Du lịch Canada trở lại sau đại dịch Covid-19: Lễ hội Calgary Stampede 2021 cùng những cách phòng dịch
Trở lại hoạt động bình thường sau đợt dịch Covid-19, những ngày lễ hội Calgary Stampede 2021 là dấu mốc đánh dấu sinh hoạt bình thường ở đất nước lá thông này khi Ban tổ chức có những cách để ứng phó, đảm bảo an toàn với dịch Covid-19.
Thổ dân da đỏ giới thiệu vũ điệu truyền thống trong tiếng trống trầm hùng.
Tối qua, các trận đấu ở ngày khai cuộc giải ngoại hạng Anh đã trở lại sau hơn một mùa giải không có khán giả. Khắp các khán đài là âm thanh sôi động của người dân Anh. Còn tại Canada, lễ hội hơn 100 năm lịch sử Calgary Stampede đã trở lại sau một năm gián đoạn vì dịch Covid-19.
Dù đã qua đi những ngày lễ hội Calgary Stampede 2021 tưng bừng nhưng mỗi lần nhớ lại tôi còn mường tượng hình ảnh oai phong của đội kỵ binh hoàng gia trong bộ quân phục thời kỳ năm 1920 cùng với những chú ngựa tinh khôn phô diễn kỹ năng chiến đấu trên thao trường vô cùng độc đáo.
Đâu đây văng vẳng âm hưởng trống trầm hùng của thổ dân da đỏ Siksika, Piikani, Kainai, Tsuutina – những cư dân được xem có mặt sớm nhất ở Canada và được trải nghiệm một phần văn hóa của họ khi dạo quanh khu vực lều trại trang trí họa tiết lạ mắt, thưởng thức vũ điệu truyền thống, xem họ thể hiện biệt tài cưỡi ngựa không dùng yên như các chiến binh năm xưa.
Đặc biệt là cảm nhận sự háo hức của công chúng đón chào Calgary Stampede hoạt động trở lại sau khi sự kiện này bị hủy bỏ vào năm ngoái do dịch Covid-19 hoành hành, đó cũng là lần đầu tiên trong hơn 100 năm lịch sử Calgary Stampede không được tổ chức.
Calgary Stampede xứng danh là ” Cuộc biểu diễn ngoài trời của dân cao bồi lớn nhất trên trái đất” bởi trong suốt 10 ngày từ ngày 9-18.7 ngoài các show biểu diễn âm nhạc, nghệ thuật, thể thao được tổ chức dày đặt, liên tục.. và kết thúc bằng màn bắn pháo hoa hoành tráng vào nửa đêm, còn những hoạt động làm sống lại không khí vùng đồng cỏ miền tây hoang dã Calgary hơn trăm năm về trước đã được tham gia bởi những chàng trai cô gái chăn bò, tức là các cowboy và cowgirl chính hiệu.
Video đang HOT
Đội kỵ binh hoàng gia thời 1920 biểu diễn kỷ năng chiến đấu
Nữ cao bồi trong phần thi đua thùng (Barrel Racing)
Khác thời kỳ khai phá vùng hoang mạc phía tây và trái ngược hình ảnh những gã cao bồi ngạo nghễ, tự lực, đứng ngoài vòng pháp luật xuất hiện qua phim ảnh, người cao bồi ngày nay không đeo súng, không sống lang bạt mà phần lớn thời gian họ gắn bó với công việc chăn thả đàn gia súc trong phạm vi trang trại. Thật dễ nhận ra họ qua bộ trang phục mặc trên người và mọi thứ đều rất hữu ích tối đa: Nón rộng vành làm từ da bò để che mặt khỏi nắng gió gay gắt, cũng là biểu tượng của sự chăm chỉ, cần cù của người chăn bò, khăn quàng cổ sử dụng như khăn lau mặt hàng ngày hoặc băng bó nếu chẳng may bị thương, việc lựa chọn đôi giày boot cao gót theo truyền thống giúp họ tránh được rắn cắn, dễ dàng đạp lên bộ phận bàn đạp khi lên hoặc xuống lưng ngựa….
Còn nữa những lúc đi chăn dắt hay cưỡi ngựa qua vùng rậm rạp họ còn sử dụng thêm tấm Chaps làm từ da thật bao bọc vừa vặn bên ngoài quần Jeans như loại tạp dề bảo vệ chân và quần áo không bị trầy sướt, rồi áo ghi nê, thắt lưng da .. tất cả đã hình thành nên nét văn hóa cao bồi đặc trưng.
Tất nhiên không thể thiếu chú ngựa là bạn đồng hành, là trợ thủ đắt lực của dân chăn bò trong việc áp tải, dồn đuổi đàn gia súc. Không những thế nó còn kề vai sát cánh với chủ khắc chế lũ bò, ngựa bất kham …. Và chúng sẽ là một chiến binh xông pha giúp các kỵ sĩ tỏa sáng trong các cuộc đua thi Rodeo đầy nguy hiểm. Thiết nghĩ cuộc đời của người cao bồi giữa vùng hoang mạc sẽ tẻ nhạt và cô độc biết bao nếu không có chúng.
Ngày bế mạc tôi may mắn được tham dự cuộc thi chung kết Rodeo tầm cỡ hàng đầu thế giới giữa các đối thủ sừng sỏ nhất của 2 nước Mỹ và Canada để xác định nhà vô địch các bộ môn: cưỡi ngựa chứng (Saddle Bronc), cưỡi bò ngỗ ngược (Bull riding), đua ngựa vòng quanh các thùng phuy (Barrel Racing), cưỡi ngựa và nhảy khỏi lưng ngựa để vật bò (Steer Wrestling), cưỡi ngựa quăng dây thong lòng bắt bê (Tie -Down Roping) đồng thời nhận số tiền thưởng lên tới 50.000 CAD mỗi bộ môn kèm huy tượng bằng đồng chạm khắc tinh xảo.
Cưỡi bò hung dữ (Bull riding) một trong những môn thể thao nguy hiễm nhất thế giới.
Trong những ngày đắm mình trong không khí hội hè ở Calgary, tôi luôn suy nghĩ một điều: Liệu nhà tổ chức triển khai các kế hoạch phòng dịch như thế nào, khi mà dư luận tỏ vẻ lo ngại: sự kiện kéo dài và thu hút đông người sẽ tạo nguy cơ Covid bùng phát lây lan nhiễm bệnh giữa những người tham dự?
Thế nhưng tôi đã được anh Đỗ Thành một cư dân sống lâu năm lại Thành phố Calgary và là một fan hâm mộ môn thể thao Rodeo trấn an: “Tôi tin tưởng lễ hội diễn ra trong an toàn khi các quan chức đã áp dụng giải pháp cắt bớt nội dung hoạt động so với các kỳ lễ hội trước đây hầu mở rộng hành lang, lối đi cùng lúc giảm chổ ngồi trên khán đài, tạo thêm không gian cho khách duy trì khoảng cách thể chất, kiểm tra ngẫu nhiên về việc tiêm chủng… Mặt khác họ khuyến khích các hành vi đề phòng lây nhiễm như đeo khẩu trang cho dù các lệnh giới hạn y tế công cộng đã được ngài tỉnh Trưởng gỡ bỏ từ 1.7 và số lượng người trong tỉnh được chích vaccine đạt tới 70%.”.
Tác giả bên lều trại của dân tộc da đỏ trong lễ hội Calgary Stampede 2021.
Thêm nữa, lễ khai mạc sẽ được tổ chức trong khu tổ hợp thể thao Stampede ngay trung tâm thành phố nhưng theo hình thức không có khán giả và phát hình trực tiếp trên đài truyền hình chứ không diễu hành rầm rộ qua trung tâm thành phố cho khán giả đứng hai bên đường thưởng lãm như mọi năm …đây cũng là cách đề phòng lây nhiễm an toàn cho người dân.
"Vũ công Quỷ" mong cầu đại dịch kết thúc tại lễ hội ở Venezuela
Lễ hội diễn ra tại một thị trấn ở Venezuela có sự xuất hiện của các vũ công đặc biệt, đồng thời gửi gắm ước nguyện chấm dứt đại dịch COVID-19 của người dân.
Mới đây, một nhóm ái hữu nghi lễ tại Venezuela đã tổ chức lễ hội Corpus Christi hàng năm với màn trình diễn của các "Vũ công Quỷ" độc đáo. Sự kiện năm nay có phần đặc biệt hơn thường lệ, bởi đây là dịp mà các vũ công cũng như người dân địa phương gửi gắm ước nguyện cầu mong đại dịch COVID-19 sẽ sớm kết thúc, không chỉ ở đất nước của họ mà trên cả thế giới.
Kể từ thế kỷ 18, các nhóm thanh niên và nam giới trưởng thành ở các thị trấn dọc theo bờ biển miền Trung Venezuela đã hóa trang thành quỷ đeo mặt nạ, tổ chức nghi lễ hướng đến Chúa như một phần của việc tôn vinh chiến thắng mang tính biểu tượng của cái thiện trước cái ác. Theo Bộ văn hóa Venezuela, việc cử hành ngày lễ Công giáo La Mã này pha trộn giữa truyền thống bản địa, châu Phi và Tây Ban Nha.
Hoạt động lễ hội diễn ra tại Naiguata, một thị trấn nằm cách thủ đô Caracas 52 km về phía Đông Bắc. Lễ hội bắt đầu vào giữa sáng ngày thứ Năm và kết thúc sau 6h tối theo giờ địa phương. Người dân sẽ chơi trống tạo nhạc nền cho các vũ công hóa trang thành quỷ và nhảy múa. Trang phục ma quỷ này thường mang dáng dấp động vật như ngựa, chó hoặc mèo, đi kèm với chuông buộc ở eo của người biểu diễn.
Ông Henry Gonzalez, một người đã biểu diễn cùng nhóm trong 50 năm, chia sẻ: "Chúng tôi phải cầu xin sức mạnh của bảo vật linh thiêng nhất trong điện thờ để chấm dứt đại dịch trên toàn thế giới. Những gì chúng tôi đang phải trải qua thật tồi tệ. Chúng tôi cũng làm điều này để truyền thống không bị mai một theo thời gian".
Hình thức sinh hoạt văn hóa bằng cách nhảy múa dưới diện mạo quỷ này của người dân địa phương đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là một phần của Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2012.
Người đứng đầu hiệp hội của các "Vũ công Quỷ" tại Naiguata, Efren Yriarte, cho biết rằng các nhà chức trách đã cho phép lễ hội được diễn ra. Người biểu diễn đều mang khẩu trang đầy đủ bên dưới lớp mặt nạ trang trí. Buổi lễ ngoài trời cũng tôn trọng các biện pháp an toàn để ngăn ngừa nguy cơ phát tán mầm bệnh của đại dịch.
Ông Ervis Rodriguez, một thành viên hơn 20 năm của hội ái hữu bày tỏ: "Nhiều vũ công đang cầu nguyện rằng đại dịch sẽ sớm kết thúc, bởi đã có quá nhiều người phải bỏ mạng. Nhiều người thân và họ hàng của những người biểu diễn đã qua đời".
Theo dữ liệu chính thức của chính phủ Venezuela, quốc gia này đã ghi nhận hơn 238.000 trường hợp nhiễm COVID-19. Trong số đó, đã có 2.689 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho rằng con số thực tế có thể cao hơn nhiều.
Bình lặng, thân thương phố đêm Hà Nội những ngày giãn cách Những ngày tháng 8/2021, Thủ đô thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch COVID-19. Đường phố bớt đông hơn thường ngày và càng bình lặng gấp bội khi thành phố lên đèn. Từng góc phố, con đường vắng lặng, nhìn vừa quen lại vừa như lạ nhưng vẫn rất đỗi thân thương lúc màn đêm buông xuống, chỉ thỉnh thoảng...