Du khách ‘tròn mắt’ xem dân Thụy Sĩ bơi từ văn phòng về nhà sau giờ làm việc
Đa phần mọi người trên thế giới thường đi làm bằng phương tiện cá nhân hay công cộng. Nhưng ‘cách thức’ đi làm của người dân sống ở thành phố Basel, Thụy Sĩ thực sự khiến nhiều du khách vô cùng ngạc nhiên.
Basel là thành phố đông dân thứ ba của Thụy Sĩ. Ở đây, người dân thường trở về nhà sau giờ làm việc bằng cách bơi trên sông Rhine. Về cơ bản, họ sẽ cho đồ đạc vào túi chống nước rồi nhảy xuống sông và thả lỏng cơ thể trôi lững lờ trên sông như một cách thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng.
“Bạn có thể không tin điều này nhưng ở Thụy Sĩ, nhiều người thực sự đi làm về bằng đường sông. Họ tận dụng dòng nước như một phương tiện để về nhà. Bằng cách này, người dân sẽ tranh thủ tập thể dục, phơi nắng cũng như tận hưởng một cuộc sống đầy tươi đẹp” Nick, một người dùng mạng xã hội chia sẻ trong một video đang được lan truyền rộng rãi.
Người dân Basel chọn cách bơi qua sông Rhine về nhà. Ảnh: Guardian
Basel được gọi là ‘đóa hoa’ bên dòng sông Rhine thơ mộng, đây là con sông dài thứ hai châu Âu bắt nguồn từ dãy núi Alps. Sông Rhine chia thành phố làm hai phần, một bên là khu vực phố cổ – trung tâm thương mại lâu đời và bên còn lại tập trung các kiến trúc hiện đại, nhà hàng, quán bar, khu triển lãm, nhờ đó cũng thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Hầu như mọi người ai cũng có một chiếc túi khô gọi là ‘wicklefisch’. Ảnh: Guardian
“Bơi lội trên sông Rhine cũng là một hoạt động yêu thích của tôi khi tới Basel. Hầu như mọi người ai cũng có một chiếc túi khô gọi là ‘wicklefisch’. Nó có hình dạng như một con cá để chứa đồ đạc. Sau giờ làm, hầu như mọi người đều nhảy xuống sông bơi lội. Thật là vui”, blogger du lịch Alexa nói trong một đoạn clip chia sẻ về chuyến đi gần đây đến Basel.
Nhiều trạm nghỉ, cabin thay đồ, nhà vệ sinh công cộng được bố trí dọc hai bờ sông. Ảnh: Guardian
Chính quyền địa phương cũng bố trí ở gần sông những cabin nhỏ đặc biệt để làm phòng thay đồ đồng thời cũng có cả một số phòng tắm và nhà vệ sinh công cộng dọc theo tuyến đường.
Video đang HOT
“Về cơ bản đây là cách được nhiều người dân địa phương lựa chọn để di chuyển từ điểm A đến điểm B”, Alexa cho biết.
Nhiều người dùng mạng xã hội tỏ ra vô cùng ngạc nhiên trước ‘phương thức di chuyển’ của người dân Basel.
Nhiều du khách tỏ ra vô cùng bất ngờ trước cảnh tượng này. Ảnh: Guardian
“Không thể tin nổi! Bạn đi làm với bạn bè và những người sống trong cùng một khu phố rồi tất cả những gì cần làm là bơi về nhà cùng nhau. Thú vị làm sao”, một người dùng bình luận.
“Nghe như một câu chuyện cổ tích”, một người khác nói thêm.
Tuy cảnh tượng trông khá yên bình nhưng thực chất Rhine là một dòng sông lớn. Ảnh: Guardian
Tuy cảnh tượng có thể trông khá yên bình và “thư giãn”, nhưng nhiều blogger du lịch cũng lưu ý rằng Rhine là một con sông lớn, nước chảy mạnh nên du khách cần hết sức cẩn thận trước khi hòa mình và tham gia trải nghiệm này.
Desiree, một blogger du lịch người Na Uy viết trên blog của mình: “Nếu có thể đảm bảo năng lực bơi lội của bản thân, thì bơi trên sông Rhine chắc chắn là một trong những điều thú vị nhất mà tôi từng làm ở một thành phố châu Âu”.
Cáp treo lên núi cho du khách ngồi trên nóc
Để lên đỉnh núi Stanserhorn (Thụy Sĩ) ở độ cao 1.898 m, du khách có thể đi cáp treo CabriO. Điều đặc biệt là bạn sẽ có cơ hội đứng trên nóc khoang, thay vì chỉ ngồi bên trong.
Cáp treo lên núi cho du khách ngồi trên nóc ở Thụy Sĩ
Stanserhorn là một ngọn núi nằm ở vùng Nidwalden, gần ranh giới Obwalden, Thuỵ Sĩ. Với đỉnh núi ở độ cao 1.898 m so với mực nước biển, nơi đây cho du khách chiêm ngưỡng khung cảnh ngoạn mục. Ảnh: Pixabay.
Để lên đỉnh núi, du khách có thể sử dụng CabriO, hệ thống cáp treo đầu tiên của thế giới có tầng không nóc. Đây là công nghệ cáp treo mới nhất, đem đến trải nghiệm khác biệt cho người dùng. Ảnh: Switzelandtours.
Khoang dưới với cửa kính rộng đủ chỗ cho 60 người. Tại đây, một cầu thang dẫn du khách lên khoang mở phía trên, nơi có sức chứa khoảng 30 người. Ảnh: Newlyswissed.
Nhờ đó, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh và tận hưởng không khí trong lành. Tuy nhiên, tất cả được khuyến cáo nên cẩn trọng khi cáp treo di chuyển, những người sợ độ cao không nên đứng ở đây. Ảnh: Projectexpedition.
Quá trình lắp đặt loại cáp treo mới này không hề đơn giản. Đây là một thách thức lớn với các kỹ sư, kiến trúc sư và công ty xây dựng. Họ phải tính toán để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách. Ảnh: Dailymail.
Dự án này được hoàn thiện và đi vào hoạt động từ năm 2010, với tổng giá trị đầu tư là 28,1 triệu franc Thụy Sĩ (tương đương 29,5 triệu USD). Cáp treo này thành công đến mức trở thành một điểm đến hút khách của cả vùng và xuất hiện trên tem của Bưu điện Thụy Sĩ. Ảnh: Dailymail.
Trạm cáp treo phía dưới có tên Kalti, nằm ở độ cao 711 m so với mực nước biển. Để đi từ thị trấn Stans gần đó đến Kalti, du khách sẽ được di chuyển bằng đường tàu leo núi. Khi khai trương vào năm 1893, tuyến đường này phá kỷ lục đường sắt leo núi dài nhất thế giới. Ảnh: Traveli.
Trạm trên đỉnh núi từng là một khách sạn nhưng đã bị hủy hoại bởi hỏa hoạn khi sét đánh trúng nơi này vào tháng 10/1970. Giờ đây, du khách có thể thư giãn trong nhà hàng với tầm nhìn tuyệt đẹp. Ảnh: Projectexpedition.
Cuộc sống nhung lụa ở đất nước giàu có nhất hành tinh Với diện tích khiêm tốn chỉ 160km2 nhưng quốc gia nhỏ bé Liechtenstein luôn tự hào với nền kinh tế giàu có, đa dạng và cảnh quan đẹp ấn tượng. Nằm hoàn toàn trong dãy núi Alpes, xen giữa Thụy Sĩ và Áo, với diện tích 160 km2 và dân số hơn 35.000 người, Liechtenstein là một trong những quốc gia nhỏ nhất...