Dù không kết nối Internet, máy tính vẫn có thể bị hack bằng cách… thay đổi độ sáng màn hình
Trong một bài nghiên cứu mới được công bố thì các nhà khoa học tại Đại học Ben Gurion (Israel) đã chứng minh được cách trích xuất dữ liệu từ các PC “ air-gapped” thông qua việc thay đổi độ sáng màn hình mà mắt người không tài nào nhận biết được.
Hệ thống “air-gapped” là các máy tính không kết nối với Internet hoặc các thiết bị khác, và nhiều tổ chức sử dụng hệ thống này để lưu trữ các dữ liệu quan trọng. Chính vì thế, đây là một miếng mồi béo bở cho những kẻ gian.
“Chiến thuật” của họ là sẽ sử dụng malware để thu thập thông tin từ máy nạn nhân, sau đó mã hóa nó theo hệ nhị phân (binary) rồi chuyển dữ liệu đó đi bằng cách thay đổi độ sáng màn hình. Và kẻ gian chỉ việc theo dõi màn hình thay đổi độ sáng như thế nào là có thể lấy được dữ liệu mà họ muốn.
Người dùng sẽ không thể phát hiện ra được bởi vì những thay đổi đó là rất nhỏ (nhỏ đến mức độ bóng đèn RGB trong một pixel), và nó thay đổi nhanh đến mức có thể ngang bằng tần số quét màn hình.
Tuy nhiên thì cách này vẫn gặp phải nhiều khó khăn như làm cách nào để lây nhiễm cho các máy tính không kết nối với Internet, hoặc làm sao để kẻ gian có thể thiết lập được hệ thống phát hiện những thay đổi đó trên màn hình màn không bị phát hiện?
Video đang HOT
Theo Gearvn
Không chỉ lây bệnh cho người, có một loại "virus corona" khác còn đang lây lan qua internet
Khai thác mối quan tâm của người dùng về dịch bệnh corona đang bùng phát, các hacker đang phát tán virus máy tính thông qua các file mã độc với tên gọi có liên quan đến dịch bệnh này.
Trong khi việc bùng phát và lây lan dịch viêm phổi do virus corona gây ra đang trở thành chủ đề thu hút truyền thông trên toàn cầu, nó cũng làm phát tán một loại virus corona nguy hiểm không kém qua internet.
Đó là các file mã độc, được ngụy trang dưới dạng tệp pdf, mp4, hoặc docx về virus corona. Tên của tệp thể hiện nội dung hướng dẫn cách bảo vệ mọi người khỏi virus, cập nhật về các mối nguy hại, và thậm chí là quy trình phát hiện virus - nhưng tất cả thông tin đều không đúng sự thật.
Hơn nữa, các file này còn có thể chứa hàng loạt các loại mã độc khác nhau, bao gồm từ Trojan cho đến Worm (sâu máy tính), có khả năng phá hủy, chặn, sửa đổi hoặc sao chép dữ liệu, cũng như can thiệp vào hoạt động của máy tính hoặc mạng máy tính của người dùng.
Anton Ivanov, Nhà phân tích mã độc từ Kaspersky cho biết: "Virus corona hiện đang là chủ đề đang rất được quan tâm, và do đó, đã trở thành "mồi" cho tội phạm mạng. Cho đến nay, chúng tôi đã phát hiện thấy 10 tệp mã độc có liên quan. Xu hướng hoạt động tấn công này thường diễn ra theo những chủ đề truyền thông lớn. Chúng tôi cho rằng hoạt động này có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới. Khi mọi người vẫn đang cực kỳ lo lắng cho an toàn sức khỏe của bản thân, thì ngày càng nhiều phần mềm độc hại ẩn dưới dạng tài liệu giả mạo về virus corona vẫn đang lan truyền."
Hiện tại các sản phẩm của Kaspersky đã phát hiện nhiều file có tên "coronavirus" thường liên quan đến các mã độc có tên như dưới đây:
Worm.VBS.Dinihou.r
Worm.Python.Agent.c
UDS:DangerousObject.Multi.Generic
Trojan.WinLNK.Agent.gg
Trojan.WinLNK.Agent.ew
HEUR:Trojan.WinLNK.Agent.gen
HEUR:Trojan.PDF.Badur.b
Để tránh trở thành nạn nhân của "virus corona" trên môi trường internet, người dùng nên quan tâm đến những khuyến cáo sau:
- Tránh truy cập các liên kết đáng ngờ, hứa hẹn mang nội dung độc quyền. Thay vào đó, nên tham khảo các nguồn tin chính thức, đáng tin cậy.
- Chú ý phần mở rộng của tập tin tải xuống. Cẩn thận những tài liệu và tệp video có định dạng .exe hoặc .lnk.
- Sử dụng giải pháp bảo mật đáng tin cậy như Kaspersky Security Cloud, để bảo vệ khỏi một loạt các mối đe dọa mạng.
Theo GenK
Hàng triệu hình ảnh chứa thông tin nhạy cảm của người bệnh rò rỉ trên mạng, nhưng bệnh viện trên khắp thế giới vẫn không chịu bảo mật server của mình Nhiều cơ sở chỉ cần đặt mật khẩu cho server của mình là xong, thế nhưng họ cũng không thực hiện điều đơn giản ấy. Mỗi ngày, hàng triệu hình ảnh ngành y chứa thông tin sức khỏe của cá nhân người bệnh rò rỉ ra khắp Internet. Hàng trăm bệnh viên, cơ sở y tế và trung tâm xử lý hình ảnh...