Du khách ùn ùn đổ về, biển Sầm Sơn ken đặc người
Nắng nóng trên diện rộng cộng với nghỉ lễ 30-4 và 1-5 dài ngày nên lượng du khách đổ về Sầm Sơn vẫn rất đông, có thời điểm bãi biển đông kín người.
Bước sang ngày nghỉ lễ thứ 4 dịp 30-4 và 1-5, thời tiết nắng nóng vẫn kéo dài, nền nhiệt cao, oi bức nên hàng chục ngàn du khách vẫn đổ về bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) rất đông. Trong các ngày nghỉ lễ, có thời điểm bãi biển Sầm Sơn “ken đặc” người chen nhau tắm biển.
Bãi biển Sầm Sơn đen đặc du khách tắm biển trong chiều 29-4
Hình ảnh này không còn lạ lẫm với du khách khi về với Sầm Sơn nghỉ ngơi, tắm biển trong những năm gần đây.
Ngoài việc đưa nhiều các sản phẩm du lịch mới vào khai thác, cơ sở hạ tầng được đầu tư, thì bãi biển Sầm Sơn còn khá gần Hà Nội và các tỉnh miền núi phía Bắc, quãng đường di chuyển gần, tiện lợi, nên Sầm Sơn được nhiều du khách chọn là điểm nghỉ ngơi, thư giản trong những ngày nghỉ lễ.
Hình ảnh Sầm Sơn đông kín người tắm biển trong những ngày qua
Bãi biển Sầm Sơn dài khoảng 9 km luôn chận kín khách du lịch tắm biển trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5
Lượng khách du lịch thường đổ về Sầm Sơn rất đông vào buổi chiều. Ngoài du khách lưu trú, nghỉ lại thì còn rất đông du khách là người trong tỉnh
Cảnh hàng ngàn người ken đặc bãi biển
Khu vực bãi A, B là những điểm khách du lịch tập trung đông nhất. Trong ảnh là cảnh hàng ngàn du khách tắm biển trong chiều 29-4
Khách du lịch đổ về Sầm Sơn rất đông nên có thời điểm bãi biển này trong tình trạng “thất thủ”
Cũng có một số khu vực và các khung giờ khác nhau, lượng khách tắm biển không đông đúc
Khách du lịch vui đùa với sóng biển xua đi cái nóng bức của mùa hè
Các em nhỏ thích thú khi cùng người lớn đi tắm biển
Nhiều bạn trẻ tìm về biển thư giản, nghỉ ngơi
Kỳ nghỉ lễ còn 1 ngày nữa mới kết thúc, lượng du khách đổ về Sầm Sơn vẫn còn rất đông
Xác tàu gỗ lộ thiên bên bờ biển Hội An có phải là tàu cổ?
Nhiều ngày qua, sau đợt triều cường, sóng lớn ngư dân tại phường Cẩm An (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) không khỏi hiếu kỳ khi phát hiện ven bờ biển Tân Thành xuất hiện một xác tàu gỗ lộ thiên.
Tàu dài khoảng 15m, rộng khoảng 3m, phần khung gỗ đen nổi lên mặt cát trông giống kiểu tàu cổ hàng trăm năm tuổi...
Ngày 27/12, ông Đinh Dũng, Chủ tịch UBND phường Cẩm An, TP Hội An xác nhận, từ khoảng 9h ngày 26/12, ngư dân địa phương đã phát hiện một xác tàu gỗ lộ thiên, nghi tàu cổ tại bờ biển Tân Thành, cách UBND phường Cẩm An khoảng 400 mét.
Theo nhận định ban đầu, tàu dài khoảng 15m, rộng khoảng 3m. Phần khung gỗ ôm quanh thân nổi lên mặt cát tạo hình bao quanh thân tàu, nhìn rất giống chiếc tàu cổ khiến người dân không khỏi tò mò.
Chủ tịch UBND phường Cẩm An cho rằng xác tàu gỗ này trên 100 năm. "Trước đây, chỗ xác tàu là phần đất của người dân. Lâu ngày do bão lụt, sóng biển đánh vào, đất cát bị trôi ra biển nên xác tàu mới hiện ra. Sau khi phát hiện xác tàu, chính quyền địa phương chỉ đạo lực lượng Công an, dân quân... bảo vệ để chờ các chuyên gia đến kiểm tra, đánh giá", ông Dũng cho biết thêm.
Xác tàu gỗ lộ thiên được ngư dân phát hiện tại bờ biển Tân Thành (TP Hội An) sau đợt triều cường, mưa lớn hai ngày vừa qua.
Ngư dân Nguyễn Mỹ (58 tuổi, trú tổ 1 khối Thạnh Mỹ, phường Cẩm An, TP Hội An) cho biết, gia đình anh 3 đời sinh sống bằng nghề chài lưới dọc biển Tân Thành, nhưng chưa bao giờ nghe kể có xác tàu cổ bị chìm, đắm tại khu vực. Vị trí xác tàu vừa lộ thiên trước đây là đất vườn của người dân. Tuy nhiên, tình trạng sạt lở, xâm thực nhiều năm tại đây đã ăn sâu vào đất liền nên người dân phải di dời đến chỗ khác. Bão lụt, sóng biển đánh vào, đất cát bị trôi ra biển nên xác tàu mới trồi lên...
Cùng ngày, ông Phạm Phú Ngọc, Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn Di sản văn hóa Hội An cho hay, ngay sau khi nắm thông tin, đơn vị đã cử cán bộ xuống hiện trường xác tàu gỗ mới lộ thiên này để tìm hiểu. Nhận định ban đầu, xác tàu gỗ vừa trồi lên ở khu vực bờ biển của Cẩm An có thể là ghe bầu bị chìm từ xưa.
Lực lượng Công an, dân quân bảo vệ điểm phát hiện xác tàu nghi tàu cổ để chờ các chuyên gia đến kiểm tra, đánh giá.
Ngư dân địa phương cho rằng, xác tàu này có thể là ghe bầu của dân buôn, loại phương tiện di chuyển thuyền buồm được làm từ gỗ mun đen quý hiếm và có sức chịu bền cao. Ghe bầu là phương tiện thời xưa được ngư dân ở Hội An dùng để chở gạo, cá, các nhu yếu phẩm khác đi bán khắp nơi. Loại ghe này có tuổi đời cũng hơn 100 năm.
"Hiện, lãnh đạo TP Hội An giao Trung tâm Quản lý bảo tồn Di sản văn hóa Hội An nghiên cứu, khảo sát cụ thể để có phương án trục vớt thân tàu này lên. Nếu cần thiết thì mời thêm Viện khảo cổ tham gia nghiên cứu", ông Phạm Phú Ngọc chia sẻ thêm thông tin.
Bão Jelawat đang di chuyển nhanh vào Biển Đông Trong 24 giờ tới, bão Jelawat ở vào khoảng 8,6 độ Vĩ Bắc; 121,3 độ Kinh Đông, di chuyển theo hướng tây tây bắc với vận tốc 25 km/giờ Vị trí và hướng di chuyển của bão Jelawat. Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 1 giờ...