Dù khiến Mark Zuckerberg “lo ngay ngáy” nhưng giá trị công ty mẹ TikTok vẫn “thủng” 300 tỷ USD: Mảng công nghệ thực sự gặp khó?
Những tuần gần đây, ByteDance Ltd., công ty mẹ TikTok, luôn bị định giá ở mức thấp hơn 300 tỷ USD, giảm ít nhất 25% so với năm ngoái khi các nhà đầu tư bán mạnh.
Theo số liệu của Bloomberg, các nhà đầu tư mua cổ phần của ByteDance Ltd. ở mức định giá thấp nhất là 275 tỷ USD. Trong một trường hợp, người mua tiềm năng thương lượng mua lại số cổ phần của người bán khi định giá công ty là 280 tỷ USD nhưng sau đó đã “quay xe”. Một số nhà đầu tư thậm chí chỉ định giá công ty khởi nghiệp lớn nhất Trung Quốc dưới 250 tỷ USD khi đàm phán với người bán cổ phần.
Sự sụt giảm này được xem là “rất đáng kể” so với việc Tiger Global Management mua cổ phần công ty mẹ Tiktok vào năm 2021 với định giá lên tới 460 tỷ USD. Không chỉ thành công rực rỡ ở Trung Quốc, Tiktok đang là ứng dụng ăn khách trên toàn cầu, đe dọa vị thế của gã khổng lồ mạng xã hội Facebook và nhiều công ty công nghệ khác.
Sự sụt giảm với giá trị của ByteDance Ltd. cho thấy tâm lý không mấy lạc quan của nhà đầu tư với các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, vốn đang vật lộn lấy lại vị thế sau một loạt các biện pháp siết chặt quản lý của nhà chức trách Trung Quốc. Nguồn vốn đầu tư mạo hiểm ở nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới cũng giảm mạnh. Giá cổ phiếu Tencent Holdings Ltd. và Alibaba Group Holding Ltd. lần lượt giảm khoảng 24% và 13% kể từ đầu năm.
Video đang HOT
Trong khi đó, thương vụ IPO của ByteDance, vốn được kỳ vọng là một trong những phiên chào sàn đáng mong đợi nhất của giới công nghệ Trung Quốc, đang bị đình trệ. Nó khó có thể diễn ra trong thời gian tới cho đến khi thị trường toàn cầu trở nên ổn định.
ByteDance, giống như nhiều gã khổng lồ công nghệ khác, đã buộc phải cắt giảm các dự án mở rộng khi nhà chức trách Trung Quốc ban hành các quy định quản lý chặt chẽ hơn với lĩnh vực công nghệ. Hồi tháng 6, công ty này đã phải đóng cửa một bộ phận phát triển trò chơi chủ chốt và để hơn 100 nhân sự rời đi. Nó cho thấy ByteDance không còn ôm tham vọng cạnh tranh với Tencent trong mảng trò chơi trực tuyến đầy hấp dẫn ở quốc gia đông dân nhất thế giới.
Trong tháng này, Louis Yang, người đồng sáng lập Musical.ly – ứng dụng được ByteDance mua lại vào năm 2017 và hợp nhất với TikTok – đã nghỉ việc sau khi ByteDance thay đổi chiến lược hoạt động.
Thực tế, nhiều quỹ đã đẩy mạnh đầu tư vào mảng công nghệ chưa chào sàn trong vài năm qua, đặt cược rằng họ có thể hưởng lợi từ việc định giá tăng vọt trong một thị trường IPO bùng nổ. Giờ đây, khi môi trường thay đổi, các nhà đầu tư đang quay lưng với những khoản đầu tư rủi ro.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp Internet trị giá 1.000 tỷ USD của Trung Quốc có vẻ đang trở lại. Theo các nguồn thạo tin, Jack Ma đang kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sớm cấp phép cho công ty của tỷ phú này hoạt động trong lĩnh vực tài chính số. Các quy định nghiêm ngặt với lĩnh vực trò chơi trực tuyến cũng đang được nới lỏng và nhiều khả năng, Bắc Kinh sẽ cho phép Didi Global trở lại với khoản phạt bằng tiền.
Trong số các gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc, ByteDance vẫn là cái tên có tính toàn cầu nhất. Riêng Tiktok dự kiến sẽ tạo ra 12 tỷ USD doanh thu trong năm nay, nhiều hơn cả Snap và Twitter cộng lại. Douyin và các dịch vụ nội địa như Toutiao tiếp tục dẫn đầu trong mảng của mình tại Trung Quốc, giành thị phần từ Tencent và Alibaba.
Tuy nhiên, do chưa trở thành doanh nghiệp đại chúng nên ByteDance phải đối mặt với nhiều quy định phức tạp, khiến hoạt động đầu tư hạ nhiệt. Tiền của Mỹ cũng đã rời đi và chưa có dấu hiệu trở lại. JPMorgan cùng nhiều định chế tài chính khác ở phố Wall cho rằng không thể đầu tư ở Trung Quốc trong một thời gian.
Dẫu vậy, không thể phủ nhận sự nổi lên của Tiktok đã trở thành mối đe dọa lớn nhất với Facebook và Google trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến. Mark Zuckerberg cũng thể hiện rõ sự lo lắng với Tiktok khi liên tiếp nhắc tên nền tảng này trong các cuộc họp liên quan tới hoạt động của Facebook. Thậm chí, mạng xã hội lớn nhất thế giới còn cho ra đời tính năng giống hệt Tiktok để lôi kéo người dùng
Một công ty có tên là Meta đang kiện Meta vì đã tự đặt tên cho mình là Meta
Công ty nhỏ hơn cho biết họ đã cố thương lượng với công ty của Mark Zuckerberg trong 8 tháng qua, nhưng không thành công.
Khi Facebook đổi tên thành Meta vào tháng 10 năm ngoái, có một số ý kiến lo ngại cho rằng công ty mạng xã hội này đang có kế hoạch thống trị lĩnh vực metaverse non trẻ. Nhưng có một công ty đã bị ảnh hưởng bởi vấn đề đặt tên này, và giờ sự việc đang chính thức được đưa ra tòa án.
Một công ty nghệ thuật sắp đặt có tên là Meta (từ đây sẽ sử dụng tên gọi trang web của nó là Meta.is) đã thông báo hôm thứ Ba 19/7 rằng họ sẽ kiện Meta (từ đây sẽ sử dụng tên gọi Facebook) vì vi phạm nhãn hiệu. Đồng thời cáo buộc rằng việc thay đổi tên của CEO Mark Zuckerberg đã vi phạm thương hiệu đã được thành lập của công ty nhỏ hơn.
"Vào ngày 28/10/2021, Facebook đã nắm giữ nhãn hiệu và tên META của chúng tôi, thứ mà chúng tôi đã đổ máu, mồ hôi và nước mắt của mình xây dựng trong hơn 12 năm", một bài đăng trên trang web của công ty nhỏ hơn chia sẻ. "Hôm nay, sau 8 tháng cố gắng thương lượng với Facebook một cách thiện chí nhưng không có kết quả, chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đệ đơn kiện họ."
Cũng theo Meta.is, vì các vấn đề liên quan tới nhiều vụ bê bối về quyền riêng tư của Facebook, mà công ty này cho rằng cả hai không thể cùng chia sẻ tên gọi. "Chúng tôi không còn có thể cung cấp hàng hóa và dịch vụ dưới nhãn hiệu META nữa", khiếu nại cho biết, "bởi vì người tiêu dùng có thể nhầm tưởng rằng hàng hóa và dịch vụ của Meta xuất phát từ Facebook và Meta có liên quan đến Facebook."
Mặc dù công ty nhỏ hơn này đang giữ một nhãn hiệu hợp lệ cho cái tên của mình, nhưng họ vẫn có thể phải đối mặt với một cuộc chiến gay go tại tòa án, bởi nhiều loại ứng dụng với các nhãn hiệu khác nhau mà Facebook đã thực hiện kể từ khi chính thức thay đổi tên gọi. Chúng bao gồm các nhãn hiệu riêng biệt cho dịch vụ nhắn tin, mạng xã hội và tài chính. Ngoài ra còn có một số nhãn hiệu cũng tuyên bố sử dụng tên Meta cho các sản phẩm phi công nghệ, bao gồm thức uống có ga và cả một nhà sản xuất chân tay giả.
Facebook (Meta) hiện không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận
Hãng công nghệ Trung Quốc ra mắt mẫu xe tự hành với vô lăng tháo rời, giá rẻ hơn cả xe Tesla Hãng Baidu dự định triển khai mẫu xe này cho dịch vụ robotaxi của mình ở Trung Quốc. Người khổng lồ tìm kiếm Trung Quốc Baidu vừa trình làng mẫu xe tự hành mới với vô lăng có thể tháo rời. Nhưng thay vì bán cho người dùng, công ty Trung Quốc dự định dùng chiếc xe này cho dịch vụ robotaxi của...