Dự kiến sẽ có khoảng 21.000 căn nhà ở thương mại ra nhập thị trường Đà Nẵng trong 2 năm tới
UBND TP Đà Nẵng vừa ban hành kế hoạch số 6731/KH-UBND ngày 28-8-2018 về thực hiện chương trình phát triển nhà ở đến năm 2020.
Theo đó, trong thời gian tới TP Đà Nẵng sẽ không phát triển các dự án nhà ở tái định cư (TĐC) riêng biệt mà kết hợp giữa bồi thường đất ở, bồi thường bằng tiền để hộ giải tỏa tự lo chỗ ở trên đất của mình hoặc mua đất tại các dự án nhà ở thương mại. Trường hợp khó khăn được bố trí thuê hoặc mua nhà ở xã hội.
Đối với những dự án đầu tư phát triển đô thị, UBND TP Đà Nẵng giao UBND các quận, huyện hướng dẫn chủ đầu tư dự án thực hiện việc bồi thường và hỗ trợ, bố trí TĐC. UBND TP Đà Nẵng cũng không phát triển dự án nhà ở công vụ mà thực hiện bố trí nhà ở công vụ theo hình thức thuê hoặc mua lại nhà ở thương mại hoặc bố trí nhà ở xã hội.
Chương trình phát triển nhà ở xã hội của thành phố đến năm 2020 cũng xác định gắn phát triển nhà ở thương mại đối với từng khu vực dân cư cụ thể. Các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị mới phải phù hợp với quy hoạch chung và bảo đảm hạ tầng kỹ thuật.
Hiện thành phố có chủ trương xem xét phê duyệt đầu tư thêm các dự án nhà ở thương mại tại các khu đô thị cũ khu vực trung tâm thành phố ở các phường Vĩnh Trung, Thạc Gián, Tân Chính, Chính Gián, Hòa Khê (quận Thanh Khê); Hải Châu 1, Hải Châu 2, Thạch Thang, Thanh Bình, Thuận Phước, Nam Dương, Phước Ninh, Bình Hiên, Bình Thuận, Hòa Thuận Đông, Hòa Thuận Tây, Hòa Cường Nam, Hòa Cường Bắc (quận Hải Châu) và phường Khuê Trung (quận Cẩm Lệ).
Video đang HOT
Theo kế hoạch đến năm 2020, Đà Nẵng đang có chủ trương thực hiện 22 dự án nhà ở thương mại với hơn 21.200 căn hộ.
Nguyên Minh
Theo Nhịp sống kinh tế
HoREA: TP.HCM có thể làm được 10.000 căn nhà giá bán 200 triệu đồng/căn
Hiệp hội bất động sản TP.HCM vừa có Công văn hoả tốc số 110/CV-HoREA về đề xuất cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp phù hợp với điều kiện thực tiễn của TP.HCM.
TP.HCM có thể làm được 10.000 căn nhà giá bán 200 triệu đồng/căn
Theo đó, HoREA dẫn chứng kinh nghiệm và bài học rút ra từ mô hình phát triển khu nhà ở an sinh xã hội với căn hộ diện tích 30m2, giá bán từ 100 - 200 triệu đồng/căn của tỉnh Bình Dương. "Thành phố Hồ Chí Minh vẫn có thể làm được căn hộ nhà ở xã hội 30m2 (gồm 20m2 sàn và 10m2 gác lửng), có giá bán khoảng trên dưới 200 triệu đồng/căn tại một số khu vực có điều kiện tương đồng như tỉnh Bình Dương, đã có sẵn hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội", văn bản của HoREA nhấn mạnh.
Theo HoREA, quỹ đất phù hợp phát triển loại hình nhà ở xã hội như tại Khu chế xuất Linh Trung I,II,III (326 ha), Khu công nghệ cao (913 ha, nhất là trong quy hoạch phát triển giai đoạn 2), Công viên phần mềm Quang Trung (43 ha), Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (647 ha; trong đó có khoảng 2/3 diện tích thuộc Bình Dương).
Riêng Khu đô thị công nghiệp cảng biển Hiệp Phước (3.600 ha) có điều kiện thuận lợi về quỹ đất nhưng do nền đất yếu, lại chưa phát triển đầy đủ hệ thống hạ tầng, dịch vụ nên chi phí đầu tư loại nhà này sẽ cao hơn; Khu chế xuất Tân Thuận (320 ha) cũng đã điều chỉnh quy hoạch và đã giao cho Công ty Sadeco và các doanh nghiệp FDI phát triển dự án nhà ở xã hội phục vụ công nhân, lao động của khu chế xuất và của doanh nghiệp FDI.
"Với quỹ đất nêu trên, thành phố Hồ Chí Minh có thể làm được khoảng 10.000 căn hộ nhà ở xã hội 30m2 có giá bán khoảng trên dưới 200 triệu đồng/căn", HoREA nhận định.
Tuy nhiên, theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA thành phố có quy mô dân số đã lên đến gần 13 triệu người. Trong đó, gần 3 triệu người nhập cư. Dự báo nhu cầu nhà ở vừa túi tiền, nhà ở thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội, nhà ở cho thuê giá rẻ trên địa bàn thành phố trong 10 năm tới có thể lên đến khoảng 1 triệu căn nhưng sẽ chỉ có khoảng 10.000 người mua được loại nhà này chiếm khoảng 1% người có nhu cầu.
Như vậy, đa số công nhân, lao động, người thu nhập thấp và người nhập cư sẽ không còn loại nhà này để mua, trong lúc đó các khu công nghiệp, khu công nghệ cao lại cần phát triển nhiều căn hộ nhà ở xã hội cho thuê có diện tích từ 25 - 50m2/căn. Với đặc thù của thành phố, Hiệp hội đề nghị tập trung phát triển chủ yếu là loại căn hộ nhà ở xã hội 1-2 phòng ngủ, diện tích khoảng 25-77m2, có giá bán khoảng 250-700 triệu đồng/căn.
Đề xuất TP HCM dùng đất công xây nhà ở xã hội
Để thúc đẩy việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ, căn hộ cho thuê giá rẻ tại thành phố Hồ Chí Minh, HoREA đã đề xuất cần tạo quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội, trước hết là sử dụng hợp lý và hiệu quả quỹ đất công, quỹ đất 20% trong các dự án nhà thương mại có quy mô từ 10 ha trở lên.
HoREA đề xuất trước hết là sử dụng hợp lý và hiệu quả quỹ đất công của thành phố như đất nông trường (khoảng 6.000 ha); đất đang làm nhà xưởng sản xuất ô nhiễm tại các quận, huyện thuộc diện phải di dời vào các khu công nghiệp; đất công được tạo lập trong quá trình quy hoạch các khu đô thị vệ tinh, các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất...
Cũng theo đề xuất của HoREA, Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách về tín dụng liên quan đến NOXH, nguồn vốn hỗ trợ cho Ngân hàng Chính sách xã hội, mô hình Ngân hàng tiết kiệm nhà ở. Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo, đôn đốc các ngân hàng thương mại được chỉ định cho vay ưu đãi nhà ở xã hội theo Nghị định 100 của Chính phủ; khẩn trương lập kế hoạch cụ thể vốn cấp bù lãi suất từ ngân sách nhà nước gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trình Chính phủ.
Hiệp hội đề nghị thành phố làm việc với các tỉnh thuộc vùng đô thị TPHCM để phối hợp phát triển các huyện giáp ranh như Đức Hòa, Cần Giuộc, Bến Lức (tỉnh Long An), Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên (tỉnh Bình Dương), Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai)... và chuyển các ngành sản xuất thâm dụng lao động (dệt may, da giày) về các tỉnh để cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại dân cư. Các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động phải có trách nhiệm đầu tư các khu nhà lưu trú cho công nhân, lao động.
Đối với Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hiệp hội đề nghị bổ sung "danh mục chi thực hiện chính sách NOXH" vào danh mục được ưu tiên sử dụng vốn ngân sách đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020; bổ sung vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội 3.000 tỷ đồng để thực hiện cho giai đoạn đến năm 2020. Chính phủ cần cấp cho các tổ chức tín dụng 3.431 tỷ đồng để bù lãi suất cho vay trong năm 2018.
Lan Nhi
Theo Trí thức trẻ
Khốn khổ vì quy hoạch treo Báo cáo tổng hợp kiến nghị cử tri dày cả trăm trang tại kỳ họp thứ 9 HĐND TPHCM đang diễn ra (từ 10 - 12.7) cho thấy thực trạng nhức nhối: Người dân đã quá khổ sở vì quy hoạch treo. Dự án trung ương, địa phương treo khắp mọi quận huyện khiến dân "treo niêu". Ngành chức năng TPHCM cũng cứ...