Dù không mấy khi ra mặt nhưng những nữ đại gia miền Tây này luôn gây choáng vì giàu có, chỉ cần nhắc tên là đủ khiến ai cũng tò mò
Dù không mấy khi xuất hiện trước truyền thông nhưng những người phụ nữ này lại sở hữu khối tài sản cực đáng ngưỡng mộ.
Bà Lê Thị Giàu là người phụ nữ giàu có nức tiếng với vai trò Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Bình Tây đồng thời dảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia TP.HCM.
Vào những ngày gần đây, bà Lê Thị Giàu bất ngờ gây xôn xao khi liên quan đến một vụ kiện tụng với số tiền yêu cầu bồi thường lên tới 1.000 tỷ đồng. Và không biết vì nguyên do gì mà công ty của bà Giàu lại nhận hàng loạt phản ứng từ dân mạng bằng cách vote trên Google.
Doanh nghiệp của bà Giàu được thành lập vào năm 1963, có nhà máy tại Tp.HCM và Đồng Nai. Thời đầu, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty là thực phẩm với những dòng sản phẩm chay ăn liền, mì ăn liền, phở ăn liền và những sản phẩm chủ yếu sản xuất từ gạo như bánh tráng, bún tươi, bún gạo, mì ăn liền, gia vị, nước tương, bánh hỏi,…
Trong đó, sản phẩm mì 2 tôm, mì chay Lá Bồ Đề, bún gạo Nàng Hương là những sản phẩm nổi tiếng xuất hiện nhiều trong đời sống của người dân miền Nam, miền Tây. Hiện tại, doanh nghiệp của bà Giàu có đến hơn 100 đại lý phân phối và siêu thị trên toàn quốc với doanh thu cực kỳ lớn.
Ngoài ra, năm 2020, khi thị trường khẩu trang đang khan hiếm, Công ty Bình Tây đã cho ra mắt sản phẩm khẩu trang kháng khuẩn do chính công ty sản xuất. Với nhiều người mà nói, bà Lê Thị Giàu được coi là “bà đầm thép” vì sự bản lĩnh đáng ngưỡng mộ trong kinh doanh.
Thời gian gần đây, nữ doanh nhân Lê Thị Giàu thường xuyên đồng hành cùng nhiều hoạt động thiện nguyện như nhận bảo trợ cho con nữ công nhân tử vong do Covid-19, phát động phong trào thiện nguyện cùng Bình Tây mùa Vu Lan… Bà cũng thường xuyên thực hiện các chương trình từ thiện cho trẻ em và người nghèo, tham gia nhiều hoạt động của Phật giáo.
Đại gia Lý Linh
Bà Lý Thị Thùy Linh (SN 1970 ở Bạc Liêu) là chủ của hàng loạt công ty chế biến thủy sản được biết đến là nữ đại gia có tài kinh doanh giỏi, chuyên làm từ thiện giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn. Bà Linh và ông Lê Thanh Bạch (SN 1960) là cặp vợ chồng giàu có từng gây xôn xao dư luận khi tổ chức đám cưới “siêu khủng” cho con trai cả.
Nữ đại gia Lý Linh và chồng.
Video đang HOT
Bà Linh cũng là đại gia thủy sản.
Đám cưới tổ chức vào năm 2015 có chi phí 600 triệu đồng để dựng rạp cưới, tọa lạc trên phần đất rộng 3.000m2 với số nhân công lên đến 20 người thực hiện trong vòng 1 tháng. Rạp cưới được trang hoàng hoàn toàn bằng hoa tươi và hoa vải nhập khẩu.
Lúc bấy giờ, dư luận choáng váng hơn khi biết vợ chồng nữ đại gia mừng cưới cho con trai một căn hộ trị giá 700.000 USD và 30 tỷ đồng tiền mặt (tổng giá trị lên đến 45 tỷ đồng). Đặc biệt số tiền mừng cưới sẽ được gia đình trích một phần đi làm từ thiện ở các nhà trẻ mồ côi, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Bạc Liêu, nơi nuôi dưỡng người già neo đơn, làng mù ở Vĩnh Châu (Sóc Trăng)…
Rạp cưới trong hôn lễ con trai đại gia Lý Linh.
Giàu có là vậy nhưng vợ chồng nữ đại gia Lý Linh lại có cách dạy con cực nghiêm khắc. Con trai lớn của bà khi đi du học ở Úc chỉ được mẹ cho tiền đóng học phí và chỗ ở, còn lại các khoản sinh hoạt phí, cậu con trai đều phải tự mình xoay xở. Vì thế vị thiếu gia này đã làm đủ nghề để có tiền trang trải việc học, từ phục vụ quán ăn đến khuân vác đồ…
Sau đó, vợ chồng bà Lý Linh sang Úc mới mua hẳn một nhà hàng để cho con trai kinh doanh với giá 750.000 USD thì bạn bè của cậu mới biết cậu là xuất thân giàu có.
Ngoài nổi tiếng là giàu có, vợ chồng đại gia Lý Linh còn là những người có tấm lòng nhân hậu khi thường xuyên giúp đỡ người khó khăn, đặc biệt là các công nhân của mình. Mới đây, khi miền Trung bão lũ, bà Lý Linh cùng gia đình đã hướng về đồng bào gặp nạn bằng cách tổ chức đi từ thiện.
Vợ chồng bà Lý Linh rất thường xuyên đi làm từ thiện.
Doanh nhân Mai Kiều Liên
Bà Mai Kiều Liên, sinh năm 1953, quê gốc Cần Thơ nhưng sinh ra tại Pháp và được coi là một hiện tượng trong giới nữ doanh nhân khi trở thành “nữ tướng” của ngành sữa Việt. Bà Kiều Liên đã lãnh đạo và điều hành để doanh thu của Vinamilk đạt trên 1 tỷ USD, luôn là Doanh nghiệp được đánh giá hàng đầu tại Việt Nam cũng như tại Châu Á.
Vào ngày 15/1/2014, tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư cùng thương hiệu Royal Salute đã tổ chức buổi lễ “Vinh danh 50 nhà lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam năm 2013″. Vị trí số 1 trong số 50 doanh nhân xuất sắc trên đã thuộc về bà Mai Kiều Liên.
Nữ doanh nhân Mai Kiều Liên.
Vào tháng 3/2013, bà Kiều Liên tự hào cùng bà Phạm Thị Việt Nga nằm trong danh sách 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á do tạp chí Forbes bình chọn. Trong bảng xếp hạng này, bà Kiều Liên giữ ở vị trí 25 trong tổng số 50 nữ doanh nhân mà tạp chí này đề cử. Với danh hiệu uy tín này, bà Liên đã đứng ở vị trí 46 trong số 200 doanh nhân giàu nhất sàn chứng khoán Việt 2013.
Năm 2012, bà Kiều Liên cũng vinh dự là nữ doanh nhân đầu tiên của Việt Nam nhận danh hiệu “Lãnh đạo xuất sắc của châu Á trong lĩnh vực Quan hệ với nhà đầu tư” và “Lãnh đạo doanh nghiệp xuất sắc nhất khu vực châu Á trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp” do tạp chí Quản trị Doanh nghiệp châu Á – trụ sở tại Hong Kong trao tặng
Nữ doanh nhân Lê Thị Giàu là ai?
Nữ doanh nhân Lê Thị Giàu - người đàn bà chèo lái con thuyền Bình Tây Food vượt qua giai đoạn khó khăn của dịch bệnh COVID-19.
Trong giới doanh nghiệp, doanh nhân trong nước, sự xuất hiện của những bóng hồng là điều vô cùng hiếm hoi. Thế nhưng trong thời gian qua, đặc biệt là trong giai đoạn mà nhiều doanh nghiệp gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh thì một doanh nghiệp vẫn đứng vững thậm chí phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn đầy khó khăn đó, chính là Công ty CP Thực phẩm Bình Tây.
Thế nhưng để doanh nghiệp này vượt qua được những khó khăn trong thời kì dịch bệnh, không thể không nhắc đến người đứng sau đó chính là nữ doanh nhân Lê Thị Giàu - người đàn bà chèo lái con thuyền Bình Tây Food vượt qua giai đoạn khó khăn của dịch bệnh COVID-19.
Theo thông tin trên Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp cho biết, bà Lê Thị Giàu (SN 1959) được biết đến là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Bình Tây. Doanh nghiệp này được thành lập vào năm 1963, có nhà máy tại Tp.HCM và Đồng Nai.
Doanh nhân Lê Thị Giàu.
Thời gian đầu, doanh nghiệp này chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm, cụ thể là những sản phẩm liên quan đến thực phẩm chay ăn liền như mì ăn liền, phở ăn liền và những sản phẩm chủ yếu sản xuất từ gạo như bánh tráng, bún tươi, bún gạo, mì ăn liền, gia vị, nước tương, bánh hỏi,...
Trong đó, một vài sản phẩm được đánh giá là làm nên tên tuổi cho doanh nghiệp này như Mì Bình Tây 2 tôm, Mì Tôm chua cay, Mì Hai Cua... đặc biết mì chay Lá Bồ Đề, dầu Nhị thiên đường là những sản phẩm chay nổi tiếng, có thương hiệu.
Tại thị trường miền Nam, các sản phẩm chay do doanh nghiệp này sản xuất như mì chay Lá Bồ Đề được ưa chuộng, xuất hiện nhiều trong lễ Vu Lan và lễ cúng dường tại các chùa. Còn tại miền Bắc, mì lẩu nấm của Công ty CP Thực phẩm Bình Tây cũng khá phổ biến.
Với hơn 100 đại lý phân phối và siêu thị trên toàn quốc, các sản phẩm của doanh nghiệp này có mặt khắp các kệ hàng. Đặc biệt tại thị trường miền Nam, các sản phẩm của doanh nghiệp tiêu thụ rất lớn.
Một vài sản phẩm của Công ty CP Bình Tây
Chưa dừng lại ở đó, những sản phẩm của doanh nghiệp này còn được xuất khẩu đến nhiều khu vực, quốc gia khác trên thế giới như Mỹ, Canada, Pháp, Hà Lan,...
Trên website chính thức, doanh nghiệp này cho biết sở hữu năng lực xuất khẩu 200 container/tháng.
Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 xuất hiện tại nước ta, thời điểm này thị trường khẩu trang khá khan hiếm, doanh nghiệp này bất ngờ chuyển hướng sang sản xuất khẩu trang. Cụ thể, năm 2020, doanh nghiệp này đã cho ra mắt sản phẩm khẩu trang kháng khuẩn do chính công ty sản xuất, cung cấp một phần cho thị trường khẩu trang thời điểm đó.
Doanh nhân Lê Thị Giàu đeo khẩu trang do DN mình sản xuất.
Tuy nhiên, vào thời điểm những năm 2018, nữ doanh nhân này cũng vướng phải lùm xùm liên quan đến lừa đảo đất đai.
Cụ thể, tháng 6/2018, báo Thanh Niên có đưa tin về việc gần 60 doanh nghiệp đang hoạt động tại cụm công nghiệp Phước Tân gửi đơn kêu cứu đến chính quyền Đồng Nai vì đã bỏ vốn đầu tư trên 1.000 tỷ đồng, xây dựng trên 150.000m2 diện tích nhà xưởng để sản xuất, với tổng số công nhân trên 2.000 người, nhưng đứng trước nguy cơ bị "xóa sổ".
Theo đó, Công ty Việt Bản Minh, nơi bà Lê Thị Giàu là cổ đông lớn nhất, góp 40% vốn điều lệ là chủ đầu tư CCN Phước Tân.
Đến tháng 10/2020, lực lượng chức năng phường Phước Tân, TP Biên Hòa vừa cưỡng chế, tháo dỡ công trình xây dựng trái phép tại cụm công nghiệp Phước Tân vì cơ sở hạ tầng tại đây không đủ tiêu chuẩn xây dựng cụm công nghiệp tự quản, nhưng bà Lê Thị Giàu lại tuyên bố là được phép xây dựng.
Cụm công nghiệp Phước Tân.
Sau đó, bà Giàu đã tiến hành phân lô bán nền cho doanh nghiệp để họ xây dựng. Nhiều doanh nghiệp tin tưởng đã bỏ số tiền lớn mua và hậu quả là bị rơi xuống bờ vực.
Đáng nói, thời gian sau đó, bà Giàu lại về TP HCM và không xuất hiện tại KCN do chính bà làm chủ.
Ngoài ra, trước đó một thời gian, bà Giàu cũng từng liên quan đến nhiều vụ lùm xùm về tiền bạc.
Thời điểm hiện tại, ngoài là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Bình Tây bà còn đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia TP.HCM.
Thời gian gần đây, nữ doanh nhân Lê Thị Giàu thường xuyên đồng hành cùng nhiều hoạt động thiện nguyện như nhận bảo trợ cho con nữ công nhân tử vong do Covid-19, phát động phong trào thiện nguyện cùng Bình Tây mùa Vu Lan... Bà cũng thường xuyên thực hiện các chương trình từ thiện cho trẻ em và người nghèo, tham gia nhiều hoạt động của Phật giáo.
(Tổng hợp)
Công ty của bà Lê Thị Giàu sở hữu một loại mì gói lâu đời nhất Việt Nam, nhưng nó có gì đặc biệt mà lại "thống trị" lâu đến thế!? Thế hệ 7x, 8x có lẽ sẽ không còn xa lạ với các sản phẩm của công ty này, và ở thời điểm hiện tại các sản phẩm này vẫn trở thành một trong những sản phẩm ăn liền quen thuộc tại thị trường Việt Nam. Công ty Cổ phần Thực phẩm Bình Tây bất ngờ nhận được sự quan tâm của dân...