Du lịch Dần Thàng – Điểm đến tiềm năng của Lào Cai
Ngày 2/4, tại huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai) diễn ra Hội thảo khoa học Quy hoạch thị trấn du lịch Dần Thàng.
Hội thảo nhằm tìm hướng khai thác tiềm năng, phát triển du lịch tại thị trấn Dần Thàng trong thời gian tới.
Văn Bàn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Lào Cai, nằm cách trung tâm thành phố Lào Cai 68km về phía Nam, tiếp giáp với các huyện Bảo Thắng, Bảo Yên, thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) và các tỉnh Lai Châu, Yên Bái.
Văn Bàn có tiềm năng du lịch phong phú về tự nhiên với 65% diện tích rừng tự nhiên nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn cùng hàng trăm ngọn thác, núi. Khí hậu Văn Bàn khá lý tưởng với loại hình du lịch nghỉ dưỡng khi nền nhiệt độ trung bình trong năm chỉ khoảng 22 độ C. Bên cạnh đó, Văn Bàn còn sở hữu nguồn tài nguyên nhân văn vô cùng phong phú, là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số như Tày, Mông, Dao, Giáy…
Mặc dù sở hữu nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch, song trong những năm qua, du lịch của huyện Văn Bàn vẫn gần như ở điểm xuất phát do hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng, hệ thống lưu trú, dịch vụ trên địa bàn chưa phát triển. Từ đó, huyện xác định việc phát triển du lịch theo hướng du lịch sinh thái và du lịch nông nghiệp nhằm khai thác tối ưu lợi thế, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế chủ lực trong cơ cấu kinh tế vĩ mô của huyện.
Khí hậu Văn Bàn khá lý tưởng với loại hình du lịch nghỉ dưỡng khi nền nhiệt độ trung bình trong năm chỉ khoảng 22 độ C.
Được biết, từ năm 2021, UBND huyện đã chủ động phối hợp với đơn vị tư vấn, các chuyên gia về phát triển du lịch, quy hoạch thực hiện hơn 200 cuộc khảo sát thực địa trên phạm vi toàn huyện, từ đó xây dựng và hoàn thiện Đề án chiến lược phát triển Du lịch huyện Văn Bàn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, bắt đầu từ việc xây dựng Quy hoạch thị trấn du lịch Dần Thàng để nơi đây trở thành một điểm đến du lịch ấn tượng, độc đáo của huyện Văn Bàn nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung. Theo quy hoạch, thị trấn Dần Thàng sẽ trở thành một “Sa Pa thu nhỏ” trong tương lai…
Video đang HOT
Theo Chủ tịch UBND huyện Văn Bàn Vũ Hồng Phương, là huyện đi sau nên Văn Bàn xác định việc phát triển du lịch phải gắn với bảo tồn văn hóa, cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, từ đó tạo ra các sản phẩm đặc trưng, khác biệt.
Huyện Văn Bàn xác định phải đặt người dân là trung tâm để người dân đồng thuận, trực tiếp tham gia và được hưởng lợi từ du lịch. Dù còn nhiều khó khăn, thách thức, huyện sẽ không nóng vội trong việc phát triển, mà sẽ xây dựng quy hoạch bài bản, chi tiết để du lịch Dần Thàng phát triển bền vững.
Từ kinh nghiệm phát triển du lịch trong những năm qua, Tiến sĩ Tô Ngọc Liễn, Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa chia sẻ: Huyện Văn Bàn cần chú trọng việc bảo tồn kiến trúc cảnh quan của Dần Thàng, triển khai ngay việc công nhận Dần Thàng là điểm du lịch; chú trọng bảo tồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể để tạo các sản phẩm du lịch văn hóa khác biệt… Văn Bàn cần tập trung trí tuệ của các nhà khoa học để xây dựng Quy hoạch phát triển khu du lịch Dần Thàng có tính khách quan, bền vững. Bên cạnh đó, huyện cần cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông và có cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư để trở thành trung tâm du lịch.
Với tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng Văn Bàn hứa hẹn sẽ trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn trong thời gian không xa.
Đề xuất một số giải pháp để phát triển Dần Thàng thành đô thị du lịch bền vững, theo GS.TS Đỗ Hậu, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, huyện Văn Bàn cần có quy chế quản lý kiến trúc truyền thống và cảnh quan tự nhiên; có lộ trình phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch; tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư để người dân thấy rõ lợi ích trong vấn đề phát triển đô thị du lịch. Cuối cùng, huyện cần có chiến dịch truyền thông với nhiều giai đoạn khác nhau và tập trung vào từng mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn.
Phát biểu kết luận hội thảo, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai Vũ Xuân Cường cảm ơn các chuyên gia đã đóng góp nhiều ý kiến thiết thực cho huyện Văn Bàn. Theo đồng chí Vũ Xuân Cường, những năm gần đây, Văn Bàn đã có những bước phát triển mạnh mẽ khi chuyển sang phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp và bước đầu tập trung phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa.
Với tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách nhằm thu hút các nhà đầu tư, Văn Bàn hứa hẹn sẽ trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn trong thời gian tới.
Những lưu ý khi 'săn tuyết' ở Lào Cai
Lào Cai là điểm đến hot vào mùa đông, bởi đây là thời gian mọi người hào hứng đi săn tuyết, đặc biệt là khi nhiệt độ xuống thấp.
Vậy cần lưu ý những điều gì để bắt trọn những khoảnh khắc tuyệt đẹp với tuyết.
Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh cường độ mạnh gây rét đậm, rét hại vào khoảng ngày 20-25/1. Theo đó, khu vực vùng núi phía Bắc được dự báo nhiệt độ sẽ xuống thấp, khả năng xảy ra băng tuyết.
Băng tuyết trên đỉnh Fansipan vào sáng sớm ngày 20/11/2023.
Tuyết rơi là một hiện tượng thời tiết đặc trưng khi nhiệt độ quá thấp. Được trải nghiệm tuyết rơi ở trời Âu thì có vẻ rất bình thường. Nhưng để ngắm được tuyết rơi ở vùng nhiệt đới như ở Việt Nam thì rất hiếm. Nhiều du khách hào hứng, chờ đợi để được trải nghiệm cảm giác được tận tay sờ vào từng bông tuyết trắng xóa. Sa Pa là địa điểm nhiều năm gần đây có tuyết rơi.
Vậy khi nào có tuyết là câu hỏi của nhiều du khách. Đó là khi nhiệt độ xuống thấp khoảng 0-10C. Trời quang mây, không có mưa và không có sương mù, rất lạnh sẽ có mưa tuyết. Tuyết được hình thành khi không khí trên cao, nhiệt độ thấp điều này khiến hơi nước ở những đám mây kết dính lại với nhau tạo thành những bông tuyết nhỏ. Dần dần nhiều dẫn đến nặng, không khí lưu thông không thể lưu thông và kéo mây tiếp, dẫn đến hiện tượng tuyết rơi. Các bông tuyết được hình thành ở nơi lạnh nhất của đám mây. Tuyết cơ bản được hình thành từ những hạt nước nhỏ li ti kết tủa thành.
Khoảnh khắc xuất hiện băng tuyết trên đỉnh Fansipan được người dân ghi lại.
Ở Lào Cai tuyết thường rơi ở những khu vực núi cao như đỉnh Fansipan, đỉnh đèo Ô Quý Hồ, Y Tý (Bát Xát).
Để "săn tuyết" an toàn và không ảnh hưởng tới sức khỏe, bạn nên mang theo áo khoác ấm, găng tay, mũ, khăn đầy đủ. Để không bị ngấm nước khi di chuyển, bạn nên đi giày chống thấm nước. Nếu bạn di chuyển bằng xe máy cũng cần tìm hiểu kĩ về cung đường di chuyển, đi chậm, tránh trơn trượt nguy hiểm. Vì lúc này thường mặt đường đóng băng.
Băng tuyết phủ trắng cây cối khu vực Fansipan.
Nên mang những chiếc áo dài tay, nhẹ, lớp áo ngoài cùng là lớp gió để cản gió để khi có tuyết rơi áo gió cũng giúp chống thấm nước vào cơ thể bạn. Nếu muốn ngắm tuyết phủ trắng trên những con đường hay còn đọng lại trên những nhành cây tán lá, bạn nên mang theo miếng dán giữ nhiệt bên trong lớp áo có thể làm ấm toàn bộ cơ thể.
Bạn cũng cần chuẩn bị thêm các đồ dùng, thuốc tăng cường hệ miễn dịch, thuốc cảm cúm, và dầu xoa nóng hay trà gừng để giữ ấm cơ thể. Các món ăn như mứt gừng, kẹo ngậm vị gừng, quế... sẽ ngay tức thì làm ấm cơ thể của bạn khi bị nhiễm lạnh. Nhớ mang thêm bình nước giữ nhiệt, để giữ nước nóng cho chuyến đi.
Du khách đổ xô check-in con đèo dựng đứng 15 tầng 'đáng sợ nhất Việt Nam' Tuy tổng chiều dài chỉ 2,5km nhưng con đèo này có độ dốc đứng ấn tượng, gồm 15 tầng với 14 khúc cua tay áo và được nhiều du khách đặt tên là con đèo "đáng sợ nhất Việt Nam". Không phải điểm đến mới nổi, cũng không nằm trong "tứ đại đỉnh đèo" của Việt Nam (gồm Mã Pì Lèng (Hà Giang),...