Du khách tấp nập đến đảo Lý Sơn sau nỗi lo dịch Covid-19
Sau thời gian dài trống vắng, du khách tấp nập trở lại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) tham quan, tắm biển sau nỗi lo ngại dịch bệnh viêm phổi cấp.
Sáng 21/2, các cảng tàu đón khách tại Quảng Ngãi đón lượng khách đông đảo trở lại. Theo khảo sát của phóng viên, tại cảng Sa Kỳ, nhiều du khách xếp hàng lên tàu cao tốc, chuẩn bị chuyến tham quan huyện đảo Lý Sơn.
Trước nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid-19, các chiến sĩ Trạm kiểm soát biên phòng cửa khẩu cảng Sa Kỳ túc trực đo thân nhiệt cho các hành khách nhằm kịp thời phát hiện trường hợp nghi ngờ nhiễm virus corona.
Tàu cao tốc đưa du khách vượt biển từ cảng Sa Kỳ ra tham quan huyện đảo Lý Sơn. Trung úy Trần Ngọc Long, Trạm trưởng Trạm kiểm soát biên phòng cửa khẩu cảng Sa Kỳ, cho biết những hành khách có nghi ngờ bệnh sẽ được đưa vào phòng cách ly và được nhân viên y tế kiểm tra, báo cáo lên tuyến trên để có biện pháp xử lý kịp thời đúng theo quy định.
Đôi bạn trẻ bịt kín khẩu trang, siết chặt tay nhau đi tàu cao tốc ra đảo Lý Sơn du lịch.
Bến cảng Lý Sơn tấp nập du khách đến địa phương tận hưởng những ngày nghỉ cuối tuần. “Đối với người nước ngoài khi ra vào đảo Lý Sơn, Trạm thực hiện theo đúng chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ngãi. Đối với người nước ngoài tại các vùng có dịch và đã đi qua vùng dịch, Trạm không giải quyết cho ra, vào huyện đảo Lý Sơn”, Trung úy Long nói.
Khu vực trung tâm hành chính huyện đảo Lý Sơn. Ông Lê Văn Ninh, Phó chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn, cho biết khác với những tuần trước, liên tục ba ngày qua, du khách đến tham quan huyện đảo đông đúc trở lại. “Mỗi ngày có 600-800 du khách đến tham quan huyện đảo Lý Sơn, bắt đầu khởi sắc so với những tuần trước”, ông Ninh nói.
Video đang HOT
Ông Trần Đình Định, Giám đốc điều hành khách sạn Đảo Ngọc (huyện đảo Lý Sơn), chia sẻ trước tình hình khó khăn chung do virus corona, doanh nghiệp sắp xếp lại nhân sự hợp lý, áp dụng chính sách ưu đãi giảm giá phòng hay miễn phí tour đánh bắt cá, lặn biển ngắm san hô, tiệc nướng thủy sản… để hấp dẫn du khách.
Du khách đến tham quan chụp ảnh lưu niệm ở cổng đá tò vò.
Các bạn trẻ mặc áo đỏ, sao vàng check in ở cột cờ Tổ quốc trên đỉnh Thới Lới.
Chị Đặng Thị Hiền, thuyết minh viên Bảo tàng Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, giới thiệu với du khách về “đội hùng bình Hoàng Sa”, minh chứng sống về chủ quyền biển đảo ở huyện đảo Lý Sơn.
Du khách chụp ảnh bên bể bơi sát bên bờ biển đảo Lý Sơn.
Sau nhiều ngày lo ngại virus corona, chị Châu Thanh Hà (TP HCM) cùng bạn thân quyết định đến du lịch huyện đảo Lý Sơn. “Tôi cùng bạn bè đến đảo Lý Sơn thỏa thích tắm biển dưới tiết trời nắng ấm, khung cảnh hoang sơ, trong lành. Nếu mỗi chúng ta đi du lịch có giải pháp gìn giữ sức khỏe cho bản thân và có trách nhiệm với cộng đồng, tôi tin dịch bệnh rồi sẽ bị đẩy lùi trong thời gian sớm nhất”, nữ du khách chia sẻ.
Du khách Nguyễn Ny (Hội An, Quảng Nam) cùng bạn bè tắm bể bơi ở một khách sạn ở đảo Lý Sơn. “Tạm quên đi nỗi lo virus corona, lần đầu tiên tôi cùng cô bạn thân đến trải nghiệm tour du lịch biển đảo Lý Sơn thật tuyệt vời. Thiên nhiên nơi đây kỳ thú đã mang đến cho chúng tôi chuyến tham quan đặc biệt ấn tượng và thú vị. Tôi hy vọng ngành du lịch nơi đây sẽ sớm sôi động, thu hút du khách trở lại”, Ny bộc bạch.
Theo news.zing.vn
Kiệt tác giữa rừng
Dưới góc nhìn của hàng chục ngàn du khách, qua từng khung hình "check-in" của nhiều người, cầu tre vạn bước xuyên rừng đã trở nên độc đáo và lung linh chẳng khác chú rồng thiêng xứ núi.
Xen giữa và xuyên rừng, nhìn từ trên cao, công trình cầu tre tựa như "Trúc bạch Long" khổng lồ trườn mình uốn lượn xé thảm bèo nhung xanh mượt len lỏi qua những tán tràm cổ thụ xanh rì hút mắt. Hình ảnh sống động đẹp như bức tranh ấy tạo thêm nét chấm phá vô cùng kỳ diệu chỉ có ở khu rừng tràm đẹp nhất Việt Nam.
Trong hành trình du xuân về vùng Bảy Núi, rừng tràm Trà Sư đã đón gần 40.000 lượt du khách đổ về cùng thản bước trên cây cầu tre dài nhất Việt Nam.
Anh Andréy cùng đoàn du khách đến từ Anh Quốc đã thốt lên: "Khu rừng là một nơi rất yên bình, thật đẹp, khi tôi nhìn thấy được sự bảo tồn thiên nhiên cây cối được trồng mới. Các loài chim, cuộc sống hoang dã và tất cả mọi thứ khác cùng cuộc sống cộng đồng địa phương ở khu rừng này thật sự rất tốt. Ấn tượng nhất là cây cầu tre thân thiện và rất Việt Nam".
"Lần đầu đi trên cây cầu tre trong rừng dài nhất Việt Nam rất thích, len qua tán tràm đẹp. Vừa ngắm cảnh rừng, vừa đi thể dục, thật tiện" - một du khách đến từ TP Châu Đốc thích thú chia sẻ.
Trong hành trình du xuân của rất nhiều người về vùng Bảy Núi, rừng Tràm Trà Sư đã đón gần 40.000 lượt du khách cùng thản bước Marathon trên cây cầu tre dài nhất Việt Nam. Họ đến để thưởng lãm không gian xuân thật trong lành, mát mẻ và thi vị.
Như một phép màu
Vào một ngày đẹp trời dưới cái nắng gió phương Nam, rồng tre đã hiện nguyên hình đẹp ngỡ ngàng trên cánh rừng tràm đặc dụng. Có chiều dài gần 4.000 mét (ở giai đoạn I), cây cầu tre dài nhất Việt Nam đang chứng minh độ "HOT" khi được báo giới săn lùng và du khách khắp nơi háo hức trải nghiệm trên nhịp cầu thân thiện.
Nhìn từ trên cao, cây cầu tre vạn bước tựa như con rồng khổng lồ trườn mình uốn lượn quanh rừng tràm Trà Sư.
Đã từ rất lâu, cây tre gắn liền hình ảnh dân tộc ta trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, tre đi vào thi ca văn học nghệ thuật, tre thường trực trong đời sống sinh hoạt của mọi gia đình. Và tre cũng đã được một số doanh nghiệp dùng trang trí làm du lịch nhưng cũng không phổ biến. Và cho đến khi có một nhà đầu tư sử dụng các loại tre làm vật liệu chính để xây dựng cây cầu "thế kỷ" thì mới làm nên chuyện. Vô hình chung, cây tre - biểu tượng của Việt Nam lại một lần nữa trở thành niềm tự hào trong trái tim của mọi người:
"Cầu tre vạn bước xuyên rừng
Trà Sư xanh mãi nhịp cầu tre ơi"
Ngoài trải nghiệm cầu tre, du khách còn có thể lướt tắc ráng len lỏi vào rừng tràm để ngắm chim, cò...
Kiệt tác giữa rừng
Hành trình xuôi về An Giang thăm rừng tràm Trà Sư, nơi có hệ sinh thái điển hình nhất cho vùng ngập nước phía Tây sông Hậu sẽ tạo dấu ấn trong lòng du khách với những trải nghiệm thú vị như: Lướt tắc ráng băng rừng, tham gia hái sen, hái ấu, chài cá và thưởng thức các đặc sản bốn mùa. Đặc biệt, du khách sẽ được cận cảnh mục sở thị từng đàn chim bay về tổ ấm, tiếng côn trùng réo rắt, từng cánh hoa dần khép mi khi ngả bóng nắng chiều... trên sân ngắm chim trời độc nhất vô nhị.
Trà Sư là một bức tranh thiên nhiên với đầy đủ màu sắc, hoa lá, nhiều loại chim, côn trùng, loài bò sát như đang bừng tỉnh để cùng nhau chào đón ngày mới.
Tiếp nối sự thành công cây cầu tre vạn bước, tới đây, Sao Mai sẽ cho xây dựng thêm cầu gỗ dài nhất Việt Nam, hứa hẹn sẽ cho du khách những điểm check-in tuyệt vời nhất tại Trà Sư.
Nơi đây không có khói bụi của đô thành, không tiếng ồn ào của xe cộ, chỉ có những ngôi nhà gỗ, cầu tre. Chụp ảnh ngược sáng, màu xanh chuyển thành trắng bạc như băng tuyết Siberia độc đáo. Vừa ngồi xuồng, vừa chạm tay vào những đám bèo ngay sát mặt nước, mở toang lồng ngực, hít thở không khí trong lành, mắt no nê cùng đất trời hào phóng. Tận hưởng cảm giác sảng khoái ấy sẽ giúp cho mọi người lấy lại phong độ, "Refresh" lá phổi để nạp năng lượng tích cực từ hàng triệu chùm hoa tràm thoang thoảng hương .
Sắp tới, công trình cây cầu gỗ đẹp nhất Việt Nam sẽ được xây dựng để đón đầu nhiều dịp lễ trong năm. Trà Sư đang vươn đến mục tiêu lập nhiều cú đúp kỷ lục quốc gia sau khi sở hữu danh hiệu "Rừng tràm đẹp nhất Việt Nam, cây cầu tre trong rừng dài nhất Việt Nam".
Trà Sư một điểm đến lý tưởng cho mọi người để tận hưởng cảm xúc thật thiên nhiên. Từ chuỗi lâu đài bồ câu trắng tinh, đàn lễ tân bồ câu xinh xắn, công viên hoa ngập sắc màu, bè hoa dập dềnh trên sóng nước Trà Sư đến tiết trời trong lành thanh khiết... sẽ là những kiệt tác thú vị của khu "Vườn Tràm điạ đàng" ở miền Tây.
Bài, ảnh: NGUYỄN NHUNG
Theo baocantho.com.vn
Cùng Facebooker Phạm Văn Sơn khám phá cảnh đẹp Ninh Bình Cách Thủ đô Hà Nội náo nhiệt không xa, nhưng Ninh Bình lại mang đến cho chúng ta một cảm giác bình yên và nhẹ nhàng. Ở đây không chỉ nổi tiếng về ẩm thực mà cảnh đẹp lại mang một nét nên thơ, hữu tình mà hiếm nơi nào có được. Gần đây, Ninh Bình đang là địa điểm du lịch hot...