Dự kiến mở rộng gấp 5 lần, hàng loạt đại gia địa ốc đổ bộ vào thành phố này
TP Huế đang đón nhận làn sóng đầu tư mới vào các dự án bất động sản. Và nay việc dự kiến mở rộng thành phố này gấp 5 lần hiện tại sẽ thúc lĩnh vực xây dựng hạ tầng, BĐS nơi đây phát triển bùng nổ.
TP Huế mở rộng phát triển đô thị gấp 5 lần
Quy hoạch chung TP Huế đến 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế thông qua. Theo đó, định hướng phát triển của TP Huế là sẽ mở rộng đô thị lên gấp 5 lần hiện tại bởi trung tâm thành phố này đang quá tải.
Theo chính quyền địa phương, hiện tại TP Huế có quy mô đô thị nhỏ, mật độ dân số gia tăng nhanh, hiện vào khoảng trên 5.000 người/km2 trong khi quy định là 2.000 người/km2. Dẫn đến hạ tầng xã hội khu trung tâm đang quá tải, hạ tầng kỹ thuật thì không đáp ứng được sự phát triển đô thị.
Do đó, cần xem xét đến việc mở rộng thành phố. Theo Đề án quy hoạch này, TP Huế sẽ mở rộng phạm vi từ 70,76 km2 lên 348,54km2. Phạm vi gồm thành phố hiện hữu và các thị xã Hương Thủy, Hương Trà, một phần huyện Phú Vang, với định hướng trở thành đô thị di sản trực thuộc Trung ương, thân thiện với môi trường và là trung tâm văn hóa- du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ của cả nước.
TP Huế dự kiến sẽ mở rộng gấp 5 lần gồm Hương Trà, Hương Thủy và một phần Phú Vang
Video đang HOT
Với sự phát triển đô thị nhanh, TP Huế cũng giống như nhiều TP lớn khác trên cả nước đang thu hút sự đầu tư mạnh mẽ của các “ông lớn” BĐS. Nhiều tên tuổi lớn đã không quên đổ bộ vào Huế. Từ 2016, nhiều tập đoàn lớn như Bitexco, VinGroup, BRG…đã không quên rót hàng nghìn tỷ đồng vào lĩnh vực BĐS nơi đây. Có thể kể tới như dự án khu nghỉ dưỡng Mỹ An Huế 544,8 tỷ của Bitexco, Vineco Thừa Thiên Huế, Vincom Tứ Hạ của VinGroup, dự án Khu nghỉ dưỡng Vinh Thanh và Vinh Xuân 2.000 tỷ của BRG…
Đáng chú ý vào cuối năm ngoái, tập đoàn FLC cũng đã đề xuất với tỉnh Thừa Thiên Huế đầu tư 7 dự án lớn tại địa phương này. Trong đó, được nghiên cứu đầu tư 4 dự án ở TP Huế, huyện Phu Vang va Phong Điên. Các dự án mà FLC đề xuất gồm: dự án 7ha tại Hùng Vương, Dự án Tổ hợp thương mại, dịch vụ, vui chơi giải trí tại Khu A – Đô thị mới An Vân Dương; Dư an Khu đô thị du lịch sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp với sân golf ơ huyện Phong Điên vơi quy mô trên 700ha. Va ơ huyện Phu Vang la Dự án Khu quần thể du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp FLC Huế tại xã Vinh Xuân.
Làn sóng đầu tư mới
Có thể nói, sau những động thái của các “ông lớn” địa ốc, tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và TP Huế nói riêng đang chứng kiến một làn sóng đầu tư mới. Theo báo cáo của địa phương, chỉ trong quý I/2019, tổng vốn đầu tư của các dự án được cấp chủ trương đầu tư đã vượt chỉ tiêu được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đặt ra cho cả năm 2019.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong quý 1 địa phương này đã cấp chứng nhận đầu tư cho hàng loạt dự án BĐS lớn như: Khu du lịch sinh biển Hải Dương của Công ty cổ phần Đầu tư TDH biển Hải Dương Huế, tổng vốn đầu tư 2.107 tỷ đồng; Khách sạn, dịch vụ du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng và khu vui chơi giải trí tổng hợp của Công ty cổ phần Vui chơi giải trí tổng hợp Tam Giang (4.168 tỷ đồng); Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motors Huế của Công ty cổ phần Kim Long Motors Huế (3.330 tỷ đồng); Khu du lịch nghỉ dưỡng phát triển thể chất kết hợp vui chơi, thể thao Lộc Bình của Công ty TNHH Văn Phú Resort – Lộc Bình (3.066 tỷ đồng)…
Nhiều doanh nghiệp lớn cũng đang nghiên cứu, đề xuất đầu tư các dự án quy mô lớn như Tập đoàn Việt Hưng nghiên cứu Dự án Quần thể sân golf và làng du lịch sinh thái phong cảnh Việt Nam tại phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy với quy mô khoảng 567 ha. Ngoài ra, Tập đoàn Sovico đề xuất nghiên cứu 2 dự án là Khu du lịch và nghỉ dưỡng Lập An – Lăng Cô và Khu đô thị tại Khu E – Đô thị mới An Vân Dương…
Mới đây, một tập đoàn đến từ Tây Ban Nha cũng vừa khởi đông xây dựng dự án Hue Amusement and Beach Park. Đây là dự án có quy mô lớn chừng 50ha tại thôn 3 xã Vinh An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế, gồm các khu biệt thự nghỉ dưỡng, khách sạn 4-5 sao quy mô 1.000 phòng, du lịch…tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng.
Với sự đổ bộ của nhiều doanh nghiệp BĐS lớn, cùng với đó là quy hoạch mở rộng TP Huế, phát triển hạ tầng…thị trường BĐS nơi đây đang được kỳ vọng sẽ bùng nổ trong những năm tới.
Bình An
Theo Nhịp sống kinh tế
Đất nền giá rẻ miền trung có phải là "miếng bánh ngon" cho nhà đầu tư cuối năm?
Càng về thời điểm cuối năm, một số khu vực đất nền miền trung khu vực giá còn rẻ như Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị.... tiếp tục sốt nóng. Nhà đầu tư lớn từ các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội đang đổ dồn về.
Từ đầu năm 2019 đến nay, thị trường BĐS Thanh Hóa đang chứng kiến sự sôi động mạnh mẽ, đặc biệt là phân khúc đất nền. Nguyên nhân của chủ yếu của tình trạng này là do sóng đầu tư hạ tầng, mở rộng quy hoạch cũng như sự bùng nổ của ngành du lịch tại Sầm Sơn và Thanh Hóa.
Bên cạnh đó, một yếu tố hết sức quan trọng là thị trường đang có sự tham gia của nhiều ông lớn bất động sản như: Vingroup, Eurowindow, Tập đoàn FLC, Sungroup,... khiến giao dịch tiếp tục giữ nhịp sôi động. Tận dụng cơ hội này, các chủ đầu tư địa phương cũng có động thái ra mắt nhiều dự án quy mô.
Có thể kể đến như dự án Khu dân cư Quảng Phú - Sunrise Residence của Tổng Công ty tài chính Hà Thành - CTCP. Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 7km, hiện giá đất tại khu dân cư Quảng Phú vẫn khá mềm khi chỉ khoảng 8-9 triệu đồng/m2, mức giá này đã tăng khoảng 20% so với hồi đầu năm 2019. Được biết, dự án này pháp lý đã hoàn thiện, hiện dự án đang khẩn trương xây dựng hạ tầng.
Ngoài Sunrise Residence hiện nay nhiều dự án của các chủ đầu tư lớn cũng tập trung dọc hai trục đại lộ Nam Sông Mã và quốc lộ 47, giá bán cũng chỉ giao động ở mức 8-10 triệu đồng/m2. Như vậy, với 250 triệu đồng khoảng 30% giá trị lô đất là khách hàng có thể sở hữu một nền đất tại dự án này với diện tích 100m2.
Theo dự báo của nhiều chuyên gia, từ nay đến cuối năm giá đất Thanh Hóa sẽ tiếp tục những chu kỳ tăng giá nhờ những chính sách thu hút đầu tư, du lịch và dịch vụ và sẽ có thêm nhiều khu vực được hưởng lợi tăng giá đất nền khi các ông lớn đồng loạt triển khai dự án. Đây là nguyên nhân khiến, càng gần về cuối năm, làn sóng nhà đầu tư đổ về Thanh Hóa ngày càng nhiều.
Nhận định về dư địa tăng giá của Thanh Hóa, anh Nguyễn Văn Vượng - Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc chi nhánh Thị trường Thanh Hoá Công ty cổ phần bất động sản Saco chia sẻ: "Sự phát triển của kinh tế - xã hội đã kéo theo sự tăng giá nhanh của thị trường đất nền tỉnh này, tuy nhiên không "sốt nóng" như một số tỉnh khác. Kết hợp với việc hàng loạt dự án do các tập đoàn lớn đã và đang chuẩn bị khởi công xây dựng trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới sẽ gián tiếp tác động đến giá của bất động sản trong tỉnh đặc biệt là các khu vực ven Thành phố Thanh Hoá, việc giá bất động sản ở các khu đô thị mới sốt nóng trong tương lai gần là điều gần như đã được báo trước".
Cùng với Thanh Hóa, theo quan sát nhiều vùng đất dọc miền Trung với tiềm năng du lịch lớn nhưng chưa được khai phá cũng đang là những khu vực hút mạnh nhà đầu tư đổ về. Có thể kể đến như Cửa Lò - Nghệ An, Đồng Hới - Quảng Bình, Quảng Trị...Tai những khu vực này, giá đất tăng chưa từng có, có những khu vực giá tăng gấp đôi chỉ trong vòng 6 tháng.
Tại Nghệ An, từ năm 2018 trở lại đây, đất nền ở các vùng như: Quán Bàu, Đông Vĩnh, Hưng Đông, khu vực Vinh Tân đường Lê Mao kéo dài; trục đường 72m Vinh - Cửa Lò (Nghi Đức, Nghi Ân, Nghi Phong) và vùng Cửa Lò, Cửa Hội có dấu hiệu "nóng" lên với mức giá tăng 150-200%. Cụ thể như vùng Cửa Lò, cách đây 2 năm, mức giá khoảng 15-20 triệu đồng/m2 (vùng kề sát biển), 10-13 triệu đồng/m2 (đất lối 2) nay đều tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba. Hay như ở Quán Bàu, trước đây giá đất nền chỉ có mức 6-6,5 triệu đồng/m2 thì nay tăng lên 12-13 triệu đồng/m2 thậm chí có nơi tăng lên 17-18 triệu đồng/m3.
Tại Quảng Bình, khu vực quanh trung tâm TP. Đồng Hới, giá đất đã vượt ngưỡng 20 triệu đồng/m2, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2018. Quanh khu vực xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, giá đất đã tăng khoảng gấp 5 lần, từ 2 - 4 triệu đồng/m2 đầu năm 2018, lên 10 - 15 triệu đồng/m2 và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi hàng loạt dự án bất động sản nghỉ dưỡng được cấp chủ trương đầu tư tại đây. Đặc biệt, khu vực phía Bắc Đồng Hới (khu quy hoạch mở rộng TP. Đồng Hới về hướng Bắc và khu quy hoạch mở rộng phía Nam thị xã Hoàn Lão trong tương lai), giá đất đã tăng từ 7 triệu đồng/m2 năm 2018, lên mức 11 - 12 triệu đồng/m2.
Còn ở Quảng Trị, giá đất tại khu vực tây nam thuộc TP Đông Hà (Quảng Trị) từ đầu năm 2019 đến nay bỗng nhiên có dấu hiệu mạnh. Khu vực này là khu mới mở rộng của đô thị TP Đông Hà. Giá đất thời điểm bán đấu giá tại khu vực này hơn 2 năm trước vào khoảng 500-600 triệu đồng/nền. Tuy nhiên, thời gian gần đây giá đất tại đây đã nhảy lên mức từ 800-900 triệu đồng/nền.
Có thể thấy, cơn sốt đất nền đã lan tới những tỉnh ven biển nghèo nhất cả nước. Theo lý giải của giới chuyên gia đây là điều tất yếu. Tại hầu hết những thị trường lớn như Nha Trang, Đà Nẵng, Quảng Ninh...hiện giá BĐS đã bị đẩy lên cao sau một thời gian phát triển nóng, dư địa tăng giá không còn. Hiện nay, nhiều vùng đất mới với tiềm năng du lịch lớn nhưng giá đất đang còn ở mức thấp, dư địa tăng giá còn mạnh đang có sức hấp dẫn cực lớn đối với nhà đầu tư.
Mặc dù vô cùng tiềm năng nhưng các chuyên gia cũng cảnh báo nhà đầu tư cần tỉnh táo trong cơn sốt, nên chọn những dự án pháp lý rõ ràng, đã triển khai hạ tầng đầy đủ, tránh mua phải đất nông nghiệp, đất dịch vụ chưa chuyển đổi hoặc những dự án đất nền chưa rõ pháp lý.
Lan Nhi
Theo Trí thức trẻ
Newstarland - Đơn vị phân phối độc quyền dự án Shop villas Apromaco Shop villas Apromaco ra mắt, khiến thị trường đất nền khu vực phía Nam Thủ đô trở nên sôi động, số lượng khách hàng quan tâm và số lượng giao dịch thành công đang được đánh giá là những con số rất tích cực. Shop villas Apromaco - Điểm sáng của bất động sản đất nền phía Nam thủ đô Nằm trong vị...