Du khách suýt mất gần 23 triệu tiền do dùng máy sấy tóc ở khách sạn
Một nữ du khách đến từ Perth, Australia đã bị khách sạn tính phí 940 USD (22,8 triệu đồng) sau khi cô sử dụng máy sấy tóc và làm kích hoạt chuông báo cháy.
Theo trang tin địa phương Perth Now, nữ du khách có tên là Kelly, đã quyết định đặt phòng tại Novotel Perth Langley để xem một buổi hòa nhạc tại Kings Park.
Trước đó, trong quá trình chuẩn bị cô đã tắm trong phòng khách sạn, tạo kiểu tóc và ngay sau đó được lính cứu hỏa đến ‘hỏi thăm’ ở ngay cửa phòng khách sạn trước cả khi cô kịp mặc quần áo chỉn chu.
Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, phía cứu hỏa cho biết chính chiếc máy sấy của Kelly đã làm kích hoạt báo cháy giả của khách sạn.
Nữ du khách đã kích hoạt hệ thống báo cháy của khách sạn do nhiệt độ của máy sấy quá cao khi sử dụng. Ảnh: DFES – ‘Tự mua’
Mọi việc những tưởng đã được dàn xếp ổn thỏa thì ba ngày sau đó, Kelly bất ngờ nhận được khoản phí 940 USD (22,8 triệu đồng) được khách sạn gửi đến.
Video đang HOT
Sau khi liên lạc với phía khách sạn thì nữ du khách được giải đáp đó là phí gọi cứu hỏa. Tuy nhiên, Sở Cứu hỏa và Dịch vụ Khẩn cấp Australia (DFES) cho biết mức phí Kelly bị thu cao hơn chi phí quy định của cơ quan này.
Nữ du khách đã gọi cho khách sạn để yêu cầu họ hủy bỏ khoản phí, nhưng ban đầu họ từ chối.
“Họ không gửi email phản hồi nên tôi phải gọi điện đến khách sạn thì lễ tân cho biết đó là điều khoản khách sạn. Nhưng tôi đưa ra thắc mắc rằng nếu khách đang ăn buffet mà chuông báo cháy kêu do khách lỡ nướng cháy bánh mì thì có bị tính phí cứu hỏa không”, cô than thở.
Sau đó, Kelly tiết lọ rằng khách sạn đã ngừng nhận cuộc gọi của cô và không cho cô nói chuyện với người quản lý. Cuối cùng, sau khi nhận được email của cô, người quản lý đã hoàn lại khoản phí vô lý trên.
Phí gọi báo động sai là gì?
- Khoản phí được DFES của WA tính sau khi một cơ sở có cảnh báo cháy sai lần thứ tư trong một năm. Ba cảnh báo sai đầu tiên không bị tính phí.
- Phí thuế được đưa ra vào năm 2015 sau khi cảnh báo sai khiến bộ này thiệt hại hơn 8 triệu USD để ứng phó với hàng nghìn trường hợp khẩn cấp giả.
- Khách sạn, bệnh viện, viện dưỡng lão và những kẻ phạm tội gây ra nhiều báo động giả nhất.
- Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến báo cháy giả bao gồm việc bảo trì tòa nhà kém, đặt sai vị trí, đầu báo cháy không đầy đủ hoặc bẩn cũng như khói và hơi nước khi nấu nướng.
Du khách Trung Quốc chi hơn 1.000 USD cho phòng khách sạn để ngắm... heo
Nhiều du khách tại Trung Quốc sẵn sàng chi tới 8.888 nhân dân tệ (1.230 USD) cho một phòng khách sạn nơi họ có thể nhìn ngắm thỏa thích cuộc sống của loài heo hiếm và giá trị nhất nước này.
Du khách có thể chi 1.230 USD/đêm để ở tại phòng khách sạn nơi có thể ngắm nhìn đàn "heo gấu trúc". Ảnh: SCMP
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) ngày 29/6 cho biết khách sạn đặc biệt này nằm trong công viên giải trí chuyên về "heo gấu trúc" tại tỉnh Chiết Giang.
Công trình này thuộc công viên giải trí và có hình dạng như một lâu đài với phòng tầng 1 gồm cửa kính cố định để du khách có thể quan sát đàn "heo gấu trúc" sinh sống ở tầng hầm mà không bị ảnh hưởng bởi mùi.
Một video về phòng khách sạn đặc biệt này đã nhận tới 6 triệu lượt xem trên mạng xã hội Douyin kể khi được đăng ngày 25/6 bởi hãng tin địa phương Tianmu News.
Công viên giải trí này mở cửa đón khách từ năm 2021 để quảng bá giống "heo gấu trúc" có đầu và đuôi màu đen trong khi phần thân lại màu trắng rất đặc trưng.
Giống heo này nổi tiếng tại Trung Quốc trong 1.200 năm qua. Thịt của chúng khá chắc, da và xương dày. Thịt "heo gấu trúc" thường được sử dụng làm món ăn truyền thống thịt hun khói Kim Hoa.
Vào năm 2016, tờ Qianjiang Evening News đưa tin số "heo gấu trúc" chiếm 3-4% tổng số heo tại thành phố Kim Hoa, tỉnh Chiết Giang.
Trong khi số lượng loài heo này khá khiêm tốn thì người nông dân địa phương lại ưu ái giống heo từ nước ngoài có thể đạt kích cỡ gấp hai lần "heo gấu trúc" trong một nửa thời gian.
Để quảng bá và bảo tồn loài heo hiếm này, chính quyền địa phương đã hình thành công viên giải trí chỉ tập trung vào chúng. Trong công viên này còn có một bảo tàng về "heo gấu trúc", quán cà phê và phòng họp.
Vào năm 2016, chính quyền thành phố Kim Hoa đã chi 5 triệu nhân dân tệ để nghiên cứu phát triển và tiêu dùng giống "heo gấu trúc" này.
Tuyệt chiêu mới của Indonesia trong cuộc đua thu hút khách du lịch Indonesia đã bước vào cuộc đua thu hút giới khách du lịch giàu có từ khắp nơi trên thế giới đến lưu trú dài hạn, nhằm thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á . Đảo Bali, Indonesia. Ảnh: Shutterstock Hãng tin Bloomberg đưa tin theo qui định mới ban hành vào hôm 25/10, hòn đảo du lịch...