Du khách Việt có thêm cung đường trải nghiệm tới thành phố di sản Hàn Quốc
Du lịch Hàn Quốc vừa mở một cung đường mới đến cố đô Hàn Quốc (tỉnh Gyeongsangbuk – miền trung Hàn Quốc) mang đến những trải nghiểm về văn hóa truyền thống xứ kim chi. Cố đố này được nhiều du khách ví như xứ Huế của Việt Nam.
Khác với những thành phố năng động, sầm uất như Seoul hay Busan… Gyeongju (thuộc tỉnh Gyeongsangbuk-do) được mệnh danh là thành phố di sản, với những nét đẹp cổ kính in dấu từ kiến trúc đến phong cảnh. Đây là cố đô từ triều đại Silla (từ năm 57 trước Công nguyên – 935 sau công nguyên), triều đại lẫy lừng đã có công thống nhất bán đảo Triều Tiên thành một quốc gia độc lập.
Chùa Bulguk thu hút đông khách du lịch Hàn Quốc tìm hiểu về văn hóa một vương triều nổi tiếng Hàn Quốc.
Vương triều Silla cũng khởi đầu cho một nền văn minh cổ. Thời bấy giờ, Gyeongju chính là một trong những kinh thành lớn nhất thế giới. Do đó, những vết tích và ảnh hưởng văn hóa của triều đại vẫn còn lưu mãi đến ngày nay mà Gyeongju là nơi ghi dấu sâu đậm nhất.
Gyeongju nổi tiếng với những khu lăng mộ hoàng gia, những ngôi đền linh thiêng. Như chùa Bulguk được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới thu hút hàng trăm nghìn lượt khách tới thăm. Đây là ngôi chùa hơn nghìn năm tuổi và cũng là ngôi chùa Phật giáo lớn nhất, đẹp nhất Hàn Quốc; được Hoàng hậu Silla cho xây dựng vào thời kỳ hưng thịnh của Silla để tỏ lòng thành kính với Đức Phật. Vì nhiều lý do mà ngôi chùa được khởi công từ năm 528, mãi đến năm 774 mới được hoàn thành.
Trải qua nhiều biến cố, sau khi bị thiêu rụi hoàn toàn trong cuộc chiến với Nhật Bản năm 1592 – 1598, đến năm 1805 ngôi chùa được xây dựng lại và sửa chữa hơn 40 lần. Ngôi chùa lưu giữ nhiều bảo vật của Silla. Đặc biệt, kiến trúc của ngôi chùa được thiết kế chống động đất nên có thể chịu được những cơn dữ chấn lớn.
Chùa có kiến trúc độc đáo chống được động đất.
Điểm đặc biệt khác khi đến Gyeongju mà du khách dễ nhận thấy là những ngôi mộ cổ rải rác khắp nơi. Gyeongju và các vùng lân cận hiện còn lưu giữ hơn 200 ngôi mộ của vua chúa. Các ngôi mộ được phủ cỏ và xây đắp cao, nhìn dễ nhầm tưởng là những ngọn đồi.
Nổi bậc nhất ở đây là ngôi mộ Thiên Mã, hay còn được gọi là “Chiến mã của ngôi mộ thiên đường” – mộ của một vi Vua Silla trị vì khoảng thế kỉ thứ 5, vương triều đã cho ra đời hơn 10.000 tuyệt tác hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Quốc gia Gyeongju.
Video đang HOT
Những ngôi mộ cổ nằm rải rác trong thành phố di sản này.
Một điểm tham quan không thể bỏ qua khác chính là Đài thiên văn Cheomseongdae,được Nữ hoàng Seondeok cho xây dựng vào thế kỷ thứ 7. Lúc bấy giờ thiên văn học rất được coi trọng trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội, cũng như tiên đoán vận mệnh cho cả một vương triều. Đài thiên văn Cheomseongdae này cũng là một trong 31 quốc bảo của Hàn Quốc và là đài thiên văn cổ nhất còn tồn tại của Châu Á.
Đài Thiên văn cổ nhất còn tồn tại của châu Á.
Cấu trúc đài thiên văn này là một hình trụ nhọn dần về phía trên, cân bằng tuyệt đối (điều khó giải thích nếu so sánh với thời gian xây dựng). Toàn bộ được xây bằng đá tảng, mỗi viên dày 30cm, tổng cộng 362 viên xếp thành 27 hàng đều đặn. Khối tháp này cao hơn 9m.
Làng cổ Hahoe là điểm nhấn với du khách muốn tìm hiểu văn hóa truyền thống Hàn Quốc.
Trên cung đường này, du khách có thể tham quan làng cổ Hahoe, một trong những địa danh lưu truyền giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng của Hàn Quốc. Với lối kiến trúc đặc biệt, làng cổ Hahoe mang đến cảm giác hoài cổ, trầm lắng. Tại khu làng, du khách sẽ được quan sát 437 ngôi nhà, chia thành 127 cụm sinh sống với nhau. Đặc biệt, tại làng có 12 ngôi nhà được xem là báu vật với những nét kiến trúc đặc trưng theo từng giai cấp, từng thời kỳ. Hahoe được vinh danh là di sản thế giới UNESCO vào tháng 7/2010.
Khung cảnh cổ, sạch sẽ mang đến nhiều cảm giác lãng mạn.
Bà Kim Hye Jeong, đại điện Cục Văn hóa Du lịch tỉnh Gyeongsangbuk-do cho biết: “Năm 2019, có gần 17.000 khách Việt Nam đến với Gyeongsangbuk-do và dự kiến sẽ tăng trong thời gian tới. Năm 2020 sẽ là “Năm tham quan Daegu và Gyongbuk” và sẽ có những chương trình khuyến mại khi bay thẳng đến Deagu. Cùng với tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử thì trải nghiệm tới các nông trại về táo, nho, dâu tây… cũng được giới thiệu tới du khách Việt Nam”.
Bài, ảnh: XC
Theo Báo Tin tức
Bên trong cung điện nơi hạ sinh vua Bảo Đại ở Huế
Cung điện được vua Khải Định cho xây năm 1917 là sự kết hợp độc đáo của ba phong cách kiến trúc Huế, Trung Quốc và Pháp.
Cung An Định nằm bên bờ sông An Cựu (TP Huế), được vua Khải Định cho xây dựng vào năm 1917. Đây là nơi vua Khải Định và bà phủ thiếp Hoàng Thị Cúc (1890-1980) sinh ra người con trai duy nhất là Nguyễn Phúc Vĩnh Thuỵ (tức vua Bảo Đại sau này). Ban đầu cung có khoảng 10 công trình, đến nay chỉ còn lại 3 công trình khá nguyên vẹn là Cổng chính, đình Trung Lập và lầu Khải Tường.
Cổng chính theo lối tam quan, gồm hai tầng, xây bằng vôi gạch và trang trí cầu kỳ bằng nghệ thuật đắp nổi sành sứ, thuỷ tinh màu. Cả hai mặt trong và ngoài của cổng đều có các hình ảnh rồng, phượng, lân, hoa lá... cùng một số văn tự và câu đối bằng chữ Hán.
Đình Trung Lập là công trình nằm giữa cổng vào và lầu Khải Tường. Ngôi đình có kết cấu nhỏ với mặt bằng hình bát giác và hai lớp mái làm theo dạng cổ lầu.
Lớp mái dưới của đình Trung Lập có 8 cạnh, lớp trên còn 4, đắp nổi 12 con rồng nhìn ra 4 phương 8 hướng. Chính giữa của đình đặt pho tượng của vua Khải Định, đúc bằng đồng với tỷ lệ như người thật.
Lầu Khải Tường được xây dựng từ năm 1917-1918 tại vị trí phủ An Định cũ. Đây là công trình kiến trúc quan trọng nhất của cung An Định với 3 tầng và 22 phòng, thiết kế chịu ảnh hưởng nhiều của văn hoá phương Tây.
Sau khi lên ngôi và sống trong hoàng cung từ năm 1916, vua Khải Định nghĩ đến việc cải tạo phủ An Định, mở rộng khuôn viên và xây dựng thêm một số công trình kiến trúc tại đây. Mục đích là tạo ra một cơ ngơi to lớn hơn để kỷ niệm nơi tiềm để (nơi ở của vua trước khi lên ngôi) và ban tặng cho hoàng tử Vĩnh Thụy làm của riêng sau này.
Vào thời điểm xây dựng lầu Khải Tường, nền văn hóa của Tây phương nói chung, nền mỹ thuật Pháp nói riêng đã ảnh hưởng đến Việt một cách mạnh mẽ. Điều này thể hiện rõ từ vật liệu xây dựng, phong cách kiến trúc đến nghệ thuật trang trí nội ngoại thất của tòa nhà.
Trong căn phòng chính giữa ngay lối vào, vua Khải Định cho vẽ 6 bức tranh tường mô tả những khu lăng tẩm của các vị vua nhà Nguyễn. Bức tượng đặt trong gian chính hiện nay là hoàng thái tử Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy trong lễ sắc phong và rước Đông cung thái tử từ Hoàng thành về cung An Định vào tháng 4/1922.
Căn phòng chính nhìn từ chiếu nghỉ trên cầu thang tầng một. Các trụ đỡ, tay vịn cầu thang và hoạ tiết trang trí đều mang đậm phong cách phương Tây.
Phía trên là phần nền móng còn lại của nhà hát Cửu Tư Đài. Toàn bộ công trình này đã bị phá huỷ trong chiến tranh. Trong thời gian tồn tại, nhà hát có hai tầng, diện tích 1.150 m2 và có thể chứa hơn 500 khán giả cùng lúc. Theo các tài liệu cổ, ngoại thất của Cửu Tư Đài gần giống Nhà hát Lớn ở Hà Nội.
Một hoạ tiết trang trí trên tường trong cung An Định. Quần thể kiến trúc này đánh dấu thời kỳ mỹ thuật Việt Nam bắt đầu chịu ảnh hưởng của phong cách phương Tây, thể hiện qua mọi công trình đều mang phong cách kết hợp giữa đề tài trang trí truyền thống của Việt Nam với các đề tài trang trí châu Âu, tạo nên bức tranh kiến trúc độc đáo.
Theo VNE
Vẻ đẹp dấu tích Tràng An hơn 1000 năm lịch sử Ninh Bình được biết tới là một quần thể danh thắng có giá trị cảnh quan, địa chất, lịch sử, văn hóa đặc biệt tại vùng châu thổ sông Hồng. Nơi đây từng là một phần của cố đô Hoa Lư - kinh đô của nước Đại Cồ Việt. Khi mà năm 968, Đinh Bộ Lĩnh sau khi dẹp loạn 12 sứ quân,...