Du lịch cộng đồng – sinh kế bền vững với nhiều người dân Ninh Bình
Du lịch Ninh Bình giờ đây đang dần “lột xác” trở thành một trong những điểm đến được khách trong nước và quốc tế yêu thích.
Với việc phát triển du lịch cộng đồng không chỉ tạo ra những trải nghiệm hấp dẫn thu hút du khách, qua đó lan tỏa nét văn hóa đặc sắc vùng đất kinh đô xưa, mà còn góp phần nâng cao đời sống cho người dân địa phương.
Thắp lửa du lịch cộng đồng
Ninh Bình không chỉ được biết đến với nhiều danh lam thắng cảnh mà còn giàu tiềm năng du lịch văn hóa. Tận dụng lợi thế ấy, nhiều sản phẩm du lịch đã phát triển, trong đó dịch vụ du lịch cộng đồng được người dân đầu tư, kinh doanh hiệu quả.
Tour du lịch mới Mường Tour – Động Thiên Hà
Du lịch cộng đồng bắt đầu phát triển mạnh ở Ninh Bình từ những năm 2010. Đây là loại hình hoạt động phù hợp với điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội của tỉnh cũng như xu thế lựa chọn ngày càng nhiều của du khách, đặc biệt là du khách quốc tế. Đến nay, toàn tỉnh đã có có 265 hộ gia đình kinh doanh dịch vụ làm du lịch cộng đồng, phổ biến nhất là mô hình homestay, farmstay.
Tại huyện Gia Viễn, loại hình farmstay bắt đầu hình thành từ năm 2005 khi du khách đến tham quan Khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước Vân Long và có nhu cầu lưu trú tại nhà dân. Từ đó đến nay, loại hình du lịch này đã được nhân rộng trên toàn địa bàn huyện. Người dân Gia Viễn bên cạnh việc canh tác trồng lúa nước, hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm còn cung cấp dịch vụ du lịch, từ tổ chức đón tiếp đến giới thiệu, quảng bá các giá trị thiên nhiên, văn hoá đặc sắc của địa phương đến du khách.
Video đang HOT
Du khách khi đến đây, ngoài được trải nghiệm các sinh hoạt hàng ngày cùng người dân bản địa như: đi chợ, nấu ăn, xay lúa, giã gạo, cuốc đất, tát nước bằng gầu ở bờ ruộng… còn được tham gia tour du lịch bằng xe trâu, xe bò để tham quan khung cảnh làng quê Bắc Bộ, ngồi thuyền nan chiêm ngưỡng vẻ đẹp non nước hữu tình trong khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long.
Trải nghiệm trồng lúa nước là một dịch vụ hút khách của Buffalo Cave Farmstay
Trong khi đó, huyện Hoa Lư lại phát triển mạnh mô hình homestay. Dịch vụ lưu trú này đã giúp nhiều gia đình có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. Bên cạnh ăn, ngủ, du khách còn được tham gia các hoạt động của gia đình như nấu ăn, tổ chức tiệc. Nhiều hộ còn kết hợp bán một số mặt hàng địa phương làm quà lưu niệm như: cơm cháy, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, mây tre đan. Giá phòng homestay ổn định, từ 150.000 – 200.000 đồng/người.
Vợ chồng anh Thiêm và chị Hương là chủ homestay Tam Coc White Swan cho biết: “Khách đến homestay chủ yếu là người Đức, Anh, Pháp, Tây Ban Nha… Họ du lịch với mục đích trải nghiệm nên muốn ở nhà dân để được khám phá đời sống của người Việt. Họ thường ở lại từ 1 tuần đến cả tháng”.
Cũng theo anh Thiêm, du lịch cộng đồng ngoài trải nghiệm văn hóa, khám phá vẻ đẹp tự nhiên, lịch sử, du khách còn cần được thỏa mãn với chất lượng dịch vụ cũng như thái độ phục vụ. Chính vì vậy, việc tạo được ấn tượng tốt về ứng xử được người dân địa phương đề cao và là một yếu tố thu hút du khách quay trở lại hoặc giới thiệu người thân. Thậm chí, có du khách sau khi ở cùng nhà dân, thấy chủ nhà vất vả, khi ra về còn đề nghị tặng tiền hỗ trợ hàng tháng. Mặc dù những chủ nhà ở đây từ chối, nhưng họ vẫn thường xuyên liên lạc.
Nỗ lực từ chính quyền và người dân
Du lịch cộng đồng phát triển đã tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân bên cạnh thu nhập từ công việc truyền thống; tạo liên kết bền vững nhiều ngành kinh tế, mở rộng thị trường cho các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ Đồng thời, quảng bá hình ảnh của địa phương, quốc gia đến với bạn bè trên toàn thế giới.
Phát triển du lịch cộng đồng không chỉ giúp người dân bảo tồn và phát huy những nét văn hóa độc đáo của địa phương mà còn góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, tạo nguồn sinh kế mới cho người dân. Gia đình bà Tâm là chủ sở hữu Ninh Bình Bamboo Farmstay (huyện Gia Viễn) chia sẻ: “Con trai tôi bỏ công việc trên thành phố để về quê làm du lịch vì công việc không áp lực, lại được gần nhà.
Khoảng thời gian dịch Covid-19 kéo dài đã khiến hoạt động kinh doanh trở nên vô cùng khó khăn, có thời điểm tôi khuyên con đóng cửa để làm việc khác, nhưng vì đam mê và nhiều người làm du lịch cộng đồng ở đây cũng quyết tâm giữ thương hiệu nên vẫn duy trì được đến hôm nay”.
Du khách thích thú trải nghiệm cuộc sống làng quê ở Việt Nam
Thời gian qua, du lịch cộng đồng ở Ninh Bình đã khai thác có hiệu quả những giá trị văn hóa và truyền thống đặc trưng, riêng có của vùng miền, đồng thời tập trung vào hoạt động trải nghiệm, thưởng thức những “đặc sản” truyền thống bản địa như dê núi, cơm cháy; làng nghề đá Ninh Vân, đan cói Kim Sơn, hoạt động dân gian với đồng bào dân tộc Mường trong tour du lịch mới Mường Tour – Động Thiên Hà.
Trong những năm qua, quy hoạch tổng thể du lịch của Ninh Bình đều ưu tiên phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có khoảng 18 khu, điểm du lịch chính được đầu tư hoàn thiện và đi vào phục vụ khách du lịch. Trong đó, 13 khu, điểm du lịch sinh thái đều có sự tham gia trực tiếp của người dân địa phương.
Theo Giám đốc Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Ninh Bình Nguyễn Văn Minh: “Ngành du lịch Ninh Bình sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền trong cộng đồng địa phương góp phần làm phong phú thêm sản phẩm du lịch; sản phẩm OCOP; đẩy mạnh liên kết quảng bá với các tỉnh trong tứ giác tăng trưởng. Sở Du lịch cũng đã tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức du lịch, văn hóa ứng xử đối với du khách cho người dân, xây dựng hình ảnh con người Ninh Bình thân thiện, mến khách. Cùng với đó, tỉnh chú trọng nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương đối với lĩnh vực du lịch; phục hồi các làng nghề truyền thống, sinh hoạt, văn hóa của địa phương, lồng ghép với loại hình du lịch homestay.”
Từ thực tế phát triển du lịch ở Ninh Bình thời gian qua đã cho thấy một trong những giá trị cốt lõi xây dựng thương hiệu du lịch Ninh Bình được như ngày hôm nay đến từ chính những người dân bản địa. Việc khơi dậy, phát huy bản sắc văn hoá và tích cực xây dựng mô hình du lịch cộng đồng đã giúp Ninh Bình có tên trên nhiều bảng xếp hạng về du lịch và trở thành bài học thương hiệu cho nhiều điểm đến khác.
Du lịch cộng đồng Tây Bắc làm như thế nào?
Du lịch cộng đồng là một khái niệm hẳn chúng ta đã từng nghe. Ở Huế nghe nhắc đến nhiều nhất là du lịch cộng đồng A Roàng (huyện A Lưới).
Trước đây thì có thêm du lịch cộng đồng thôn Dỗi (xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông), nhưng nay thì ít nghe nhắc đến (không biết nó có phát triển được hay không).
Du khách thích thú với những sản vật địa phương khi tham quan tại bản Dỗi, Nam Đông
Du lịch cộng đồng hiểu nôm na là mô hình cung cấp dịch vụ du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương.
Tôi vừa có dịp đến hai điểm du lịch cộng đồng ở vùng Tây Bắc và rút ra một số điều. Có thể đây là những kinh nghiệm mà du lịch cộng đồng ở Huế có thể tham khảo.
Đến tỉnh Hòa Bình, tôi không chọn lưu trú tại thành phố mà lưu trú tại một bản du lịch cộng đồng nổi tiếng - bản Lác (huyện Mai Châu). Bản này cách TP. Hòa Bình chừng hơn 1 giờ rưỡi chạy xe. Đường Tây Bắc nơi nào cũng quanh co đèo dốc. Ở đây chủ yếu là bà con đồng bào Thái. Bà con thường gắn với vùng núi nhưng người Thái thường chọn ở những vùng thấp, gần các thung lũng bằng phẳng nên người Thái rất giỏi canh tác lúa nước (so với các dân tộc vùng cao khác). Kiến trúc nhà sàn người Thái (hai mái, hai chái) vẫn còn gần như nguyên vẹn cho nên bản Lác sinh ra một "phối cảnh" rất đẹp - bản (nhà sàn) - cánh đồng lúa (xanh, vàng) - núi (rừng nguyên sinh). Tất nhiên, ở đây còn có nhiều thứ khác biệt như nếp sinh hoạt, trang phục, ẩm thực... Tôi biết du lịch ở đây phát triển khá mạnh vì khách đến đông; các loại dịch vụ như lưu trú, ăn uống, vui chơi, đi lại... khá chuyên nghiệp. Bản Lác là cái lõi còn chung quanh bản Lác còn nhiều bản khác nữa. Du lịch cứ thế mà lan tỏa. Dường như cả bản đều làm du lịch. Cho nên cả bản đều có tiền.
Tương tự, đến Lai Châu, tôi tìm đến bản du lịch cộng đồng khác là bản Sin Suối Hồ. Đây là một bản chủ yếu là người Mông hoa. Người Mông khác với người Thái là thường ở trên một độ cao hơn, gắn với núi rừng nhiều hơn. Cho nên các bản đều gắn với rừng (thường là rừng nguyên sinh và rất gần), với suối (thường hay có thác). Nhà trình tường cũng là một loại kiến trúc đặc sắc của người Mông. Thổ cẩm làm bằng vỏ cây lanh, thường sử dụng gam màu chủ đạo là màu đen, sinh ra một loại trang phục rất riêng của người Mông. Bản làng thì cheo leo sườn núi và người Mông rất thích trồng loại hoa đào, đến mùa đào nở hoa đã trang điểm cho vẻ đẹp của bản làng... Vì là vùng cao nên, thời tiết lạnh, Tây Bắc thường trồng các loại cây chịu lạnh tốt nên mùa hoa, hoa nở rất tập trung cũng là một đặc trưng khác nữa. Tôi được nghe câu chuyện về người dân không nhận vốn bất cứ một nhà đầu tư nào mà tất tần tật đều người dân bản địa tự đầu tư, tự làm. Cho nên mặc dù du lịch phát triển nhưng nó đạt độ "thuần khiết".
Những điều tôi rút ra: muốn du lịch cộng đồng phát triển phải có những nét đặc trưng riêng. Ví dụ như có bản sắc văn hóa riêng; có cảnh quan gắn với thiên nhiên hoang sơ; có kiến trúc riêng; có trang phục riêng; có nét đặc trưng ẩm thực riêng... Chính cái riêng này mới thu hút người ta đến khám phá. Những lợi thế này được hỗ trợ bởi một thị trường du lịch Hà Nội rất phát triển và có độ lan tỏa cao.
Trở lại du lịch cộng đồng ở Huế. Có vẻ như du lịch thôn Dỗi không phát triển được là vì không (hoặc) ít có nét đặc trưng riêng? Nhưng A Roàng thì có thể có. A Roàng nằm ở độ cao không bằng Tây Bắc nhưng cũng cao khoảng 500m so với mực nước biển. Về đêm thường không khí mát dịu. A Roàng gần dãy Trường Sơn nên cảnh quan thiên nhiên đẹp; có nguồn nước khoáng nóng thiên nhiên; có thổ cẩm là dệt zèng; có ẩm thực đặc trưng vùng núi (ví dụ như các loại đồ nướng ăn với cơm nếp, thức uống thì có rượu đoác). Chừng ấy thế mạnh, nếu biết cách khai thác tốt thì khả năng phát triển du lịch cộng đồng ở A Roàng là điều trong tầm tay.
Bảo tồn, khai thác nhà cổ trong lòng di sản Tràng An Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) là di sản hỗn hợp đầu tiên và duy nhất của khu vực Đông Nam Á được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới vào năm 2014 nhờ các giá trị nổi bật toàn cầu về địa chất địa mạo, cảnh quan và nền văn hóa được kết tinh,...