Du lịch cộng đồng, ‘làn gió mới’ cho du lịch Hà Giang
Không chỉ hấp dẫn du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, Hà Giang còn thu hút người yêu du lịch bởi loại hình du lịch cộng đồng.
Thay vì chọn nhà nghỉ cao cấp, khách sạn sang trọng, du khách có xu hướng ở tại nhà người dân địa phương để tìm hiểu văn hóa, cuộc sống của họ.
Theo Báo Hà Giang, toàn tỉnh hiện có 61 di tích lịch sử, gồm 30 di tích cấp tỉnh, 31 di tích quốc gia, 3 bảo vật quốc gia. Có 19 dân tộc sinh sống, với nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc; nổi tiếng với nhiều đặc sản, sản vật, ẩm thực độc đáo.
Đây là những điều kiện thích hợp để người dân khai thác vẻ đẹp tự nhiên, chuyển đổi mô hình sản xuất thuần nông sang dịch vụ du lịch hiệu quả.
Bản Phùng, Hà Giang. Ảnh: Thu Hương
Là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan tuyệt đẹp, Hà Giang luôn hấp dẫn du khách bởi sự hùng vĩ, nên thơ của dòng sông xanh biếc, của núi non trùng điệp hay của những cánh hoa vươn mình nở rộ nơi cao nguyên đá cằn cỗi.
Trong những năm trở lại đây, du lịch cộng đồng bắt đầu được hình thành và phát triển tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, góp phần tạo cơ hội, việc làm cho người dân, tăng nguồn thu và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Video đang HOT
Một số điểm du lịch đã và đang được vận hành, khai thác hiệu quả, thu hút nhiều du khách đến tham quan như trải nghiệm Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Nặm Đăm (Quản Bạ); Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Pả Vi (Mèo Vạc), làng du lịch cộng đồng Lô Lô Chải (Đồng Văn), làng du lịch cộng đồng xã Du Già (Yên Minh)…
Làng du lịch cộng đồng Lô Lô Chải. Ảnh: Thu Hương
Ngoài ra, một số địa phương quan tâm đến quy hoạch, đầu tư phát triển du lịch như làng nghề thêu, dệt vải lanh truyền thống thôn Lùng Tám, Cán Tỷ (Quản Bạ), cao nguyên Suôi Thầu (Xín Mần), làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Khâu Vai (Mèo Vạc), làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Tân Sơn (Bắc Quang)… Những địa điểm trên sẽ là những gợi ý thú vị cho chuyến tham quan, trải nghiệm của du khách tại mảnh đất địa đầu Tổ quốc.
Việc người dân cùng làm du lịch, cùng bảo tồn văn hóa, khai thác dịch vụ và giới thiệu các địa điểm giúp du khách thoải mái hơn, được chia sẻ, trải nghiệm đầy đủ hơn, góp phần đưa du lịch phát triển ngày càng bền vững.
Cao nguyên Suôi Thầu. Ảnh: Mèo Già
Theo Trung tâm Thông tin du lịch thuộc Tổng cục Du lịch, để thu hút khách du lịch ngày càng nhiều, các homestay tại Hà Giang cũng đã chú trọng việc tổ chức, làm phong phú, đa dạng thêm các dịch vụ như đi cấy, đi gặt, hái rau, bắt cá, nấu ăn, ngâm chân thảo dược, nhảy sạp, đốt lửa trại giao lưu văn nghệ.
Du lịch cộng đồng thực sự đang thổi làn gió mới vào nhận thức, góp thêm cách làm giàu bền vững ngay trên mảnh đất có nhiều tiềm năng du lịch. Trong thời gian tới, du lịch cộng đồng hứa hẹn là loại hình chủ đạo, góp phần quyết định quan trọng hình thành thương hiệu du lịch Hà Giang.
Du khách có dịp tận hưởng không khí trong lành của làng quê bằng cách đạp xe đạp trên những con đường làng mộc mạc, yên bình, đi bộ leo núi, phượt xe máy khám phá Hà Giang, chèo thuyền kayak trên các con sông… đã đem đến những trải nghiệm mới lạ cho du khách.
Ảnh: Thu Hương
Với nguồn tài nguyên đặc sắc, phong phú và chính sách đầu tư phù hợp, các điểm đến du lịch cộng đồng tại Hà Giang sẽ đem đến cho du khách trải nghiệm thú vị. Đồng thời góp phần giữ gìn hiệu quả giá trị văn hóa dân tộc, nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào các dân tộc vùng cực Bắc Hà Giang.
Hà Giang mùa hoa tam giác mạch
Nằm ở cực Bắc của Tổ quốc, Hà Giang không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ cùng sự đa dạng văn hóa mà còn được biết đến như một trong những địa phương phát triển du lịch khá bài bản.
Điều đó đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt, khiến du khách luôn muốn quay lại vùng đất này nhiều lần.
Cánh đồng hoa tam giác mạch tại Hà Giang. Ảnh: Phạm Hùng
Đến với Hà Giang, du khách không thể không đến với cao nguyên đá Đồng Văn, nơi được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Nằm ở độ cao 1.000 - 1.600m so với mực nước biển, có diện tích 2.356km, trải dài qua địa bàn 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc và Đồng Văn, đây là nơi hội tụ nhiều di tích lịch sử nổi tiếng như Quần thể di tích lịch sử - danh thắng Lũng Cú, Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia nhà Vương, Phố cổ Đồng Văn, Bãi đá cổ, di chỉ khảo cổ... Đây cũng là nơi có các thắng cảnh hùng vĩ như sông Nho Quế, Mã Pì Lèng - "Thiên hạ đệ nhất đèo", hẻm Tu Sản - hẻm vực sâu nhất Đông Nam Á với độ sâu 700 - 900m.
Thật sự khó tìm thấy một vùng đất nào mà đẹp cả bốn mùa trong năm như Hà Giang! Mùa Xuân, Hà Giang ngập tràn sắc hoa mận, hoa đào khoe, rực rỡ trong tiết trời se lạnh. Đến đầu Hạ, tầm tháng 5, tháng 6 là mùa nước đổ - thời gian người dân chuẩn bị cho vụ mùa mới của năm. Ruộng bậc thang tại Hoàng Su Phì lúc này long lanh nước, biến hóa thành những tấm gương "siêu to khổng lồ", đẹp mãn nhãn, uốn lượn, ôm khắp núi rừng.
Tới tháng 8, tháng 9, lúa ngả màu chín vàng, phủ lên óng ả khắp ruộng bậc thang. Nhìn từ xa, từng thung lũng, dãy núi ở Hà Giang như những dải lụa vàng. Còn khi Thu qua Đông về khoảng tháng 10 - 11, là lúc hoa tam giác mạch dần nở rộ, Hà Giang lại chuyển mình sang sắc hồng tím quyến rũ.
Cuối năm, tháng 12 hoa tam giác mạch tàn đi lại nhường chỗ cho hoa cải vàng thắm. Bởi vậy, Hà Giang là miền đất hứa đối với những người đam mê "xê dịch" và những tay máy săn ảnh.
Những ngày đầu tháng 11 này, chúng tôi đã có chuyến đi vượt chặng đường hơn 500km từ Hà Nội lên tới địa đầu Tổ quốc, qua những địa danh nổi tiếng như cổng trời Quản Bạ, Yên Minh, cao nguyên đá Đồng Văn, Lũng Cú... Những khúc cua tay áo uốn lượn chắc chắn là thử thách không nhỏ với những người yếu bóng vía và cánh tài xế dưới xuôi, nhưng sẽ là trải nghiệm hấp dẫn không thể nào quên với những người đam mê xê dịch.
Chúng tôi bị mê hoặc bởi cánh đồng hoa tam giác mạch trắng tinh khôi khi mới ra hoa, lúc hồng tím rực rỡ khi vào độ chín. Hoa tam giác mạch được gieo khắp nơi, trên những triền núi cao, dưới thung lũng sâu, loài hoa nhỏ bé mỏng manh len lỏi trên tảng đá tai mèo rồi tràn ra vệ đường vươn mình rực rỡ tạo sức hấp dẫn mãnh liệt cho vùng sơn cước. Những địa điểm có nhiều hoa nhất là Sủng Là, Đồng Văn, Phố Cáo, Ma Lé, Lũng Cú, Xín Mần...
Người Hà Giang thích nghe sự tích gợi liên tưởng tam giác mạch là cây của trời, do nàng tiên Gạo, nàng tiên Ngô đổ mày gạo, mày ngô vào khe núi mà thành. Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, lạnh lẽo và nhiều sương muối nhưng những thân cây mỏng manh, những cánh hoa nhỏ li ti đã thể hiện một sức sống bền bỉ, mãnh liệt.
Từ bao đời nay, cây tam giác mạch đã gắn bó với đời sống của đồng bào các dân tộc Hà Giang và nhiều khi là một trong những nguồn lương thực chính. Cây tam giác mạch còn non có thể làm rau ăn hằng ngày, cho hoa để ngắm và cho hạt làm bánh, ủ rượu. Giờ đây hoa tam giác mạch còn vươn lên trở thành một trong những biểu tượng du lịch hấp dẫn của vùng đất cao nguyên đá Hà Giang.
Về Hà Giang - Mảnh đất 'cỏ chen đá, đá chen hoa' Mục tiêu chính của đoàn xe chúng tôi nối dài trên nẻo đường ngoằn ngoèo là đến một điểm trường thuộc vùng sâu, vùng xa của huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang để bàn giao những căn phòng nội trú, những món quà thiết yếu cho các em học sinh. Dọc theo cả quãng đường dài hàng trăm cây số đường đèo uốn...