi đây, làm cho các mặt hàng trở nên rất đa dạng, phong phú. Phố cổ đẹp không chỉ bởi người mua tấp nập mà còn đẹp bởi những kiến trúc cổ kính cho đến ngày nay vẫn được giữ gìn cẩn thận như một sự hoài niệm và tri ân trí tuệ và tâm huyết của người xưa.
Hà Nội phố cổ, nghìn năm văn hiến
Tạ Hiện 36 phố phường
Nhà thờ Lớn – nền kiến trúc giao thoa giữa cổ xưa và hiện đại. Nhà thờ được xây dựng vào thời kỳ Pháp thuộc, mang phong cách Gothic của Châu Âu trung cổ. Là một trong những công trình kiến trúc độc đáo và hoành tráng nhất lúc bấy giờ ở Hà Nội.
Nhà thờ Lớn, nơi tập trung ăn chơi đông đúc và chup hình check in không thể bỏ qua
Lăng chủ tich nước Hồ Chí Minh, nơi tưởng nhớ và giữ gìn di thể của vị anh hùng dân tộc Hồ Chí Minh. Nằm tọa lạc tại vị trí trung tâm của quãng trường Ba Đình lịch sử. Đây cũng được xem như một trong những địa điểm quan trọng trong chuyến du lịch đến Hà Nội, qúy du khách có thể thăm viếng lăng Bác và học hỏi được thêm nhiều kiến thức lịch sử qúy giá. Tuy nhiên, qúy khách cần kiểm tra kỹ giờ giấc bởi vì nơi đây có quy định giờ giấc rõ rang cho du khách đến thăm
Lăng bác
Nền ẩm thực phong phú và đa dạng
Nhắc đến đặc sản Hà Nội, kể cả người nước ngoài hay Việt Nam, ai cũng sẽ nhắc ngay tới món Phở. Như nhiều du khách từng nhận xét, một bát phở ở Hà Nội như chứa đựng cả thế giới gia vị phong phú trong ấy, nước dùng ngọt dịu từ xương bò kết hợp với quế thanh, thảo quả, hồ tiêu, rau mùi… ăn kèm kết hợp với tỏi chua, tạo nên sự kết hợp hoàn hảo. Một món ăn kỳ công mà người nấu cũng phải tinh tế mà cảm nhận đong đếm từng nguyên liệu thêm vào mà biến hóa trở thành món ăn đặc sản vươn tầm ra cả thế giới.
Phở bò Hà Nội
Mà thời nay, nhiều đầu bếp đã biến tấu Phở theo cách ăn khác nhau, ngoài ăn kèm với nước, còn có món phở cuốn.
Phở cuốn
Bên cạnh đó, ngoài món Phở ra, bún chả Hà Nội cũng là một trong những món ăn qúy du khách nên thử. Vị thịt nướng được ướp đủ loại gia vị, ăn kèm với rau sống và bún cùng nước chấm chua cay. Nhìn trông đơn giản thế, mà ngay cả tổng thông Obama cũng tấm tắc khen ngon. Mà cũng tùy từng phong cách nấu của mỗi đầu bếp, có nơi họ nấu ăn kèm thêm nem chua, chả nem rán, chả nem cua bể…
Bún chả Hà Nội
Khi đến Hà Nội, khi du khách muốn tặng quà đặc sản Hà Nội thì không thể quên được ô mai, cốm làng Vòng, bánh chè Lam…. Là những món đặc trưng nhất khi nhắc đến vùng đất thủ đô này.
Ô mai chua Hà Nội
Chà Lam
Vẻ đẹp cầu Long Biên xưa và nay
Cầu Long Biên là 'chứng nhân' quan trọng gắn bó với những thăng trầm và nhiều sự kiện đáng nhớ của Hà Nội.
Trải qua hơn 100 năm lịch sử, cầu Long Biên vẫn hiên ngang giữa đất trời và trở thành một biểu tượng vô cùng ý nghĩa đối với người dân Thủ đô.
Cầu Doumer được biết đến là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng ở Hà Nội. Cầu được xây dựng từ năm 1898 và hoàn thành vào năm 1902, dưới sự lãnh đạo của toàn quyền Đông Dương Paul Doumer và do nhà thầu Daydé et Pillé thi công.
Sau giải phóng cầu đổi tên thành cầu Long Biên và giữ nguyên tên gọi từ đó đến nay.
Cầu Long Biên được coi là một nhân chứng lịch sử trong suốt hơn một thế kỷ qua. Hình ảnh cây cầu Long Biên cổ kính, bắc từng nhịp qua sông Hồng đã trở thành biểu tượng của thủ đô Hà Nội.
Cầu Long Biên được khởi công xây dựng vào năm 1898, hoàn thành năm 1903. Thời điểm đó, cầu Long Biên hay cầu Doumer (tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer) là một trong 4 cây cầu dài và nổi bật nhất Đông Dương.
Cầu dài 2290m qua sông và 896m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (cả móng). Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Đường cho các loại xe là 2,6m và luồng đi bộ là 0,4m. Luồng giao thông của cầu theo hướng đi xuôi ở phía trái cầu chứ không phải ở bên phải như cầu thông thường.
Trên cầu Long Biên (tên cũ Doumer) vẫn còn tấm biển kim loại có khắc thời gian xây dựng và tên nhà thầu Daydé & Pillé - Paris.
Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ 1 (1965-1968), cầu Long Biên bị máy bay Mỹ ném bom 10 lần, hỏng 7 nhịp và 4 trụ lớn. Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ hai của không lực Hoa Kỳ (1972) cầu Long Biên bị ném bom 4 lần, phá hỏng 1500m cầu và hai trụ lớn bị cắt đứt.
Sang thời bình, giao thông ngày một tăng trong thập kỷ 90, cầu Long Biên được sử dụng chỉ cho tàu hỏa, xe đạp và người đi bộ. Việt Nam xây dựng thêm cầu Chương Dương nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại và để phát triển kinh tế, xã hội đô thị ở hai bờ sông Hồng Hà Nội. Cuối năm 2005 xe máy được phép đi qua cầu Long Biên để giảm việc ùn tắc giao thông cho cầu Chương Dương.
Ngày 02/09/1945, khi Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội, cầu Long Biên đã trở thành nhịp dẫn đưa hàng nghìn người dân ngoại ô đến với Bác với niềm vui sướng và tự hào, hạnh phúc.
Đường ray giữa lòng cầu Long Biên.
Trải qua hơn 100 năm lịch sử, cây cầu không còn là một hiện vật vô tri vô giác, nó như người bạn đồng hành, một dấu ấn riêng không thể thiếu của Hà Nội.
Cầu Long Biên xuống cấp, trải qua nhiều đợt tu bổ, đơn vị quản lý đã dựng những cột sắt hai bên đầu cầu để ngăn các xe ba bánh xe chở hàng nặng cồng kềnh, xe ô-tô đi qua cầu.
Hoàng hôn cầu Long Biên.
* Bài viết có sử dụng một số hình ảnh sưu tầm.
Cầu Long Biên - Một phần lịch sử vô giá của Hà Nội Năm 2022 này, cầu Long Biên tròn 120 tuổi. Vượt qua những thử thách của thời gian, quá khứ có thể nhìn thấy rất rõ trên từng nhịp của cây cầu và trở thành một phần lịch sử vô giá của Hà Nội. Dù có nhiều cây cầu hiện đại và hoành tráng đã được xây dựng bắc qua sông Hồng như Cầu...