Du lịch dịp Tết, đây là cách xem mật khẩu Wi-Fi ở các sân bay
Nếu có kế hoạch du lịch hay về quê ăn Tết bằng máy bay, việc kết nối Wi-Fi ở sân bay để cập nhật thông tin, liên lạc với gia đình là rất cần thiết.
Hầu hết sân bay lớn trên thế giới đều cung cấp Wi-Fi miễn phí để hành khách truy cập. Tốc độ Wi-Fi là đủ để liên lạc với gia đình, thậm chí đọc báo hay giải trí trong lúc chờ chuyến bay.
Dù vậy, việc tìm kiếm mật khẩu Wi-Fi tại sân bay khá khó khăn, đặc biệt khi bạn mới đến sân bay đó lần đầu. Để tiết kiệm thời gian, hãy sử dụng công cụ có tên WiFox.
Đây là bản đồ tương tác do kỹ sư bảo mật máy tính Anil Polat phát triển dựa trên Google Maps giúp bạn tìm mật khẩu Wi-Fi miễn phí xung quanh hàng trăm sân bay trên thế giới.
Với WiFox, người dùng có thể tìm thông tin Wi-Fi tại hơn 350 sân bay trên thế giới.
Sau khi truy cập WiFox, Google Maps sẽ kích hoạt với các biểu tượng máy bay tượng trưng cho sân bay. Bạn có thể nhấp vào biểu tượng để xem thông tin (gồm tên và mật khẩu) mạng Wi-Fi tại các khu vực như phòng chờ, sảnh đỗ máy bay…
Video đang HOT
Ứng dụng được cập nhật thường xuyên bổ sung nhiều sân bay mới và cập nhật lại thông tin nếu có thay đổi. Hiện có hơn 350 sân bay được cập nhật thông tin Wi-Fi trên WiFox, tại Việt Nam có 3 sân bay là Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Phú Quốc. Bạn hãy truy cập WiFox ở nhà rồi chụp màn hình mật khẩu để nhanh chóng kết nối Wi-Fi khi đến sân bay.
Một sân bay sẽ có nhiều kết nối Wi-Fi ở nhiều khu vực, bạn có thể kết nối từng mạng để xem cái nào ổn định và nhanh nhất. Thông thường, Wi-Fi tại các phòng chờ có mật khẩu sẽ tốt hơn Wi-Fi công cộng không có mật khẩu.
Có đôi lúc WiFox sẽ chưa cập nhật kịp thông tin nếu một mạng vừa đổi tên hay mật khẩu. Do dữ liệu được đóng góp bởi người dùng, bạn có thể báo cáo nếu một mạng không truy cập được hoặc chia sẻ mật khẩu mà mình biết cho mọi người.
Nếu không thích Google Maps, bạn có thể tải ứng dụng WiFox trên iOS và Android với giá 1,99 USD để tra cứu trong trường hợp không có mạng.
Lưu ý rằng chỉ nên sử dụng Wi-Fi công cộng trong trường hợp bất khả kháng bởi tin tặc có thể xâm nhập mạng để đánh cắp thông tin cá nhân hoặc theo dõi lịch sử duyệt web. Luôn cảnh giác với những trang web hoặc quảng cáo lạ xuất hiện khi truy cập Wi-Fi công cộng và ngừng kết nối khi sử dụng xong.
Theo Zing
Làm gì khi iPhone báo đã kết nối vào mạng Wi-Fi miễn phí (không mật khẩu) nhưng không truy cập được Internet?
Các sân bay trên thế giới (và nhiều cửa hàng cửa hiệu tại nước ngoài) sử dụng loại Wi-Fi miễn phí không mật khẩu nhưng bắt đăng ký thông tin.
Nếu đã từng sử dụng Wi-Fi miễn phí tại các sân bay, các cửa hàng hay trên máy bay, bạn có lẽ đã biết về cơ chế đăng nhập đặc biệt của loại Wi-Fi này: mỗi lần bạn đăng nhập các trang này sẽ tự động hiển thị màn hình đăng nhập dưới dạng trang web. Thay vì phải nhập mật khẩu xác thực hay tài khoản như Wi-Fi "thường", bạn sẽ phải nhập thông tin cá nhân (tên, email hoặc số điện thoại), chấp nhận điều khiển sử dụng rồi nhấn nút "Đăng nhập".
Các sân bay trên thế giới (và nhiều cửa hàng cửa hiệu tại nước ngoài) sử dụng loại Wi-Fi miễn phí không mật khẩu nhưng bắt đăng ký thông tin.
Tuy vậy, loại Wi-Fi này có thể tiềm ẩn một vấn đề nhỏ: trên một số mẫu iPhone, cửa sổ đăng nhập sẽ không bao giờ được hiển thị cả. Đây không hẳn là một lỗi mà là do chúng ta cần tùy chỉnh lại quá trình đăng nhập của iPhone.
Ví dụ, dưới đây là màn hình Wi-Fi của iPhone khi xảy ra lỗi: mạng Wi-Fi vẫn hiển thị dấu tick đã đăng nhập nhưng biểu tượng Wi-Fi phía trên màn hình không hiện. Nếu thử vào trang web nào đó, bạn sẽ nhận được thông báo không có kết nối Internet.
Để giải quyết, hãy nhấn vào biểu tượng chữ (i) ở phía bên phải tên mạng. Bạn sẽ được đưa đến màn hình chi tiết về mạng. Trên màn hình này, bỏ chọn nút Auto-Login. Quay trở lại phía ngoài, tắt Wi-Fi rồi bật lại. Kết nối vào mạng Wi-Fi free và bạn sẽ thấy mạng đang kết nối bình thường.
Bỏ chọn Auto-Login, quay ra phía ngoài, tắt Wi-Fi rồi bật lại.
Tuy vậy, bạn có thể đang chưa vào được Internet (mới chỉ vào được Wi-Fi, vẫn đang bị chặn). Hãy mở trình duyệt Safari rồi vào một trang web KHÔNG có HTTPS (tức là không có biểu tượng hình khóa khi kết nối).
Khi Wi-Fi bật trở lại, bạn sẽ thấy mạng được kết nối. Truy cập một trang web không có HTTPS để thực hiện khâu đăng ký miễn phí như bình thường.
Trình duyệt sẽ tự động đưa bạn đến trang kết nối, cũng là trang thông thường sẽ hiển thị nếu iPhone của bạn không gặp lỗi. Bạn chỉ cần nhập thông tin cá nhân, nhấn nút Kết nối như bình thường là vào được mạng.
Theo GenK
Android 10: Chia sẻ mật khẩu Wi-Fi chỉ cần quét mã QR Thật bất tiện khi mỗi lần đăng nhập Wi-Fi đều bị hỏi đi hỏi lại mật khẩu hoặc vô tình quên. Tuy nhiên điều phiền phức này không cần tới nữa khi Android 10 có thể xử lý thay cho bạn bằng mã QR. Với bản cập nhật mới mà Google vừa phát hành dành cho Android 10 có thêm chức năng cho...